Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới
Tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng lý luận cho việc phát triển kinh tế tư nhân
Nhìn lại gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đặc biệt gần 20 năm qua, cùng với các thành phần kinh tế khác, kinh tế tư nhân luôn có những đóng góp quan trọng vào bức tranh kinh tế nước nhà; đóng thuế cho Nhà nước, tạo ra nhiều công ăn việc làm góp phần để Chính phủ cân đối cán cân vĩ mô. Đồng thời, doanh nghiệp tư nhân tiên phong trong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất - kinh doanh. So với doanh nghiệp Nhà nước, chỉ số ICOR của khối doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt các tập đoàn kinh tế luôn cao hơn.
Tại hầu hết các quốc gia phát triển, khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP, trở thành trụ cột bảo đảm sự ổn định và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế quốc gia. Không chỉ là lực lượng tiên phong trong việc tạo ra của cải vật chất, kinh tế tư nhân còn góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ và mở rộng thị trường.
![]() |
Bác Hồ chụp ảnh với giới Công - Thương Hà Nội. Ảnh: Tư liệu |
Nhìn từ Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc... đến các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, Indonesia… đều cho thấy, mô hình tăng trưởng dựa vào kinh tế tư nhân là một lựa chọn chiến lược đúng đắn. Những tập đoàn tư nhân lớn - từ các công ty công nghệ, sản xuất - thương mại đến các tập đoàn xuyên quốc gia, đa quốc gia không chỉ là "trụ cột" kinh tế quốc gia mà còn định hình vị thế, thương hiệu quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Với Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, việc phát triển kinh tế tư nhân trở thành yêu cầu cấp thiết để nâng cao nội lực, sức chống chịu và khả năng thích ứng của nền kinh tế.
Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Minh Phong, nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế xã hội Hà Nội cho biết: Trong tương lai, kinh tế tư nhân Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mở rộng về quy mô, phạm vi lan tỏa. Hiệu quả cũng sẽ cao hơn và đặc biệt sẽ hình thành hai khu vực: Một là các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn với những doanh nghiệp mang tầm khu vực và toàn cầu đủ sức dẫn dắt các thành phần và các doanh nghiệp khác. Hai là mạng lưới các doanh nghiệp nhỏ và vừa kết hợp lại tạo ra một cơ cấu nền kinh tế hai tầng cùng với kinh tế Nhà nước, kinh tế FDI sẽ tạo một sự vững mạnh, một trục xương sống để hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường |
Với Việt Nam, ngay những ngày đầu mới giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành sự quan tâm đặc biệt và sự đánh giá cao cho vai trò của giới Công - Thương và thành phần kinh tế tư nhân trong công cuộc kiến thiết quốc gia.
Ngày 13/10/1945 - chỉ hơn một tháng sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho giới Công - Thương Việt Nam, bày tỏ sự vui mừng trước tinh thần đoàn kết và cống hiến của lực lượng này. Không chỉ dừng lại ở sự cổ vũ tinh thần, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thẳng thắn khẳng định vai trò, trách nhiệm và sứ mệnh của kinh tế tư nhân trong sự nghiệp xây dựng đất nước: “Giới Công - Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng”.
Lời hiệu triệu đó của Người không chỉ là một lời kêu gọi, mà là sự công nhận chính thức về vị trí và vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân. Trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, khi nhiều nước trên thế giới còn mang nặng tư tưởng bài tư bản hoặc xem nhẹ vai trò của thành phần kinh tế tư nhân, thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có tầm nhìn chiến lược, muốn kiến quốc phải phát triển kinh tế, trong đó có giới Công - Thương (nay gọi là kinh tế tư nhân - PV).
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo ra một nền tảng tư tưởng kiên định và xuyên suốt, giúp Đảng ta sau này có cơ sở để đổi mới tư duy, từng bước khẳng định vai trò của kinh tế tư nhân trong mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh để kinh tế vững mạnh
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của giới Công - Thương, của kinh tế tư nhân, không chỉ là kim chỉ Nam trong giai đoạn đầu của công cuộc kiến thiết đất nước mà còn là nền tảng lý luận quan trọng để Đảng ta từng bước hoàn thiện đường lối phát triển kinh tế trong suốt quá trình đổi mới. Đặc biệt, qua các kỳ Đại hội Đảng, nhận thức về vị trí, vai trò và động lực của khu vực kinh tế tư nhân ngày càng được nhấn mạnh và làm sâu sắc hơn, phù hợp với yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
![]() |
Nhà nhà máy sản xuất ô tô VinFast. |
Tại Đại hội X (tháng 4/2006), Đảng đã đưa ra một bước tiến lớn trong tư duy phát triển. Trong đó, Đại hội X nhấn mạnh: Phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân; tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các loại hình này phát triển, không hạn chế về quy mô trong mọi ngành nghề, lĩnh vực mà pháp luật không cấm…
Đây là dấu mốc cho thấy Đảng đã nhìn nhận khu vực kinh tế tư nhân không chỉ tồn tại như một thành phần kinh tế được cho phép hoạt động, mà là một động lực cần được phát huy và hỗ trợ phát triển mạnh mẽ, kể cả trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Tư duy “không hạn chế quy mô” phản ánh tầm nhìn chiến lược và sự cởi mở về thể chế, tạo nền tảng cho doanh nghiệp tư nhân vươn tầm và đóng góp nhiều hơn vào công cuộc phát triển đất nước.
Đến Đại hội XI (tháng 1/2011), Đại hội XII (tháng 1/2016), Đại hội XIII (tháng 1/2021)… kinh tế tư nhân không còn chỉ là một bộ phận được “thừa nhận”, mà trở thành lực lượng kinh tế chiến lược, được khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất - kinh doanh, tham gia sâu vào các lĩnh vực trọng yếu và từng bước khẳng định vị thế trong nền kinh tế thị trường hiện đại.
Ngày 4/5/2025, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong tư duy chiến lược của Đảng. Nghị quyết 68-NQ/TW nhấn mạnh nguyên tắc “không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế” và đã có quy định kỹ hơn đối với nhóm doanh nghiệp tư nhân, như vậy, kể cả những doanh nghiệp chưa đạt được những tiêu chí như doanh nghiệp FDI.
![]() |
Là Thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đồng thời là đầu tàu kinh tế của cả nước, Hà Nội luôn được xác định là một trong những địa phương tiên phong trong thực thi các chủ trương lớn của Đảng, nhất là về phát triển kinh tế tư nhân. |
Chẳng hạn như: không có tiềm lực mạnh, không phải khoa học, công nghệ mới hoàn toàn, không phải đầu tư vào các lĩnh vực trọng tâm, ưu tiên lĩnh vực nào đó… thì vẫn nhận được ưu đãi. Bước ngoặt này cho thấy quan điểm của Đảng, dù là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa hay doanh nghiệp khởi tạo… cũng sẽ nhận được các chính sách dành riêng cho mình, ưu đãi riêng cho mình.
Là Thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đồng thời là đầu tàu kinh tế của cả nước, Hà Nội luôn được xác định là một trong những địa phương tiên phong trong thực thi các chủ trương lớn của Đảng, nhất là về phát triển kinh tế tư nhân. Trên tinh thần đó, ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã nghiêm túc quán triệt và xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, nhằm sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống. Nghị quyết 68 không chỉ đưa ra định hướng lớn về phát triển kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới, mà còn giao nhiệm vụ rõ ràng cho các địa phương trong việc xây dựng hệ sinh thái phát triển doanh nghiệp tư nhân vững mạnh. Với Hà Nội - nơi tập trung đông đảo doanh nghiệp, hộ kinh doanh và lực lượng lao động chất lượng cao thì việc triển khai Nghị quyết không chỉ là trách nhiệm chính trị, mà còn là cơ hội để bứt phá trong thu hút đầu tư, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững. |
Như vậy, từ tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về kinh tế tư nhân đến các chủ trương, chính sách xuyên suốt của Đảng trong nhiều nhiệm kỳ, đặc biệt là Nghị quyết 68-NQ/TW, có thể thấy một mạch xuyên suốt và nhất quán: Kinh tế tư nhân không chỉ là bộ phận hợp thành nền kinh tế, mà còn là một trụ cột, một động lực mạnh mẽ của tiến trình phát triển đất nước.
Là Thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đồng thời là đầu tàu kinh tế của cả nước, Hà Nội luôn được xác định là một trong những địa phương tiên phong trong thực thi các chủ trương lớn của Đảng, nhất là về phát triển kinh tế tư nhân. Trên tinh thần đó, ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã nghiêm túc quán triệt và xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, nhằm sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống.
Nghị quyết 68 không chỉ đưa ra định hướng lớn về phát triển kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới, mà còn giao nhiệm vụ rõ ràng cho các địa phương trong việc xây dựng hệ sinh thái phát triển doanh nghiệp tư nhân vững mạnh. Với Hà Nội - nơi tập trung đông đảo doanh nghiệp, hộ kinh doanh và lực lượng lao động chất lượng cao thì việc triển khai Nghị quyết không chỉ là trách nhiệm chính trị, mà còn là cơ hội để bứt phá trong thu hút đầu tư, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững.
Không khó để thấy, chỉ trong một thời gian rất ngắn, Hà Nội đã nỗ lực đồng bộ nhiều chính sách như: Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, đặc biệt là trong đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư, đất đai và xây dựng; Phát triển hạ tầng số, chính quyền số, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận thông tin và thực hiện các thủ tục nhanh chóng, minh bạch; Tăng cường đối thoại chính quyền - doanh nghiệp, lắng nghe và giải quyết kịp thời vướng mắc cho doanh nghiệp tư nhân, nhất là trong các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, công nghệ cao, logistics, chuyển đổi số…
Có thể nói, việc triển khai Nghị quyết 68 tại Hà Nội không chỉ là một bước đi cụ thể hóa tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân, mà còn là biểu hiện sinh động của quyết tâm chính trị và khát vọng phát triển của Thủ đô - một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ của cả nước.
Tin tưởng chắc chắn rằng, với việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68 sẽ tạo ra bước đột phá để kinh tế tư nhân phát triển. Họ chính là một trong những chủ thể của nền kinh tế, là những chiến sĩ trên mặt trận kinh tế trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có thu nhập cao; vươn lên sánh vai "với các cường quốc trên thế giới" như tâm niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

ROX Group 29 năm bền bỉ sáng tạo giá trị thuận ích cho cuộc sống

Để không bị phạt tiền, trừ điểm khi lái xe vào cao tốc

Tóm tắt tiểu sử nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Danh sách Ban Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Thông cáo đặc biệt về Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Đoàn Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội thăm các tổ chức tôn giáo tại thành phố Huế

Đại biểu Quốc hội: Đảm bảo học sinh được hưởng chính sách thực chất
Tin khác

Không thể nương tay với thuốc giả, thực phẩm bẩn
Bình luận 22/05/2025 10:54

Hàng giả, thực phẩm bẩn và trách nhiệm quản lý
Bình luận 20/05/2025 11:02

“Lời hứa” và những con số biết nói
Thời sự 15/05/2025 11:01

Kỳ vọng xã mới
Bình luận 14/05/2025 12:17

“Giải phóng” kinh tế tư nhân
Bình luận 08/05/2025 10:31

Để hàng giả, hàng “bẩn” không còn đất sống
Bình luận 07/05/2025 11:52

Vững tin bước vào kỷ nguyên mới
Bình luận 30/04/2025 06:19

Hôm nay (30/4) kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước: Khát vọng vươn mình!
Bình luận 30/04/2025 06:02

Tự hào quá Việt Nam ơi!
Bình luận 28/04/2025 12:43

Những ngôi trường đậm tính nhân văn
Bình luận 22/04/2025 06:43