Tăng trưởng GDP 6 tháng đạt 7,52%, mức tăng kỷ lục trong 15 năm qua
Hôm nay (5/7), Cục Thống kê (Bộ Tài chính) tổ chức họp báo công bố tình hình kinh tế - xã hội quý II và sáu tháng đầu năm 2025.
Bà Nguyễn Thị Hương - Cục trưởng Cục Thống kê nhận định, trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực còn nhiều bất ổn, kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát phù hợp.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Hương - Cục trưởng Cục Thống kê công bố tình hình kinh tế - xã hội quý II và sáu tháng đầu năm 2025. |
Vượt “ gió ngược”
Tình hình quốc tế trong nửa đầu năm được đánh giá là tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường. Các yếu tố rủi ro vẫn hiện hữu, tạo ra những thách thức không nhỏ cho mọi nền kinh tế, bao gồm cả Việt Nam.
Tại buổi họp báo, bà Nguyễn Thị Hương, Cục trưởng Cục Thống kê cho biết trong nửa đầu năm, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường và dự đoán, đặc biệt là chính sách của Hoa Kỳ cũng như phản ứng của các nước. Bên cạnh đó, những bất ổn về địa chính trị và xung đột quân sự lan rộng ở nhiều quốc gia gia tăng. Trong khi, căng thẳng thuế quan giữa Hoa Kỳ và các nước tiếp tục làm gián đoạn chuỗi cung ứng, nguy cơ chiến tranh thương mại đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Ngoài ra, bà Hương nhấn mạnh thêm các thách thức khác đang ngày càng gia tăng, đó là thiên tai, biến đổi khí hậu gây hậu quả nghiêm trọng. Thách thức đối với đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh mạng. Hay, Lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao so với mục tiêu của các Ngân hàng Trung ương, khiến điều kiện thị trường tài chính thắt chặt hơn, tăng trưởng kinh tế thế giới có xu hướng suy giảm.
![]() |
Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm nay tăng gấp gần 5 lần so với cùng kỳ năm 2020, cao hơn cùng kỳ của năm GDP cao nhất 15 năm qua. Đồ thị: Quyền Thành |
Thực tế này đã được phản ánh qua hàng loạt dự báo từ các tổ chức quốc tế uy tín. Nhiều tổ chức đã phải điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2025 so với các nhận định trước đó. Cụ thể, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế trong khu vực đều chậm lại. Cụ thể, Philiphine đạt 5,3% (giảm 0,4 điểm phần trăm), Indonesia đạt 4,7% (giảm 0,3 điểm phần trăm), Thái Lan đạt 1,8% (giảm 0,7 điểm phần trăm).
Ngân hàng Thế giới cũng dự báo tăng trưởng của Việt Nam đạt 5,8%, thấp hơn 1,3 điểm phần trăm so với năm 2024. Trong khi, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đưa ra những dự báo tương tự: Philiphine đạt 5,5% (giảm 0,2 điểm phần trăm), Indonesia đạt 4,7% (giảm 0,3 điểm phần trăm), Thái Lan đạt 1,8% (giảm 0,7 điểm phần trăm), Malaysia đạt 4,1% (giảm 1 điểm phần trăm) và Việt Nam được dự báo đạt 5,4%, thấp hơn 1,7 điểm phần trăm so với năm ngoái. Tương tự, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng điều chỉnh giảm dự báo cho Việt Nam xuống còn 6,2% (thấp hơn 0,9 điểm phần trăm so với năm 2024), cùng với Philiphine là 5,6% và Thái Lan là 2,0%.
Trong bức tranh chung đó, kết quả tăng trưởng 7,52% của Việt Nam là một điểm sáng đồng thời cho thấy khả năng chống chịu bền bỉ của nền kinh tế.
![]() |
Sáu tháng đầu năm 2025, GDP tăng 7,5%. |
Tạo đà bứt phá mạnh mẽ
Theo báo cáo của Cục Thống kê, góp phần quan trọng vào thành công chung của 6 tháng là sự tăng trưởng vượt bậc của quý 2. Cụ thể, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 2 ước tính tăng 7,96% so với cùng kỳ năm trước, chỉ thấp hơn mức tăng kỷ lục 8,56% của quý 2I/2022. Kết quả này là một con số hết sức ấn tượng nếu so sánh với các năm khác trong giai đoạn 2020-2025 (năm 2020: 0,34%; 2021: 6,55%; 2023: 4,34%; 2024: 7,25%).
Nhìn sâu vào động lực tăng trưởng 6 tháng đầu năm, con số tăng trưởng 7,52% là mức cao nhất trong chuỗi dữ liệu 15 năm (2011-2025), vượt qua cả những năm tăng trưởng tốt trước đại dịch như năm 2018 (7,43%) và 2019 (7,12%). Phân tích về đóng góp của các khu vực vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế, có thể thấy sự tăng trưởng đồng đều và vững chắc. Trong đó, khu vực dịch vụ tiếp tục khẳng định vai trò đầu tàu dẫn dắt với mức tăng 8,14%, đóng góp lớn nhất với 52,21%. Khu vực công nghiệp và xây dựng là trụ đỡ vững chắc khi tăng 8,33%, đóng góp 42,2%. Khu vực nông-lâm nghiệp - thủy sản duy trì sự ổn định với mức tăng 3,84%, đóng góp 5,59% và là bệ đỡ an toàn cho nền kinh tế.
![]() |
Các khu vực đóng góp vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế khá đồng đều và vững chắc. |
Về sử dụng GDP, các yếu tố tổng cầu đều tăng trưởng mạnh mẽ. Tiêu dùng cuối cùng tăng 7,95% so với cùng kỳ, đóng góp tới 84,2% vào tốc độ tăng chung, điều này cho thấy động lực từ thị trường nội địa là rất lớn. Theo đó, tích lũy tài sản tăng 7,98%, đóng góp 40,18%, thể hiện niềm tin đầu tư của doanh nghiệp và xã hội. Bên cạnh đó, hoạt động thương mại cũng rất sôi động với xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,17% và nhập khẩu tăng 16,01%.
Lý giải cho sự tăng trưởng ấn tượng này, bà Hương nhận định, yếu tố then chốt đến từ sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt và đồng bộ của cả hệ thống chính trị.
“Trong nước, với quyết tâm cao nhất để huy động và khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, trong một thời gian ngắn, cả hệ thống chính trị đã tập trung hoàn thành khối lượng công việc rất lớn”, bà Hương nói.
Những nỗ lực này được thể hiện qua hàng loạt các hành động cụ thể và mang tính đột phá. Cụ thể là triển khai thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy Chính phủ. Sắp xếp lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng tổ chức chính quyền địa phương hai cấp. Tập trung sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện đồng bộ các quy định pháp luật liên quan, quy định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền. Quyết liệt triển khai các Nghị quyết lớn của Trung ương về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, hội nhập quốc tế, đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, phát triển kinh tế tư nhân.
“Cùng với việc theo dõi chặt chẽ những biến động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt mục tiêu đề ra. Kết quả là kinh tế - xã hội quý 2 và sáu tháng đầu năm 2025 của nước ta đạt được kết quả rất tích cực, tiệm cận mục tiêu đề ra”, bà Hương cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Miễn học phí cho học sinh công lập: Giảm gánh nặng cho những gia đình thu nhập thấp

Từ 1/8 giá vé đường sắt đô thị Hà Nội tăng mạnh

Hang Dơi Kho Mường, vẻ đẹp nguyên sơ giữa lòng Pù Luông

Tăng trưởng GDP 6 tháng đạt 7,52%, mức tăng kỷ lục trong 15 năm qua

Trào lưu “xuyên không” trên Google Maps: Cảm xúc hoài niệm hay cái bẫy bảo mật?

Ngày 15/7 công bố đợt 2 danh mục các dự án được miễn GPXD tại TP.HCM

Giữ màu xanh, phố sạch cho Thủ đô văn hiến, văn minh
Tin khác

Giá xăng dầu hôm nay (5/7): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm
Thị trường 05/07/2025 08:45

Dự báo giá xăng dầu tuần tới có khả năng sẽ tăng nhẹ
Thị trường 05/07/2025 08:45

Tỷ giá USD hôm nay (5/7): Giá USD "chợ đen" tăng
Thị trường 05/07/2025 07:12

Giá vàng hôm nay (5/7): Vàng nhẫn, vàng miếng cùng giảm
Thị trường 05/07/2025 06:57

Tỷ giá USD hôm nay (4/7): Đồng USD tăng giá
Thị trường 04/07/2025 08:16

Giá xăng dầu hôm nay (4/7): Thế giới và trong nước cùng giảm
Thị trường 04/07/2025 08:09

Giá vàng hôm nay (4/7): Vàng trong nước tăng bứt phá
Thị trường 04/07/2025 08:02

Doanh nghiệp, người dân sẽ dễ tiếp cận vay tín dụng hơn trong 6 tháng cuối năm
Thị trường 03/07/2025 19:49

Giá xăng RON 95 giảm về dưới 20.000 đồng/lít trong chiều ngày 3/7
Thị trường 03/07/2025 15:34

Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút FDI, nửa đầu năm 2025 đạt gần 3,7 tỷ USD
Thị trường 03/07/2025 11:28