--> -->

Kiến nghị giữ chính sách đặc thù về ngân sách: Cơ chế then chốt cho phát triển Thủ đô

Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, vấn đề phân chia ngân sách theo dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) đang thu hút nhiều ý kiến đóng góp, đặc biệt từ Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội. Trong phiên thảo luận tổ, nhiều đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ nguyên cơ chế đặc thù cho Thủ đô trong đó có quyền giữ lại 100% các khoản thu từ sử dụng và cho thuê đất nhằm đảm bảo nguồn lực phát triển đô thị bền vững và thực hiện các dự án trọng điểm.
Tạo diện mạo đột phá cho Thủ đô Hiện thực hóa định hướng phát triển Thủ đô xanh, sạch, thông minh, hiện đại Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Nguy cơ thu hẹp nguồn lực đầu tư của Thủ đô

Theo dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), Chính phủ đề xuất hai phương án phân chia ngân sách giữa trung ương và địa phương. Cả hai phương án đều cho thấy các địa phương trong đó có Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ không còn được giữ lại toàn bộ khoản thu từ tiền sử dụng và cho thuê đất như hiện hành. Thay vào đó, tỷ lệ giữ lại giảm xuống còn 70 - 80%, phần còn lại phải nộp về ngân sách trung ương.

Đáng chú ý, quy định mới này mâu thuẫn với Luật Thủ đô năm 2024 - bộ luật đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành, trong đó nêu rõ Hà Nội được giữ lại 100% phần ngân sách trung ương được hưởng từ các khoản thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất thuộc phạm vi quản lý của thành phố. Khoản thu này được xác định là nguồn lực quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ chiến lược như di dời các cơ quan Trung ương theo quy hoạch và đầu tư cho các công trình hạ tầng trọng điểm.

Kiến nghị giữ chính sách đặc thù về ngân sách: Cơ chế then chốt cho phát triển Thủ đô
Ðể Hà Nội khẳng định vị thế đầu tàu, cần sự hỗ trợ đồng bộ từ nhiều yếu tố như cơ chế, chính sách đặc thù từ Trung ương. (Ảnh minh hoạ)

Đại biểu Hoàng Văn Cường - nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phân tích: việc sửa đổi luật theo hướng giảm quyền giữ lại nguồn thu từ đất sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng huy động và sử dụng ngân sách của Hà Nội. Ông Cường nhấn mạnh, Luật Thủ đô 2024 không chỉ xác lập quyền giữ lại nguồn thu cho Hà Nội mà còn nêu rõ rằng trong trường hợp các luật khác có quy định trái với Luật Thủ đô thì phải áp dụng theo Luật Thủ đô.

Theo ông Cường, Hà Nội không thể trông chờ hoàn toàn vào điều tiết ngân sách từ trung ương trong bối cảnh thành phố đang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10%/năm từ 2025 trở đi, đồng thời cần giải quyết nhiều thách thức lớn như ô nhiễm môi trường, quá tải hạ tầng, thiếu vốn cho phát triển đô thị và khoa học - công nghệ.

Một ví dụ điển hình là Khu công nghệ cao Hòa Lạc nơi các trường đại học và trung tâm nghiên cứu lớn đã được quy hoạch di dời đến. Tuy nhiên, hiện nay, Hà Nội vẫn phải tự bỏ ngân sách giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng do không có đủ kinh phí từ nguồn trung ương.

Giữ cơ chế đặc thù tạo đòn bẩy phát triển đô thị bền vững

Thứ trưởng Bộ Tài chính Hồ Sỹ Hùng cho biết, dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) nhằm tăng cường phân cấp, nâng cao tính tự chủ của địa phương theo tinh thần “địa phương quyết - địa phương làm - địa phương chịu trách nhiệm”. Tuy nhiên, trong bối cảnh các đô thị lớn như Hà Nội có vai trò đặc biệt về kinh tế, chính trị và văn hóa - xã hội, việc thiết kế lại chính sách ngân sách cần có sự linh hoạt, đảm bảo không triệt tiêu cơ chế đặc thù đã được pháp luật ghi nhận.

Việc giữ nguyên cơ chế cho Hà Nội giữ lại toàn bộ nguồn thu từ đất không chỉ là vấn đề kỹ thuật ngân sách, mà còn là đòn bẩy để Thủ đô phát triển nhanh và bền vững. Với tổng nhu cầu đầu tư dự kiến lên đến 9,5 triệu tỷ đồng trong những năm tới, trong đó có khoảng 3 triệu tỷ đồng cần từ ngân sách, việc đảm bảo nguồn lực tại chỗ sẽ giúp Hà Nội chủ động hơn trong việc triển khai các dự án trọng điểm, nâng cấp hạ tầng, giải quyết các vấn đề dân sinh và đóng góp nhiều hơn cho phát triển quốc gia.

Việc sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước cần được tiếp cận trên cơ sở cân đối giữa mục tiêu phân cấp, tăng tính tự chủ cho địa phương với việc bảo đảm những cơ chế đặc thù đã được Quốc hội xác lập cho Thủ đô Hà Nội - đô thị trung tâm có vị trí chiến lược về chính trị, hành chính, văn hóa và kinh tế. Cơ chế tài chính đặc thù không chỉ là một “quyền lợi” của Hà Nội, mà thực chất là một công cụ để Nhà nước trao quyền chủ động phát triển cho thành phố đầu tàu, từ đó lan tỏa động lực đến các vùng và khu vực khác.

Bảo vệ cơ chế này cũng chính là giữ gìn tính nhất quán của hệ thống pháp luật, bảo đảm tính khả thi của Luật Thủ đô 2024 và tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các đô thị lớn phát triển năng động, sáng tạo, bền vững trong dài hạn. Quốc hội cần có sự cân nhắc thấu đáo, toàn diện để đảm bảo chính sách tài khóa vừa linh hoạt, vừa hiệu quả góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển quốc gia trong giai đoạn mới.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Sáng 23/7, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) và Amazon Global Selling Việt Nam đã tổ chức khai mạc Hội nghị “Bứt phá Xuất khẩu: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu”. Đồng thời, công bố thiết lập quan hệ đối tác 3 năm cùng triển khai chương trình “Thương hiệu Việt tăng trưởng toàn cầu”. Hợp tác quan trọng này hướng tới mục tiêu chung trong việc tạo bệ phóng thành công cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thương mại điện tử toàn cầu.
Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trưa 23/7, một vùng áp thấp nhiệt đới đã chính thức đi vào Biển Đông và đang có dấu hiệu mạnh lên thành bão. Điều đáng chú ý là hệ thống này không di chuyển theo hướng thông thường mà có xu hướng đảo chiều ra lại Thái Bình Dương sau khi tiếp cận khu vực phía Đông Bắc Biển Đông.
Lãnh đạo MTTQ thành phố Hà Nội chia buồn với gia đình bị thiệt mạng trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Lãnh đạo MTTQ thành phố Hà Nội chia buồn với gia đình bị thiệt mạng trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Chiều nay (23/7), thay mặt lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, đồng chí Đặng Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch đã tới xã Đại Thanh thăm hỏi, chia buồn với người thân gia đình anh Nguyễn Hữu Toàn - nạn nhân trong vụ lật thuyền ở Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Sáng 23/7, Đảng bộ xã Ngọc Hồi long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự và chỉ đạo Đại hội có Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai và các đồng chí đại diện các Ban, Đảng của Thành ủy; các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện Thanh Trì (cũ) qua các thời kỳ và 162 đại biểu chính thức đại diện cho 1.966 đảng viên thuộc 52 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc.
Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Ngày 23/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến về 8 nội dung xây dựng pháp luật, trong đó có 7 dự án luật và đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026.
TP.HCM: Bắt nhà thiết kế Nguyễn Công Trí liên quan đến đường dây mua bán, tổ chức sử dụng ma túy

TP.HCM: Bắt nhà thiết kế Nguyễn Công Trí liên quan đến đường dây mua bán, tổ chức sử dụng ma túy

Ngày 23/7, Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, vừa triệt phá đường đây mua bán, tổ chức sử dụng ma túy do nhà thiết kế Nguyễn Công Trí và đồng phạm thực hiện.
Thị trường chứng khoán: Hướng đến thay đổi về chất và phát triển lên tầm cao mới

Thị trường chứng khoán: Hướng đến thay đổi về chất và phát triển lên tầm cao mới

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang dần trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ lực cho nền kinh tế, phản ánh sức khỏe, triển vọng và năng lực phát triển quốc gia. Các chuyên gia kinh tế tin rằng, Việt Nam có thể được nâng hạng trong tháng 9 này và tiến tới lọt vào rổ thị trường mới nổi trong thời gian tới.

Tin khác

Khi Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thu ngân sách

Khi Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thu ngân sách

Năm 2024 lần đầu tiên Hà Nội vươn lên dẫn đầu thu ngân sách Nhà nước với trên 512.000 tỷ đồng. Bước sang quý I/2025 và tháng 4, tháng 5/2025 Hà Nội vẫn tiếp tục dẫn đầu cả nước về thu ngân sách, cao hơn tổng thu ngân sách Nhà nước của TP. HCM.
Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu

Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu

Ngày 1/6, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết “Thực hành tiết kiệm” đã đề ra một số vấn đề lớn để đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí, ra sức thực hành tiết kiệm để xây dựng đất nước phồn vinh.
Khi các nguyên thủ dạo bộ Hồ Gươm

Khi các nguyên thủ dạo bộ Hồ Gươm

Hồ Hoàn Kiếm viên ngọc quý giữa lòng Thủ đô không chỉ là biểu tượng của khát vọng hòa bình mà nơi đây đã thành “địa chỉ đỏ” cho các nguyên thủ quốc gia mỗi lần đến Hà Nội thăm hữu nghị chính thức Việt Nam hoặc dự các hội nghị cấp cao. Một Hồ Gươm quyến rũ không chỉ đáng để thả bước, mà còn gửi thông điệp từ Thủ đô đến toàn thế giới: “Hà Nội thực sự là thành phố bình yên”.
Bao giờ mở phong trào sạch hóa WC?

Bao giờ mở phong trào sạch hóa WC?

Đại thi hào Pháp - Vitor Hugo từng nói “thành phố là cuốn sách mở”. Nghĩa là khi du khách bốn phương đến bất luận thành phố nào trên thế giới, chỉ nhìn cấu trúc bên ngoài người ta cũng có thể hình dung được bản sắc văn hóa, “độ” văn minh của thành phố đó, đất nước đó ra sao.
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới

Trong suốt tiến trình phát triển của đất nước, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam, trong đó có lĩnh vực kinh tế. Trải qua nhiều giai đoạn, tư tưởng ấy ngày càng được kế thừa, phát triển và cụ thể hóa trong đường lối, chính sách của Đảng. Đặc biệt, với việc ngày 4/5/2025, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW, trong đó khẳng định kinh tế tư nhân đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế. Đây chính là kim chỉ Nam để tạo ra các hành lang pháp lý đưa khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam lớn mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, vì đất nước hùng cường như mong muốn của Bác Hồ kính yêu.
Không thể nương tay với thuốc giả, thực phẩm bẩn

Không thể nương tay với thuốc giả, thực phẩm bẩn

Với tội tham nhũng, thất thoát khi bị cáo khắc phục hậu quả có thể không xem xét tội tử hình là xu thế chung của thế giới thời gian qua. Song với các tội sản xuất thuốc (tây y, đông y) giả; sản xuất - kinh doanh thực phẩm bẩn… gián tiếp xâm hại sức khỏe cộng đồng thì không thể nương tay. Mức án cao nhất có thể là tử hình.
Đồng nhất lương - giá, để người lao động sống được bằng lương

Đồng nhất lương - giá, để người lao động sống được bằng lương

Từ khi giữ trọng trách Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Tô Lâm đã chỉ ra những khuyết thiếu của thể chế làm cản trở sự phát triển kinh tế, nguy cơ bẫy "thu nhập trung bình" đối với đất nước. Chính vì thế, tại các hội nghị, đồng chí Tổng Bí thư không ít lần đặt câu hỏi: Tại sao kinh tế liên tục tăng trưởng mà sự thụ hưởng của nhân dân chưa tương xứng? Và nay câu hỏi đó đang được Đảng ta, đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm trả lời bằng hành động.
Hàng giả, thực phẩm bẩn và trách nhiệm quản lý

Hàng giả, thực phẩm bẩn và trách nhiệm quản lý

Chưa bao giờ chúng ta được chứng kiến “tần suất” các vụ phá án liên quan đến sản xuất - kinh doanh các mặt hàng giả, thực phẩm bẩn, “chất cấm” để sản xuất bóng cười… nhiều đến như vậy. Câu hỏi mà người dân đặt ra, đâu là căn nguyên dẫn đến việc sản xuất - kinh doanh dễ như vậy trong thời gian dài?
“Lời hứa” và những con số biết nói

“Lời hứa” và những con số biết nói

Hôm qua tôi lướt web trên mạng xã hội, khi dừng lại dòng tin liên quan đến thu ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội 4 tháng đầu năm 2025, “không khí” thảo luận rất sôi nổi. Nhiều người đặt câu hỏi: Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính sao thu ngân sách cao thế? Và không ít người có kiến thức kinh tế, “đi soi” cơ cấu thu, sau đó đều đi tới kết luận bức tranh kinh tế Thủ đô đã phát triển lên tầm cao mới.
Kỳ vọng xã mới

Kỳ vọng xã mới

Theo kế hoạch, từ 1/7/2025 các xã, phường mới trên địa bàn cả nước sẽ đi vào hoạt động. Đồng thời, từ 1/9 các tỉnh, thành phố sau hợp nhất, sáp nhập cũng chính thức vận hành. Người dân kỳ vọng và tin tưởng với cuộc “cách mạng” triệt để của hệ thống chính trị lần này, kinh tế đất nước sẽ có bước nhảy vọt, an sinh - xã hội sẽ không ngừng phát triển.
Xem thêm
Phiên bản di động