Dầu ăn siêu rẻ và nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng
Liên quan vụ sản xuất dầu ăn giả cực lớn: Cần làm rõ trách nhiệm các Bộ Công Thương, Y tế Bộ Công an thông tin về vụ sữa Hiup giả và dầu ăn chăn nuôi “phù phép” thành dầu ăn cho người |
Thực tế, hiện tượng dầu ăn giá rẻ, không rõ nguồn gốc không phải là chuyện mới. Cách đây vài năm, dư luận từng xôn xao trước thông tin một số cơ sở thu gom dầu ăn đã qua sử dụng từ nhà hàng, khách sạn, sau đó tái chế, đóng chai và bán ra thị trường. Những đợt kiểm tra rồi lại chìm xuống khiến hoạt động này âm ỉ diễn ra đến tận hôm nay.
Trên Shopee, nhiều gian hàng vẫn rao bán dầu ăn với giá rẻ bất thường, như can 4,5 lít chỉ 180.000 đồng, được quảng cáo là tinh luyện từ dầu thực vật cao cấp, không cholesterol, giàu vitamin, phù hợp cho mọi kiểu chế biến. Trong khi đó, trên mạng xã hội, những hội nhóm chuyên buôn bán dầu ăn giá rẻ, không rõ nguồn gốc hoạt động công khai. Có người rao bán can 25 lít với giá chỉ hơn 800.000 đồng, tương đương hơn 30.000 đồng/lít, với lời cam kết về chất lượng, hiệu quả sử dụng trong nhà hàng, bếp ăn tập thể hay trường học.
|
Không chỉ rao bán, nhiều người còn thu mua dầu ăn đã qua sử dụng, mỡ động vật để chế biến lại. Tại các chợ dân sinh, không khó để bắt gặp các can dầu ăn không nhãn mác được bày bán tràn lan, giá rẻ bằng một nửa so với các thương hiệu có tên tuổi. Theo ghi nhận, loại dầu này được nhiều hàng quán vỉa hè sử dụng.
Thực trạng trên đặt ra lo ngại lớn về chất lượng dầu ăn giá rẻ, đặc biệt khi không có cơ chế kiểm soát chặt chẽ. Theo quy định, dầu công nghiệp nhập khẩu dùng cho sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản không được phép dùng trong thực phẩm cho người. Tuy nhiên, nhiều cơ sở vẫn lén lút tinh lọc sơ sài, pha chế hương liệu rồi đóng chai, gắn nhãn mác dầu thực phẩm để bán ra thị trường.
Mới đây, Công an tỉnh Hưng Yên triệt phá đường dây sản xuất dầu ăn giả quy mô lớn, thu giữ hơn 1.000 tấn dầu. Đối tượng cầm đầu lập nhiều công ty “ma”, nhập khẩu dầu dùng trong chăn nuôi nhưng tiêu thụ dưới danh nghĩa dầu ăn cho người. Các sản phẩm bị phát hiện đều không bổ sung thành phần như công bố trên nhãn, thậm chí không có vitamin A dù được ghi là “dầu ăn bổ sung vitamin”.
Tương tự, tại Phú Thọ, Công ty TNHH Famimoto Việt Nam bị phát hiện sang chiết, đóng gói dầu ăn không rõ nguồn gốc, dán nhãn “Boat Brand” hay “Fami Gold”, tung ra thị trường với khối lượng lớn. Cơ quan chức năng xác định công ty này đã tiêu thụ ít nhất 144 tấn dầu ăn kém chất lượng, chủ yếu cho các bếp ăn tập thể, khu công nghiệp ở nhiều tỉnh phía Bắc.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia an toàn thực phẩm, cảnh báo rằng việc sử dụng dầu ăn tái chế từ dầu chiên rán nhiều lần có thể gây ngộ độc, tổn thương gan thận và tăng nguy cơ ung thư. Loại dầu thải này chỉ nên sử dụng cho ngành công nghiệp hoặc chăn nuôi, tuyệt đối không được đưa vào thực phẩm cho người.
Không chỉ chất lượng đáng lo ngại, các thủ đoạn gian lận thể tích cũng phổ biến trong thị trường dầu ăn giá rẻ. Nhiều cơ sở sang chiết dầu vào các can nhựa lớn nhưng cố ý giảm dung tích thực tế. Ví dụ, một can ghi 9.800 ml nhưng khi cân thực tế chỉ có khoảng 7.800 ml. Hành vi gian lận này giúp các cơ sở thu lời lớn, với mức chênh lệch có thể lên tới 25% giá trị sản phẩm. Ngoài ra, việc dán nhãn hàng hóa cũng diễn ra hết sức bát nháo, thông tin mập mờ, sai lệch, thậm chí làm giả phiếu kiểm nghiệm để qua mặt người tiêu dùng.
Trách nhiệm quản lý trong vấn đề này hiện đang bị đùn đẩy giữa các bộ, ngành. Bộ Công Thương cho rằng, việc nhập khẩu dầu công nghiệp thuộc thẩm quyền Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Trong khi đó, Bộ Y tế khẳng định Bộ Công Thương chịu trách nhiệm về toàn bộ chuỗi sản xuất và lưu thông thực phẩm. Sự thiếu nhất quán này khiến cho những lỗ hổng quản lý ngày càng lớn, tạo điều kiện để thực phẩm bẩn tràn lan.
Trong bối cảnh thị trường dầu ăn “vàng thau lẫn lộn”, các cơ quan chức năng cần tăng cường phối hợp kiểm tra liên ngành, giám sát chặt từ khâu nhập khẩu nguyên liệu, sản xuất đến tiêu thụ. Cần xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, truy tố hình sự với những vụ việc đủ yếu tố cấu thành tội phạm, để răn đe và lập lại trật tự thị trường thực phẩm.
Về phía người tiêu dùng, cần nâng cao ý thức cảnh giác. Tuyệt đối không nên mua dầu ăn không rõ nguồn gốc, nhãn mác mập mờ, đặc biệt là những sản phẩm có giá rẻ bất thường. Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm của thương hiệu uy tín, có thông tin rõ ràng và được phân phối tại các siêu thị, cửa hàng lớn. Khi mua, nên đọc kỹ thông tin trên bao bì, chú ý đến hạn sử dụng, thể tích, thành phần. Với những can dầu lớn, nếu có thể, nên cân hoặc kiểm tra thể tích để đảm bảo không bị gian lận.
T.An
Nên xem

Miễn học phí cho học sinh công lập: Giảm gánh nặng cho những gia đình thu nhập thấp

Từ 1/8 giá vé đường sắt đô thị Hà Nội tăng mạnh

Hang Dơi Kho Mường, vẻ đẹp nguyên sơ giữa lòng Pù Luông

Tăng trưởng GDP 6 tháng đạt 7,52%, mức tăng kỷ lục trong 15 năm qua

Trào lưu “xuyên không” trên Google Maps: Cảm xúc hoài niệm hay cái bẫy bảo mật?

Ngày 15/7 công bố đợt 2 danh mục các dự án được miễn GPXD tại TP.HCM

Giữ màu xanh, phố sạch cho Thủ đô văn hiến, văn minh
Tin khác

Trào lưu “xuyên không” trên Google Maps: Cảm xúc hoài niệm hay cái bẫy bảo mật?
Cộng đồng 05/07/2025 18:58

Trái Đất có thể sắp lập kỷ lục ngày ngắn nhất lịch sử
Cộng đồng 04/07/2025 22:32

Điều chỉnh biển chỉ dẫn giao thông trước ngày 15/7 để phù hợp với đơn vị hành chính mới
Cộng đồng 04/07/2025 21:50

Nghệ An hủy thành công quả bom nặng khoảng 500 kg
Cộng đồng 04/07/2025 18:59

Chi tiết 54 điểm cấp Căn cước công dân tại Hà Nội
Cộng đồng 04/07/2025 07:56

Hành trình chạm ngôi Quán quân Language Melody 2025
Cộng đồng 02/07/2025 11:14

Kỳ cuối: Lan tỏa văn hóa sống đẹp
Cộng đồng 02/07/2025 08:41

Cẩn trọng khi chia sẻ thông tin VNeID sau cập nhật địa giới hành chính
Cộng đồng 02/07/2025 06:39

Nghệ An: Lý giải việc chặt 200 cây cau vua trên Đại lộ Lê Nin
Cộng đồng 01/07/2025 09:43

Kỳ 2: Hướng tới một đô thị khỏe mạnh và nhân văn
Cộng đồng 01/07/2025 06:20