--> -->

Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 tập trung vào các mục tiêu chính như: Đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước.
Đặc sắc chương trình văn nghệ chào mừng thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hà Nội lần thứ IV Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024 Hà Nội chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số

Cải thiện đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình) tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, giảm nghèo bền vững và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền.

Theo báo cáo tổng kết Chương trình giai đoạn 1, kết quả quả triển khai Chương trình trong thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Các dự án, tiểu dự án và nội dung chính sách của Chương trình đã góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giảm nghèo trên địa bàn. Đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có bước phát triển rõ rệt.

Sinh kế của người dân ngày càng đa dạng, thu nhập được nâng lên và đời sống không ngừng cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân gần 4%/năm, cao hơn so với tỷ lệ giảm nghèo chung của cả nước, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng.

Các nội dung đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế địa phương đã phát huy vai trò quan trong trọng việc hỗ trợ người dân sản xuất theo định của thị trường. Nhiều hạng mục công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh trên địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được đầu tư xây dựng, đóng góp đáng kể vào việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục... đặc biệt là trên địa bàn các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn.

Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Ảnh minh họa.

Các chính sách hỗ trợ và phát triển sinh kế giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống và phát triển kinh tế. Trình độ dân trí, chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng được nâng cao, góp phần phục vụ công cuộc giảm nghèo cho vùng. ​Công tác hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm góp phần giải quyết việc làm ổn định cho một lực lượng lao động rất lớn trên địa bàn. Đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được tiếp cận thuận lợi và đầy đủ hơn các chính sách hỗ trợ của Nhà nước; các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời.

Những thành tựu này thể hiện sự nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính trị và đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững và thịnh vượng chung của đất nước.

Đáng chú ý, mặc dù Chương trình mới được đưa vào tổ chức tại thực tiễn địa phương từ nửa cuối năm 2022, tuy nhiên bằng sự nỗ lực và tính chủ động của nhiều địa phương trong tổ chức triển khai thực hiện và lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh, mà tính đến hết năm 2024, đã có 6 trong số 9 nhóm mục tiêu cụ thể được Quốc hội giao tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 đã cơ bản hoàn thành và vượt mục tiêu đề ra, trong đó tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân gần 4%/năm (đạt so với mức trên 3% mục tiêu kế hoạch giao; cao hơn so với tỷ lệ giảm nghèo chung của cả nước). Một số chỉ tiêu đã hoàn thành như: Tỷ lệ thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi học tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đến trường; tỷ lệ phụ nữ mang thai được thăm khám định kỳ và sinh con tại cơ sở y tế hoặc có sự hỗ trợ của nhân viên y tế, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi...

Tiếp tục nâng thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số

Từ những kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2026 - 2030, Chương trình đã đặt ra một số chỉ tiêu cụ thể. Theo đó, mục tiêu tổng quát là giữ vững với mục tiêu của chương trình trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập so với bình quân chung của cả nước; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của nhân dân; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số.

Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.

Một số chỉ tiêu cụ thể của giai đoạn II từ năm 2026 đến năm 2030 mà chương trình đặt ra là: Phấn đấu đưa thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số bằng 1/2 bình quân chung của cả nước; giảm hộ nghèo xuống dưới 10%, cơ bản không còn các xã, thôn đặc biệt khó khăn; 70% số xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt chuẩn nông thôn mới.

Cùng đó Chương trình cũng đặt mục tiêu thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hằng năm thu hút 3% lao động sang làm các ngành, nghề: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ; có 40% lao động người dân tộc thiểu số biết làm các ngành, nghề: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ; phấn đấu có 80% số hộ nông dân người dân tộc thiểu số làm kinh tế nông - lâm nghiệp hàng hóa.

Ngoài ra, Chương trình đặt mục tiêu xóa cơ bản tình trạng nhà ở tạm, dột nát; ngăn chặn tình trạng suy thoái môi trường sinh thái; duy trì, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng; trên 85% số xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân.

Đặc biệt, Chương trình đặt mục tiêu giải quyết căn bản tình trạng di cư không theo kế hoạch trong đồng bào dân tộc thiểu số; quy hoạch sắp xếp, di dời, bố trí 100% hộ dân tộc thiểu số đang cư trú phân tán, rải rác trong rừng đặc dụng, các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở và cơ bản hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra trong Mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững đến năm 2030.

P.Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đặt nhiều kỳ vọng vào phát triển kinh tế và chỉnh trang đô thị Thủ đô

Đặt nhiều kỳ vọng vào phát triển kinh tế và chỉnh trang đô thị Thủ đô

Với những kết quả đã đạt được, đại biểu bày tỏ kỳ vọng Hà Nội sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.
Đồng bộ các giải pháp để bảo đảm tốt hơn việc thụ hưởng các quyền dân sự và chính trị

Đồng bộ các giải pháp để bảo đảm tốt hơn việc thụ hưởng các quyền dân sự và chính trị

Với phương châm đặt con người ở vị trí trung tâm, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, thời gian qua, Việt Nam luôn dành sự quan tâm đặc biệt, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ để thúc đẩy, đảm bảo thực thi một cách tốt nhất quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền dân sự và chính trị theo Công ước ICCPR.
Công bố quyết định thành lập Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và công tác cán bộ

Công bố quyết định thành lập Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và công tác cán bộ

Theo Quyết định mới được công bố, cơ cấu tổ chức mới của cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) thành phố Hà Nội gồm 18 đơn vị: Phòng Nghiệp vụ và tổ chức THADS 1, 2; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Tài chính - Kế toán; Văn phòng và 12 Phòng THADS khu vực.
Phường Cửa Lò chấn chỉnh hoạt động mô tô nước

Phường Cửa Lò chấn chỉnh hoạt động mô tô nước

Lãnh đạo UBND phường Cửa Lò vừa chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp chấn chỉnh hoạt động kinh doanh du lịch, trong đó tập trung xử lý dứt điểm tình trạng mô tô nước hoạt động tự phát, gây mất an toàn cho du khách.
Tháo gỡ vướng mắc để các xã, phường hoạt động hiệu quả

Tháo gỡ vướng mắc để các xã, phường hoạt động hiệu quả

Đại biểu kiến nghị, Thành phố cần sớm ổn định chính quyền địa phương 2 cấp, đặc biệt là cấp xã, phường, nhất là việc phân cấp, để giảm bớt gánh nặng cho cấp Thành phố, tạo điều kiện cho cấp dưới được giải quyết công việc thuận lợi.
Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp về công tác giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tuyên truyền thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng GDNN trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2025 - 2030, định hướng đến năm 2035”.
Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 tập trung vào các mục tiêu chính như: Đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước.

Tin khác

Làng chài Cái Bèo và hành trình trở lại nguyên sơ

Làng chài Cái Bèo và hành trình trở lại nguyên sơ

Chúng tôi đến Cái Bèo trong một chiều muộn, mang theo mỏi mệt của thành thị và cả tò mò về một ngôi làng chài vẫn còn tồn tại giữa vùng vịnh nổi tiếng du lịch. Nằm ven thị trấn Cát Bà, nay trực thuộc thành phố Hải Phòng, làng chài Cái Bèo hiện ra như một lát cắt nguyên vẹn của ký ức Việt, nơi con người, biển cả và nhịp sống xưa cũ vẫn bền bỉ trôi qua theo thời gian.
Trào lưu “xuyên không” trên Google Maps: Cảm xúc hoài niệm hay cái bẫy bảo mật?

Trào lưu “xuyên không” trên Google Maps: Cảm xúc hoài niệm hay cái bẫy bảo mật?

Thời gian gần đây, trên TikTok và Facebook Việt Nam, người dùng rầm rộ chia sẻ các video “xuyên không”, sử dụng tính năng Street View trên Google Maps để nhìn lại quá khứ: ngôi nhà cũ thời thơ ấu, con hẻm xưa, hoặc khoảnh khắc bất ngờ bắt gặp hình ảnh người thân đã mất. Trào lưu nhanh chóng bùng nổ nhờ tính hoài niệm và khả năng chạm đến cảm xúc sâu thẳm nhất của con người.
Dầu ăn siêu rẻ và nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng

Dầu ăn siêu rẻ và nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng

Chỉ cần vài cú nhấp chuột trên các sàn thương mại điện tử hay mạng xã hội, người tiêu dùng dễ dàng bắt gặp hàng loạt quảng cáo bán dầu ăn “giá rẻ bất ngờ”, chỉ bằng một nửa, thậm chí một phần ba so với giá thị trường. Tuy nhiên, ẩn sau những sản phẩm hấp dẫn đó là mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe người tiêu dùng và sự yếu kém trong quản lý chất lượng thực phẩm trên môi trường mạng.
Trái Đất có thể sắp lập kỷ lục ngày ngắn nhất lịch sử

Trái Đất có thể sắp lập kỷ lục ngày ngắn nhất lịch sử

Giới khoa học quốc tế đang cảnh báo khả năng Trái Đất sẽ ghi nhận ngày ngắn nhất từ trước đến nay chỉ trong vài tuần tới, khi tốc độ tự quay quanh trục của hành tinh bất ngờ tăng mạnh và chưa rõ nguyên nhân.
Điều chỉnh biển chỉ dẫn giao thông trước ngày 15/7 để phù hợp với đơn vị hành chính mới

Điều chỉnh biển chỉ dẫn giao thông trước ngày 15/7 để phù hợp với đơn vị hành chính mới

Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu các Khu Quản lý Đường bộ, Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố và các nhà đầu tư dự án giao thông phối hợp rà soát, cập nhật và điều chỉnh thông tin trên hệ thống biển chỉ dẫn đường bộ. Việc này nhằm đảm bảo tính thống nhất và chính xác sau khi các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã được sắp xếp, sáp nhập theo quy định mới.
Nghệ An hủy thành công quả bom nặng khoảng 500 kg

Nghệ An hủy thành công quả bom nặng khoảng 500 kg

Ngày 4/7, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An cùng Ban Chỉ huy Quân sự xã Thần Lĩnh tiến hành hủy nổ thành công quả bom phá nặng khoảng 500kg còn nguyên kíp nổ, sót lại sau chiến tranh.
Chi tiết 54 điểm cấp Căn cước công dân tại Hà Nội

Chi tiết 54 điểm cấp Căn cước công dân tại Hà Nội

Công an thành phố Hà Nội đã công bố danh sách chi tiết 54 điểm cấp Căn cước công dân trên địa bàn, bao gồm địa chỉ tại 94 - 96 Tô Hiến Thành và 53 trụ sở công an cấp xã.
Hành trình chạm ngôi Quán quân Language Melody 2025

Hành trình chạm ngôi Quán quân Language Melody 2025

Nhật Anh (SBD A24) đã xuất sắc vượt qua nhiều thí sinh để trở thành Quán quân Bảng Đơn ngữ của Language Melody 2025, khép lại mùa thi thứ mười của cuộc thi âm nhạc đa ngôn ngữ này với không ít câu chuyện đáng nhớ.
Kỳ cuối: Lan tỏa văn hóa sống đẹp

Kỳ cuối: Lan tỏa văn hóa sống đẹp

Văn hóa thể dục thể thao của người Hà Nội không phải là điều gì cao siêu, mà nằm trong những điều giản dị như: Buổi sáng bên hồ, chiều muộn nơi sân tập, tiếng cười rộn rã mỗi trận bóng, ánh mắt lạc quan của người cao tuổi. Giữa Thủ đô nghìn năm tuổi đang không ngừng hiện đại hóa, những nếp sống tích cực đã và đang giữ gìn “hồn cốt” của đô thị, nơi con người hướng tới sức khỏe, sự gắn kết và nhân văn.
Cẩn trọng khi chia sẻ thông tin VNeID sau cập nhật địa giới hành chính

Cẩn trọng khi chia sẻ thông tin VNeID sau cập nhật địa giới hành chính

Từ ngày 1/7/2025, người dân cả nước có thể tra cứu thông tin quê quán, địa chỉ thường trú mới sau sáp nhập địa giới hành chính trên ứng dụng VNeID. Cùng thời điểm, ứng dụng cũng được cập nhật phần mềm mới để đồng bộ dữ liệu với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, thể hiện rõ ràng địa danh theo mô hình chính quyền hai cấp gồm tỉnh/thành phố và xã/phường/thị trấn. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi và hứng khởi, một số người dùng lại vô tình đặt bản thân vào nguy cơ mất an toàn dữ liệu khi chia sẻ hình ảnh VNeID lên mạng xã hội mà không che chắn thông tin nhạy cảm.
Xem thêm
Phiên bản di động