--> -->

Kiến nghị đầu tư cơ sở vật chất, xem xét chế độ cho cán bộ Tòa án

Trong 6 tháng năm 2025, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội thụ lý 27.283 vụ việc, giải quyết 16.990 vụ việc, đạt tỷ lệ 62,27%. So với cùng kỳ năm 2024, số thụ lý tăng 3.456 vụ; giải quyết tăng 2.295 vụ. Đặc biệt Tòa thụ lý vụ án vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân (cũ); các vụ án liên quan đến trung tâm đăng kiểm; vụ án liên quan đến “Nhận hối lộ"...
Ông Nguyễn Đức Hạnh được bổ nhiệm làm Giám đốc Học viện Tòa án Danh sách 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh và số lượng Tòa án khu vực

Sáng 8/7, tại kỳ họp 25 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố Nguyễn Xuân Kỳ đã báo cáo kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2025 của Tòa án nhân dân hai cấp Thành phố.

Toàn án thụ lý hơn 27.000 vụ việc

Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Nguyễn Xuân Kỳ cho biết, 6 tháng đầu năm 2025, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội đã quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nên các mặt công tác có nhiều chuyển biến tích cực.

Tòa án hai cấp Thành phố đã chủ động phối hợp với công an, viện kiểm sát các cấp tổ chức xét xử các vụ án hình sự bảo đảm nguyên tắc “đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”, không kết án oan người không phạm tội và không bỏ lọt tội phạm.

Các vụ án hình sự lớn, phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm, đặc biệt là các vụ án Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo Thành ủy về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo đã được tòa án phối hợp tốt với các cơ quan tố tụng tại Trung ương và Thành phố khẩn trương đưa ra xét xử kịp thời, đáp ứng yêu cầu chính trị, thể hiện tính nghiêm minh nhưng cũng rất nhân văn, được dư luận đồng tình ủng hộ, đánh giá cao.

Kiến nghị đầu tư cơ sở vật chất, xem xét chế độ cho cán bộ Tòa án
Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố Nguyễn Xuân Kỳ báo cáo tại kỳ họp.

Trong 6 tháng năm 2025, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội thụ lý 27.283 vụ việc, giải quyết 16.990 vụ việc, đạt tỷ lệ 62,27%. So với cũng kỳ năm 2024, số thụ lý tăng 3.456 vụ; giải quyết tăng 2.295 vụ.

Về án hình sự, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội thụ lý 5.294 vụ/1.240 bị cáo, giải quyết 4.251 vụ/8.610 bị cáo, đạt tỷ lệ 80,3%; đã giải quyết kịp thời, nghiêm minh, đúng quy định pháp luật 100% các vụ án do Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo Thành ủy về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi chỉ đạo.

Đặc biệt, Tòa án nhân dân Thành phố đã thụ lý vụ án vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân (cũ); các vụ án liên quan đến trung tâm đăng kiểm; vụ án liên quan đến “Nhận hối lộ", "Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi", "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng", "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn (dự kiến tuyên án ngày 11/7/2025)...

Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội cũng tiếp tục triển khai mô hình hành chính tư pháp “một cửa” và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tòa án.

Tòa án nhân dân hai cấp Thành phố đã tổ chức 337 phiên tòa rút kinh nghiệm, trong đó rút kinh nghiệm trực tuyến là 22 vụ; đã công bố 6.249 bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; đã tổ chức xét xử 330 vụ án theo hình thức trực tuyến.

Toà án nhân dân Thành phố cũng đã giải quyết 100% đơn thư khiếu nại, tố cáo; xử lý kỷ luật 2 công chức vi phạm. Các vụ việc bị hủy, sửa do lỗi chủ quan tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước, thể hiện sự chuyển biến tích cực trong kỷ luật công vụ và chất lượng xét xử.

Đáng chú ý, công tác tổ chức cán bộ, chuẩn bị nhân sự cho các Tòa án nhân dân khu vực theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp tổ chức bộ máy cũng được triển khai chủ động, đúng tiến độ, không gây xáo trộn hoạt động chuyên môn. Việc phân công Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử bảo đảm khoa học, đúng quy chế; các phiên tòa không bị hoãn do vắng Hội thẩm…

Xem xét bố trí trụ sở dôi dư làm nơi xét xử

Bên cạnh những kết quả đạt được, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội cho biết, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Tỷ lệ giải quyết một số loại án còn thấp; án quá hạn đã giảm nhưng vẫn còn án bị hủy, sửa có lỗi của thẩm phán...

Kiến nghị đầu tư cơ sở vật chất, xem xét chế độ cho cán bộ Tòa án
Quang cảnh kỳ họp.

Nguyên nhân do số lượng các vụ việc Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội tăng nhanh; tính chất, nội dung các tranh chấp, cũng như hành vi vi phạm ngày càng phức tạp, đòi hỏi thẩm phán phải đầu tư nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu, giải quyết.

Nhiều vụ án bị quá hạn do các cơ quan tổ chức chậm cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ... Việc tham gia tố tụng của các cơ quan, tổ chức trong các vụ án hành chính còn hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và tỷ lệ giải quyết án.

Trình độ, năng lực của đội ngũ thẩm phán chưa đồng đều. Một bộ phận thẩm phán còn tâm lý ngại khó sợ án bị hủy sửa nên thiếu chủ động trong nghiên cứu, xét xử.

Ngoài ra, công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của người đứng đầu chưa sát sao, thiếu quyết liệt, chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm.

Về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025, Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố Nguyễn Xuân Kỳ cho biết, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội sẽ tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng; phẩm chất đạo đức; ý thức tổ chức kỷ luật; tinh thần trách nhiệm; bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp; quán triệt phương châm hành động “Đoàn kết, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính, đổi mới, vượt khó và hiệu quả” đến toàn thể cán bộ, công chức.

Tòa án nhân dân hai cấp Thành phố cũng sẽ xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án hình sự, đặc biệt là các vụ án do Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo Thành ủy về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân hai cấp Thành phố tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kỷ luật, kỷ cương công vụ; thực hiện nghiêm quy định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu đối với các vi phạm của công chức, viên chức, người lao động trong phạm vi quản lý và thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong nội bộ ngành.

Để hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố đề xuất, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội thời gian tới quan tâm bố trí quỹ đất và hỗ trợ nguồn lực đầu tư xây dựng trụ sở cho các Tòa án nhân dân khu vực theo đúng định hướng cải cách tư pháp, bảo đảm điều kiện hoạt động ổn định, lâu dài.

Trước mắt, Thành phố hỗ trợ kinh phí sửa chữa, cải tạo các trụ sở Tòa án nhân dân cấp huyện hiện có để sử dụng làm trụ sở Tòa án nhân dân khu vực; đồng thời xem xét bố trí tạm thời các trụ sở dôi dư, trụ sở chưa khai thác sử dụng trên địa bàn làm nơi làm việc và xét xử, tạo điều kiện để các Tòa án nhân dân khu vực sớm triển khai nhiệm vụ theo đúng lộ trình.

Bên cạnh đó, Thành phố quan tâm đầu tư trang thiết bị làm việc hiện đại, phục vụ yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng Tòa án điện tử; hỗ trợ triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động xét xử và quản lý.

Đồng thời, xem xét bố trí kinh phí phát sinh phục vụ việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo chủ trương thành lập Tòa án nhân dân khu vực; hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác xét xử các vụ án nói chung, những vụ án lớn, phức tạp nói riêng...

Hỗ trợ kinh phí chi thường xuyên; chi tăng thêm cho cán bộ, công chức, người lao động làm việc tại hai cấp Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp về công tác giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tuyên truyền thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng GDNN trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2025 - 2030, định hướng đến năm 2035”.
Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 tập trung vào các mục tiêu chính như: Đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước.
Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi

Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi

Ngày Dân số thế giới 11/7 năm nay có chủ đề “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”. Thông điệp này nhằm nhấn mạnh đến quyền cơ bản của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ và thanh niên được tiếp cận thông tin, dịch vụ y tế để chủ động, tự do và có trách nhiệm trong quyết định về sinh sản.
EVNHANOI cảnh báo thủ đoạn mạo danh ngành điện lợi dụng sắp xếp tổ chức để lừa đảo

EVNHANOI cảnh báo thủ đoạn mạo danh ngành điện lợi dụng sắp xếp tổ chức để lừa đảo

Hiện nay, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã thực hiện tổ chức lại mô hình các Công ty Điện lực, từ 30 đơn vị cấp quận/huyện, thành 12 Công ty Điện lực khu vực, phù hợp với địa giới hành chính mới của Thủ đô. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội cho những tổ chức lừa đảo, lợi dụng thông tin sáp nhập để giả danh nhân viên ngành điện, thực hiện hành vi lừa đảo tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Hàng tỷ đồng "bốc hơi" vì chiêu trò lừa đảo sàn vàng quốc tế siêu lợi nhuận

Hàng tỷ đồng "bốc hơi" vì chiêu trò lừa đảo sàn vàng quốc tế siêu lợi nhuận

Hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng của nhiều người dân Hà Nội đã "bốc hơi" chỉ sau vài cú nhấp chuột vì tin những lời mời gọi "rót vốn" siêu lợi nhuận vào các sàn giao dịch vàng quốc tế ảo. Công an thành phố Hà Nội tiếp tục cảnh báo về chiêu thức lừa đảo tinh vi này, khi các đối tượng lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết để chiếm đoạt tài sản.
Giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng quy định pháp luật

Giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng quy định pháp luật

Thời gian qua tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục được giữ ổn định. Viện Kiểm sát nhân dân hai cấp Thành phố phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp và chính quyền địa phương giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.
Thuê chuyên gia làm lãnh đạo trong một số nhiệm vụ cải cách thể chế, hoạch định chính sách công

Thuê chuyên gia làm lãnh đạo trong một số nhiệm vụ cải cách thể chế, hoạch định chính sách công

Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ của công chức được áp dụng trong việc thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý mang tính chất chiến lược, đột xuất, cấp bách, không thường xuyên.

Tin khác

Khắc phục thêm 768 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm án

Khắc phục thêm 768 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm án

Ngày 4/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu (cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) và 40 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và các tỉnh, thành phố.
Tuyên án bà trùm ma túy

Tuyên án bà trùm ma túy

Chiều 2/7, Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án đối với bị cáo Nguyễn Thị Kim Hương (Hương "Mẩu") và các bị cáo liên quan khác.
Lời hối hận muộn màng của các bị cáo trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn

Lời hối hận muộn màng của các bị cáo trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn

Cuối giờ chiều ngày 28/6, phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu cùng hàng chục bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và một số địa phương khác đã khép lại phần tranh luận, 40 bị cáo lần lượt được nói lời sau cùng trước khi phiên tòa bước vào phần nghị án.
Luật sư đề nghị miễn trách nhiệm hình sự về tội "Đưa hối lộ" cho Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn

Luật sư đề nghị miễn trách nhiệm hình sự về tội "Đưa hối lộ" cho Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn

Chiều 27/6, phiên xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu (Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) và 40 bị cáo liên quan trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và một số tỉnh thành tiếp tục diễn ra với phần tranh luận.
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu bị đề nghị mức án 30 năm tù

Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu bị đề nghị mức án 30 năm tù

Sáng 27/6, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã công bố bản luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và một số tỉnh, thành.
Cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn: Ám ảnh với cái nghèo, thường xuyên làm thiện nguyện

Cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn: Ám ảnh với cái nghèo, thường xuyên làm thiện nguyện

Trả lời trước tòa, bị cáo Nguyễn Văn Hậu (cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) đã bật khóc và cho biết, bản thân lớn lên trong nghèo khó, hiểu rõ về cái nghèo, vì vậy, từ khi làm kinh doanh có điều kiện tài chính, bị cáo đã cùng với chính quyến địa phương xoá nghèo bền vững ở quê hương, xây dựng hàng chục nghìn căn nhà tình nghĩa cho người nghèo...
Bị cáo Trịnh Văn Quyết được giảm án 14 năm tù

Bị cáo Trịnh Văn Quyết được giảm án 14 năm tù

Hội đồng xét xử ghi nhận bị cáo Trịnh Văn Quyết khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án và nộp thừa tiền khắc phục hậu quả, có nhiều tình tiết giảm nhẹ vì vậy tòa phúc thẩm tuyên phạt bị cáo 7 năm tù cho tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và phạt 4 tỷ đồng do “Thao túng thị trường chứng khoán”.
Cựu Phó Chánh Văn phòng Huyện ủy Mang Thít lý giải việc được Hậu "Pháo" chuyển hơn 69 tỷ đồng

Cựu Phó Chánh Văn phòng Huyện ủy Mang Thít lý giải việc được Hậu "Pháo" chuyển hơn 69 tỷ đồng

Ngày 26/6, phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu (Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) cùng loạt lãnh đạo tỉnh và 40 bị cáo liên quan tiếp tục phần thẩm vấn.
Cựu Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan khai nhận tiền để làm từ thiện

Cựu Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan khai nhận tiền để làm từ thiện

Sáng 25/6, phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn tiếp tục với phần thẩm vấn. Trả lời Hội đồng xét xử, bà Hoàng Thị Thúy Lan - Cựu Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc thừa nhận, đã nhận tiền của Hậu "Pháo" để làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo.
Lời khai của Hậu "pháo" về những lần hối lộ các quan chức

Lời khai của Hậu "pháo" về những lần hối lộ các quan chức

Ngày 24/6, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Văn Hậu (Hậu "Pháo"), Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn cùng 40 bị cáo khác. Tại phiên toà bị cáo Hậu đã khai nhận về những lần đưa hối lộ của mình.
Xem thêm
Phiên bản di động