Hết năm 2023, tổng số nợ công bằng 36,07% GDP
Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 16/5, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã trình bày Báo cáo quyết toán NSNN năm 2023.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước. (Ảnh: QH) |
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 69/2022/QH15 ngày 11/11/2022 về dự toán NSNN năm 2023. Theo đó, tổng số thu NSNN là 1.620.744 tỷ đồng; tổng số chi NSNN là 2.076.244 tỷ đồng. Bội chi NSNN là 455.500 tỷ đồng, tương đương 4,42% GDP. Tổng số nợ công là 3.722.699,95 tỷ đồng, bằng 36,07% GDP.
Thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp quản lý, điều hành thu, chi ngân sách, góp phần tích cực vào việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Trong đó, chính sách tài khóa được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và đời sống người dân.
Thu NSNN vượt dự toán góp phần bù đắp số giảm thu do thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, đồng thời bổ sung nguồn lực thực hiện chính sách cải cách tiền lương, bổ sung vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách về quốc phòng, an ninh.
Chính phủ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách, đồng thời, quản lý, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay, trả nợ, bảo lãnh Chính phủ và vay về cho vay lại. Dư nợ công, dư nợ Chính phủ, dư nợ nước ngoài của quốc gia, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ thấp hơn mức trần và ngưỡng cảnh báo quy định, góp phần củng cố xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
Mặc dù thu NSNN về tổng thể vượt so dự toán nhưng một số khoản thu, sắc thuế và thu NSNN trên địa bàn một số địa phương đạt thấp so với dự toán.
Trong khi đó, công tác triển khai dự toán chi NSNN có nơi, có lúc còn hạn chế, bất cập, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các nhiệm vụ NSNN; phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công ở một số bộ, cơ quan Trung ương và địa phương vẫn còn chậm, kéo dài.
![]() |
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn báo cáo kiểm toán. (Ảnh: QH) |
Báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN năm 2023, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, qua kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN năm 2023 tại Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (nay là Bộ Tài chính) và tổng hợp một số kết quả kiểm toán chính của các cuộc kiểm toán được tổ chức trong năm 2024, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị tăng thu, giảm chi NSNN 16.073 tỷ đồng; xử lý khác 15.464 tỷ đồng.
Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết, công tác quản lý thu của cơ quan thuế còn hạn chế. Cụ thể, quản lý thu đối với hộ kinh doanh chưa đầy đủ, chính xác, chưa phối hợp với cơ quan có liên quan để thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh đối với các hộ nghỉ kinh doanh quá 6 tháng theo quy định. Đồng thời, chưa thực hiện thanh, kiểm tra sau hoàn thuế theo nguyên tắc rủi ro và trong thời hạn 5 năm theo quy định.
Trong khi đó, việc quản lý tiền thuê đất, tiền sử dụng đất vẫn còn tình trạng đơn vị sử dụng đất nhưng chưa có quyết định thuê đất hoặc hợp đồng thuê đất, chưa thu hồi được đất cho thuê đối với trường hợp đã có quyết định thu hồi đất nhiều năm.
Theo Tổng Kiểm toán Nhà nước, tại cơ quan hải quan, còn trường hợp kê khai giảm thuế GTGT (2%) đối với một số mặt hàng không đúng quy định và các trường hợp áp mã hàng hóa chưa thống nhất. Trong khi đó, chưa có quy định về việc cơ quan hải quan khi hoàn thuế cho người nộp thuế phải bù trừ với nợ thuế của cơ quan thuế, dẫn đến có nhiều trường hợp cơ quan hải quan hoàn thuế cho người nộp thuế song họ vẫn có số nợ thuế phải nộp do ngành thuế quản lý.
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi báo cáo thẩm tra. (Ảnh: QH) |
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi cho biết, trong năm 2024, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật về tài chính, NSNN.
Bên cạnh các kết quả đạt được, qua kết quả kiểm toán quyết toán của Kiểm toán Nhà nước cho thấy, tại một số bộ, ngành, địa phương tiếp tục vẫn còn những tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm trong lập, chấp hành dự toán; quyết toán NSNN năm 2023 chưa được xử lý dứt điểm.
Trong đó, vẫn còn 1 cơ quan Trung ương và 5 địa phương chưa điều chỉnh số liệu quyết toán theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước. Cùng với đó là tình trạng điều chỉnh thông tin, số liệu quyết toán NSNN sau thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN chưa được khắc phục.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương tài chính, NSNN theo đúng quy định pháp luật và các nghị quyết của Quốc hội.
![]() |
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH) |
Về cơ chế xử lý chung đối với các kết luận thanh tra, kiến nghị Kiểm toán Nhà nước không còn khả năng thực hiện, Chính phủ đã chỉ đạo rà soát các kiến nghị Kiểm toán Nhà nước không còn khả năng thực hiện, chia thành 4 nhóm nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp cụ thể.
Tuy nhiên, giải pháp đề xuất của Chính phủ đối với 2 nhóm nguyên nhân chưa được luật định, nên chưa đủ căn cứ, cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện. Vì thế, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát, báo cáo đầy đủ thông tin, số liệu kết luận thanh tra, kiến nghị kiểm toán không còn khả năng thực hiện do cơ quan, đơn vị phá sản, giải thể hoặc cá nhân đã chết, mất năng lực hành vi và các trường hợp bất khả kháng khác.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đề xuất cụ thể hóa quyền của Mặt trận Tổ quốc trong sửa đổi Hiến pháp

HANDICO: Hàng trăm điển hình tiên tiến và Công nhân giỏi được biểu dương, khen thưởng

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

Nghị quyết 57 là động lực lớn cho các nhà khoa học, doanh nghiệp tiếp tục tìm tòi, khám phá

LĐLĐ quận Long Biên đánh giá thi đua khối Giáo dục: Đề cao tính công khai, dân chủ

Công đoàn Tổng Công ty Du lịch Hà Nội: Khẳng định vai trò cầu nối giữa lãnh đạo và người lao động

Động lực khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo
Tin khác

Đề xuất cụ thể hóa quyền của Mặt trận Tổ quốc trong sửa đổi Hiến pháp
Sự kiện 16/05/2025 22:38

Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật: Quy định cụ thể để sử dụng hiệu quả, tránh trục lợi
Sự kiện 16/05/2025 15:23

Báo chí tiên phong chuyển đổi số, cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới
Sự kiện 16/05/2025 10:29

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân: Cần cụ thể, rõ ràng để khả thi
Sự kiện 16/05/2025 10:19

Chính phủ trình 5 nhóm chính sách lớn để phát triển kinh tế tư nhân
Sự kiện 15/05/2025 16:34

Chuyển tiếp thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi sắp xếp bộ máy
Sự kiện 15/05/2025 15:55

Tạo động lực mới cho đất nước phát triển nhanh và bền vững
Sự kiện 15/05/2025 13:49

Đại biểu Quốc hội: Tài năng trong hoạt động công vụ là tài năng đặc thù
Sự kiện 15/05/2025 11:59

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội
Sự kiện 15/05/2025 11:02

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh
Sự kiện 14/05/2025 22:49