--> -->

Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu bị kết án 30 năm tù

Ngày 11/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiến hành tuyên án bị cáo Nguyễn Văn Hậu (cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn), Hoàng Thị Thúy Lan (cựu Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc) cùng 39 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
Lời hối hận muộn màng của các bị cáo trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn Khắc phục thêm 768 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm án Hôm nay tuyên án Nguyễn Văn Hậu và 40 bị cáo trong vụ án Phúc Sơn

Căn cứ tình tiết vụ án, lời khai và chứng cứ vụ án, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Hậu 14 năm tù về tội “Đưa hối lộ”; 9 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; 7 năm tù về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”. Tổng hợp hình phạt ông Hậu bị tòa sơ thẩm tuyên 30 năm tù.

Về tội “Nhận hối lộ” nhóm các cựu quan chức tỉnh Vĩnh Phúc gồm: bị cáo Hoàng Thị Thúy Lan (cựu Bí thư Tỉnh ủy ) bị tuyên 14 năm tù; bị cáo Lê Duy Thành (cựu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh) lĩnh án 12 năm tù; Phạm Hoàng Anh (cựu Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy) lĩnh 8 năm tù; Nguyễn Văn Khước (cựu Phó Chủ tịch tỉnh) 7 năm tù; Hoàng Văn Nhiệm (cựu Phó Giám đốc Sở Tài chính) 4 năm tù; Chu Quốc Hải (cựu Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường) 4 năm tù.

Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu bị kết án 30 năm tù
Hội đồng xét xử vụ Tập đoàn Phúc Sơn.

Nhóm cựu quan chức tỉnh Quảng Ngãi cũ gồm: Bị cáo Cao Khoa (cựu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bị tuyên phạt 7 năm tù; Lê Viết Chữ (cựu Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (cựu Bí thư Tỉnh ủy) bị tuyên phạt 7 năm tù; Đặng Văn Minh (cựu Giám đốc Sở Giao thông vận tải, cựu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi) bị tuyên phạt 4 năm 6 tháng tù.

Về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, Phạm Văn Vọng (cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc) bị tòa tuyên phạt 3 năm tù; Phùng Quang Hùng (cựu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc) 3 năm tù; Hà Hòa Bình (cựu Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc) 3 năm tù; Ngô Đức Vượng (cựu Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ) 30 tháng tù treo; Nguyễn Doãn Khánh (cựu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, cựu Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ) 30 tháng tù treo...

Về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, bị cáo Phạm Ngọc Cương (cựu Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn bị tuyên án 6 năm tù; Đỗ Hữu Vinh (cựu Tổng giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn 5 tù; Phan Văn Vị (cựu Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Tập đoàn Phúc Sơn) 4 năm 6 tháng tù; Đỗ Ngọc Hóa (cựu Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn APEC) 3 năm tù treo; Bùi Minh Hồng (cựu Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) 4 năm tù; Hoàng Quốc Trị (cựu Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) 3 năm 6 tháng tù...

Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu bị kết án 30 năm tù
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu bị tuyên mức án 30 năm tù.

Hội đồng xét xử đánh giá đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho Nhà nước. Hành vi của các bị cáo làm ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư, kinh doanh, gây bất bình, bức xúc trong dư luận.

Theo bản án, bị cáo Hậu đã thao túng, làm tha hóa, biến chất, sa ngã nhiều thế hệ lãnh đạo, cán bộ của nhiều địa phương nên cần nghiêm trị, dù đã rất tích cực khắc phục hậu quả. Hành vi đưa hối lộ của Hậu làm băng hoại đạo đức, ảnh hưởng xấu tới cách hành xử của các bị cáo là cán bộ; đe dọa sự tồn vong của chế độ.

Quá trình nghị án, Hội đồng xét xử đã cân nhắc giữa công và tội với một số bị cáo là cấp dưới phải làm theo chỉ đạo, phạm tội với vai trò thứ yếu không có động cơ vụ lợi, không được hưởng lợi hoặc hưởng lợi rất ít... để đưa ra mức án dưới mức thấp nhất của khung hình phạt và khung hình phạt liền kề, trừ tội Đưa hối lộ với Hậu.

Hội đồng xét xử cũng đánh giá cao việc các bị cáo có nhận thức tích cực, đặc biệt là Hậu, các bị cáo thuộc Tập đoàn Phúc Sơn và bị cáo Đặng Trung Hoành. Sự hợp tác của nhóm này đã giúp làm sáng tỏ vụ án.

Với các khoản tiền nhận hối lộ hoặc hưởng lợi trái phép, tòa xác nhận các bị cáo đã nộp lại đủ 132 tỷ đồng để sung công quỹ.

Với thiệt hại từ sai phạm đấu thầu và kế toán được kết luận hơn 1.164 tỷ đồng, Hội đồng xét xử xét thấy về nguyên tắc các bị cáo cùng thực hiện hành vi phạm tội và gây ra hậu quả thiệt hại phải liên đới bồi thường khắc phục. Song Hậu thực tế là người được trực tiếp hưởng lợi và sử dụng toàn bộ tiền trên, vì vậy, Hội đồng xét xử buộc bị cáo này nộp toàn bộ.

Chưa kể 501 cây vàng đã bị thu giữ, đến nay Hậu đã khắc phục tổng cộng 1.174 tỷ đồng, thừa so với nghĩa vụ phải thực hiện. Vì thế, các tài sản thu giữ, kê biên, phong tỏa, cấm giao dịch chuyển nhượng của Hậu gồm vàng, bất động sản, giấy tờ bất động sản, giấy tờ có giá và các tài sản khác được Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên gỡ bỏ, trả chủ sở hữu.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khi vùng trũng giá trở thành vùng sáng đầu tư

Khi vùng trũng giá trở thành vùng sáng đầu tư

Những dấu hiệu để một vùng đất có thể trở thành vùng sáng đầu tư là hạ tầng giao thông kết nối, khả năng thu hút đầu tư, tiềm năng tăng giá cùng các lợi thế về môi trường, cảnh quan… ROX Living Aquamarine đang nổi lên như một lựa chọn sáng giá khu vực Bắc Trung Bộ.
Nghệ An thành lập 23 công đoàn xã, phường sau tinh gọn

Nghệ An thành lập 23 công đoàn xã, phường sau tinh gọn

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Nghệ An đã xây dựng Đề án thành lập Công đoàn xã, phường trên địa bàn tỉnh.
Cấp lại giấy phép lái xe ô tô quá hạn theo quy định mới và những điều cần biết

Cấp lại giấy phép lái xe ô tô quá hạn theo quy định mới và những điều cần biết

Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội tiếp tục sát hạch cấp lại giấy phép lái xe (GPLX) ô tô cho các trường hợp quá hạn sử dụng. Theo quy định mới từ Thông tư số 12/2025/TT-BCA, người có GPLX quá hạn sẽ phải dự sát hạch lại lý thuyết hoặc cả lý thuyết và thực hành tùy theo thời gian quá hạn.
Infographic: Những vi phạm môi trường phổ biến tại Hà Nội, thực trạng và giải pháp

Infographic: Những vi phạm môi trường phổ biến tại Hà Nội, thực trạng và giải pháp

Tình trạng ô nhiễm môi trường tại Hà Nội đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe cộng đồng. Infographic này sẽ điểm danh 6 hành vi vi phạm môi trường phổ biến nhất, từ xử lý rác thải, ô nhiễm nguồn nước đến tiếng ồn và quản lý chất thải nguy hại, nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy trách nhiệm bảo vệ môi trường của mỗi cá nhân, tổ chức.
Infographic: 14 lỗi vi phạm giao thông phổ biến ở Hà Nội

Infographic: 14 lỗi vi phạm giao thông phổ biến ở Hà Nội

Dưới đây là tổng hợp 14 vi phạm giao thông thường gặp nhất tại Hà Nội, từ những lỗi nhỏ như vượt đèn vàng đến các hành vi nguy hiểm như uống rượu, bia khi lái xe hay lạng lách, đánh võng,... Người dân cần nắm rõ các quy định này để tham gia giao thông an toàn và tránh bị xử phạt.
Chuyển đổi số góp phần xây dựng hệ thống y tế và an sinh xã hội hiện đại, minh bạch

Chuyển đổi số góp phần xây dựng hệ thống y tế và an sinh xã hội hiện đại, minh bạch

Với sự phối hợp chặt chẽ giữa Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam và các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Công an, từ đầu năm đến nay, hàng loạt giải pháp công nghệ đã được triển khai hiệu quả; từ việc tích hợp thông tin sổ BHXH lên ứng dụng VNeID, cho phép đăng nhập VssID bằng tài khoản VNeID, đến việc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, triển khai sổ sức khỏe điện tử… qua đó góp phần xây dựng một hệ thống y tế và an sinh xã hội hiện đại, minh bạch và thân thiện hơn với người dân.
Phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám kiện toàn tổ chức Đảng, chuẩn bị Đại hội nhiệm kỳ 2025-2030

Phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám kiện toàn tổ chức Đảng, chuẩn bị Đại hội nhiệm kỳ 2025-2030

Ngày 11/7, Ban Chấp hành Đảng bộ phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức Hội nghị lần thứ hai, nhiệm kỳ 2025-2030 nhằm thảo luận và thống nhất một số nội dung quan trọng. Đồng chí Đỗ Trọng Nam, Bí thư Đảng ủy phường, chủ trì Hội nghị.

Tin khác

Điều tra bổ sung vụ cựu Phó Giám đốc Ngân hàng Eximbank lừa đảo chiếm đoạt 2.700 tỷ đồng

Điều tra bổ sung vụ cựu Phó Giám đốc Ngân hàng Eximbank lừa đảo chiếm đoạt 2.700 tỷ đồng

Sau 2 ngày xét xử, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định trả hồ sơ vụ án Phó Giám đốc Ngân hàng Eximbank chi nhánh Ba Đình lừa đảo 2.700 tỷ đồng để làm rõ một số vấn đề liên quan.
Kiến nghị đầu tư cơ sở vật chất, xem xét chế độ cho cán bộ Tòa án

Kiến nghị đầu tư cơ sở vật chất, xem xét chế độ cho cán bộ Tòa án

Trong 6 tháng năm 2025, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội thụ lý 27.283 vụ việc, giải quyết 16.990 vụ việc, đạt tỷ lệ 62,27%. So với cùng kỳ năm 2024, số thụ lý tăng 3.456 vụ; giải quyết tăng 2.295 vụ. Đặc biệt Tòa thụ lý vụ án vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân (cũ); các vụ án liên quan đến trung tâm đăng kiểm; vụ án liên quan đến “Nhận hối lộ"...
Khắc phục thêm 768 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm án

Khắc phục thêm 768 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm án

Ngày 4/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu (cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) và 40 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và các tỉnh, thành phố.
Tuyên án bà trùm ma túy

Tuyên án bà trùm ma túy

Chiều 2/7, Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án đối với bị cáo Nguyễn Thị Kim Hương (Hương "Mẩu") và các bị cáo liên quan khác.
Lời hối hận muộn màng của các bị cáo trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn

Lời hối hận muộn màng của các bị cáo trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn

Cuối giờ chiều ngày 28/6, phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu cùng hàng chục bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và một số địa phương khác đã khép lại phần tranh luận, 40 bị cáo lần lượt được nói lời sau cùng trước khi phiên tòa bước vào phần nghị án.
Luật sư đề nghị miễn trách nhiệm hình sự về tội "Đưa hối lộ" cho Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn

Luật sư đề nghị miễn trách nhiệm hình sự về tội "Đưa hối lộ" cho Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn

Chiều 27/6, phiên xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu (Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) và 40 bị cáo liên quan trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và một số tỉnh thành tiếp tục diễn ra với phần tranh luận.
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu bị đề nghị mức án 30 năm tù

Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu bị đề nghị mức án 30 năm tù

Sáng 27/6, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã công bố bản luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và một số tỉnh, thành.
Cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn: Ám ảnh với cái nghèo, thường xuyên làm thiện nguyện

Cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn: Ám ảnh với cái nghèo, thường xuyên làm thiện nguyện

Trả lời trước tòa, bị cáo Nguyễn Văn Hậu (cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) đã bật khóc và cho biết, bản thân lớn lên trong nghèo khó, hiểu rõ về cái nghèo, vì vậy, từ khi làm kinh doanh có điều kiện tài chính, bị cáo đã cùng với chính quyến địa phương xoá nghèo bền vững ở quê hương, xây dựng hàng chục nghìn căn nhà tình nghĩa cho người nghèo...
Bị cáo Trịnh Văn Quyết được giảm án 14 năm tù

Bị cáo Trịnh Văn Quyết được giảm án 14 năm tù

Hội đồng xét xử ghi nhận bị cáo Trịnh Văn Quyết khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án và nộp thừa tiền khắc phục hậu quả, có nhiều tình tiết giảm nhẹ vì vậy tòa phúc thẩm tuyên phạt bị cáo 7 năm tù cho tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và phạt 4 tỷ đồng do “Thao túng thị trường chứng khoán”.
Cựu Phó Chánh Văn phòng Huyện ủy Mang Thít lý giải việc được Hậu "Pháo" chuyển hơn 69 tỷ đồng

Cựu Phó Chánh Văn phòng Huyện ủy Mang Thít lý giải việc được Hậu "Pháo" chuyển hơn 69 tỷ đồng

Ngày 26/6, phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu (Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) cùng loạt lãnh đạo tỉnh và 40 bị cáo liên quan tiếp tục phần thẩm vấn.
Xem thêm
Phiên bản di động