Tăng cơ hội việc làm cho người khuyết tật
Gia tăng tỷ lệ người khuyết tật thất nghiệp
Trong 2 năm gần đây, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, vấn đề giải quyết việc làm phù hợp với người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn.Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện cả nước có hơn 6,2 triệu người khuyết tật nhưng chỉ có 31,7% trong số này nằm trong lực lượng lao động. Tỷ lệ có việc làm đối với người khuyết tật từ 15 tuổi trở lên là 36%, trong khi tỷ lệ này ở người không khuyết tật là 60%. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, người khuyết tật là đối tượng yếu thế chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi mất việc làm.
Đánh giá nhanh về tác động của Covid-19 đối với người khuyết tật của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) cho thấy, người khuyết tật nằm trong số những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch bệnh; 72% người trả lời có thu nhập hằng tháng dưới 1 triệu đồng, 30% người trả lời cho biết đang thất nghiệp vì đại dịch, 49% cho biết bị giảm thời gian làm việc; trong số những người vẫn đang có việc làm, 59% cho biết thu nhập bị giảm.
Hướng dẫn người lao động là người khuyết tật học nghề may tại Cơ sở dạy nghề - việc làm 3-12. |
Chia sẻ về nguyên nhân khiến tỷ lệ người khuyết tật thất nghiệp gia tăng, bà Đào Thu Hương - cán bộ về quyền của người khuyết tật, UNDP Việt Nam cho biết, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường lao động ngày càng đặt ra những yêu cầu cao về năng lực cũng như chất lượng của người lao động. Trong đó, các doanh nghiệp hướng đến phát triển và vận hành sản xuất theo phương thức chuyển đổi số.
Người bình thường khi tham gia vào thị trường lao động cũng đã là một thách thức không hề nhỏ, với lao động là người khuyết tật càng khó khăn hơn. Nhất là hiện nay, đa phần lao động người khuyết tật là lao động thủ công, không có trình độ thì việc bị loại trừ ra khỏi thị trường lao động là điều dễ nhận thấy.
Với 2 triệu người khuyết tật thất nghiệp tương đương với việc Việt Nam mất đi 3% GDP tiềm năng mỗi năm. Việc loại trừ người khuyết tật ra khỏi hoạt động phát triển kinh tế chung thông qua việc làm, tương đương Việt Nam “hao hụt” từ 1-7% tổng sản phẩm trong nước.
Tăng cơ hội việc làm cho người khuyết tật
Tại Hà Nội, theo thông tin từ Hội Người khuyết tật Thành phố Hà Nội hiện có hơn 100.000 người khuyết tật, khoảng 30% trong số đó đang ở độ tuổi thanh niên có nhu cầu việc làm để ổn định cuộc sống. Về thực trạng công tác hỗ trợ hướng nghiệp, đào tạo nghề, việc làm cho người khuyết tật ở Hà Nội, ông Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội người khuyết tật thành phố Hà Nội cho biết, trong 2 năm qua, đại dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến vấn đề giải quyết việc làm cho người khuyết tật.
"Do vậy, trong thời gian qua Hội người khuyết tật Thành phố đã khuyến khích người khuyết tật tham gia vào thị trường lao động chung, đồng thời Hội phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội truyền tải những nội dung thông tin tuyển dụng dành cho lao động là người khuyết tật theo nhiều kênh khác nhau như gửi công văn đến các hội quận, huyện, qua email… để họ nắm được những cơ hội tìm kiếm việc làm và tham gia trực tiếp vào các phiên giao dịch lồng ghép người khuyết tật", ông Nguyễn Hồng Hà cho biết.
Để người khuyết tật có cơ hội được đào tạo nghề và có việc làm ổn định, nhất là trong bối cảnh Covid-19, nhiều chuyên gia cho rằng, các chủ sử dụng lao động cần thay đổi nhận thức về khả năng làm việc của người khuyết tật. Các huyện, thành phố có chính sách tạo điều kiện để họ tìm được việc làm tại chỗ; hỗ trợ sinh kế; tư vấn giới thiệu việc làm, tạo việc làm, bao tiêu sản phẩm do người khuyết tật tạo ra, qua đó tạo điều kiện cho họ có môi trường làm việc tốt hơn và thu nhập cao hơn. |
Cũng trong bối cảnh Covid-19, để tăng cơ hội tìm kiếm việc làm cho người khuyết tật, Hội đã tích cực tổ chức dạy nghề cho hội viên thông qua sự phối hợp với trung tâm dạy nghề và các doanh nghiệp; Hội Người khuyết tật cấp quận, huyện và các tổ chức thành viên chủ động phối hợp với các doanh nghiệp địa phương, trung tâm dạy nghề đào tạo nghề và giới thiệu việc làm tại chỗ cho hàng trăm người khuyết tật.
Hội cũng đã làm việc với một số doanh nghiệp để tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm cơ hội hợp tác trong việc tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Đặc biệt, tháng 9/2021, Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội đã triển khai kênh Youtube về dịch vụ việc làm cho người khuyết tật - đây là một trong những hoạt động trong khuôn khổ dự án “Hợp tác công tư trong việc đào tạo và giáo dục nghề nghiệp cho thanh niên khuyết tật tại Hà Nội, Việt Nam” do Hội Phục hồi chức năng quốc tế Rehabilitation International - RI tài trợ.
Thông qua kênh chính thống, những người khuyết tật có cơ hội được tiếp cận với các nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm phù hợp với bản thân, được tập huấn trang bị kỹ năng phỏng vấn, giao tiếp, xin việc...Ngoài ra, Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội còn có trang website, fanpage, bản tin và các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc (Hợp tác xã Vụn Art, Cơ sở dạy nghề - việc làm 3-12, Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng...) có nhu cầu tuyển dụng lao động là cơ hội rất tốt để người khuyết tật tìm kiếm việc làm.
Bên cạnh đó, hằng năm, Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội còn phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm và Hỗ trợ Thanh thiếu niên Hà Nội (trực thuộc Thành đoàn Hà Nội), Trung tâm Dịch vụ việc làm - Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hà Nội tổ chức các Ngày hội việc làm hòa nhập, phiên giao dịch việc làm lồng ghép để các doanh nghiệp tuyển dụng lao động là người khuyết tật vào làm việc ở các ngành nghề may, mộc, công nghệ thông tin, telesales, bán hàng, chăm sóc khách hàng, xoa bóp bấm huyệt với mức lương trung bình 3 - 7 triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Hồng Hà, những hoạt động, chính sách hỗ trợ thiết thực của Hội Người khuyết tật Hà Nội cũng như các tổ chức, trung tâm đã góp phần thúc đẩy các công ty, doanh nghiệp tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Hội Người khuyết tật Hà Nội đã và đang trở thành địa chỉ tin cậy để các công ty, doanh nghiệp mời hợp tác tư vấn về tuyển dụng người khuyết tật vào làm việc như Công ty Cổ phần Intel Life, Công ty Cổ phần Lotus, Công ty Cổ phần Việt Chuẩn, Apec Group, Viện Nghiên cứu ứng dụng tâm lý trị liệu và phát triển nguồn nhân lực... qua đó giúp người khuyết tật tạo dựng cuộc sống tự lập và hòa nhập bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng
Việc làm 23/01/2025 17:03
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Việc làm 23/01/2025 16:12
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh
Việc làm 18/01/2025 20:42
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%
Việc làm 15/01/2025 15:44
Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2
Việc làm 10/01/2025 18:39
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước
Việc làm 10/01/2025 11:26
Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ
Việc làm 05/01/2025 15:50
Môi giới bất động sản không được đơn phương hành nghề
Việc làm 05/01/2025 15:50
Đồng bộ giải pháp phát triển thị trường lao động
Việc làm 31/12/2024 08:15
TP.HCM: Hơn 41% lao động tìm kiếm mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng
Việc làm 29/12/2024 16:24