“Cú hích” thể chế cho kinh tế tư nhân bứt phá
Động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu
Trong bối cảnh nền kinh tế cần một cú hích đột phá để tăng trưởng nhanh, bền vững, Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 4/5/2025 (Nghị quyết 68) được ví như “cuộc cách mạng về tư duy và thể chế”, kinh tế tư nhân không còn là ”bổ trợ” mà được xác định là một động lực quan trọng, có vai trò không thể thay thế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
![]() |
Phó Tổng Giám đốc DAC Phạm Thị Nguyệt (ngồi giữa) cho biết: Nghị quyết 68 tạo cơ hội để doanh nghiệp tư nhân nâng cao năng lực chuyên môn, quản trị và ứng dụng công nghệ mới. |
Hiện nay, kinh tế tư nhân trở thành một trong những trụ cột của nền kinh tế, đóng góp hơn 50% GDP, tạo 82% việc làm với 40 triệu lao động và chiếm 60% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tuy nhiên, khu vực này vẫn bị kìm hãm bởi nhiều rào cản: Thủ tục hành chính rườm rà, thiếu khung pháp lý cho công nghệ mới.
Nghị quyết 68 đã tạo ra một hành lang pháp lý rõ ràng và định hướng phát triển lâu dài cho khu vực tư nhân.
Trao đổi với Lao động Thủ đô, Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Minh Phong, nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế xã hội Hà Nội cho biết, Nghị quyết 68 phản ánh đúng thực tiễn đang diễn ra, khẳng định vai trò của kinh tế nhân là động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu, trong tạo việc làm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cũng như nâng cao năng suất lao động.
Trong bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân: Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã nêu rõ, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội, trên 50% GDP, hơn 30% thu ngân sách Nhà nước và đặc biệt là trên 80% tổng số lao động trong nền kinh tế.
Nếu chúng ta thực hiện tốt chủ trương, chắn một thể chế mới, hệ sinh thái mới sẽ thuận lợi hơn, giúp các doanh nghiệp khai thác, phát huy tốt nhất năng lực của mình và cộng hưởng lại để tạo ra sức mạnh của một cộng đồng kinh tế tư nhân Việt Nam.
"Nói cách khác, trong tương lai, kinh tế tư nhân Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mở rộng về quy mô, phạm vi lan tỏa. Hiệu quả cũng sẽ cao hơn và đặc biệt sẽ hình thành hai khu vực: Một là các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn với những doanh nghiệp mang tầm khu vực và toàn cầu đủ sức dẫn dắt các thành phần và các doanh nghiệp khác. Hai là mạng lưới các doanh nghiệp nhỏ và vừa kết hợp lại tạo ra một cơ cấu nền kinh tế hai tầng cùng với kinh tế Nhà nước, kinh tế FDI sẽ tạo một sự vững mạnh, một trục xương sống để hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường", Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong chia sẻ.
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng, bà Phạm Thị Nguyệt - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tư vấn và Thiết kế kiến trúc Việt Nam (DAC) bày tỏ: Trước hết, chúng tôi đánh giá rất cao việc Bộ Chính trị lần đầu tiên ban hành một Nghị quyết chuyên đề về kinh tế tư nhân. Đây là dấu mốc có ý nghĩa lớn, thể hiện quyết tâm chính trị mạnh mẽ trong việc thúc đẩy khu vực tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, được đối xử bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.
Với đặc thù là doanh nghiệp tư vấn thiết kế trong lĩnh vực đầu tư công, chúng tôi nhìn nhận rõ những kỳ vọng thiết thực từ nghị quyết lần này, trong đó, vấn đề cải cách về thủ tục đầu tư, xây dựng - đang còn rườm rà và thiếu thống nhất - sẽ được đẩy mạnh. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp tư vấn xây dựng, khi mà thời gian và chi phí liên quan đến hồ sơ, phê duyệt, thẩm định vẫn còn là rào cản lớn.
"Ngoài ra, Nghị quyết tạo nền tảng để các doanh nghiệp tư nhân - trong đó có chúng tôi - từng bước nâng cao năng lực chuyên môn, quản trị và ứng dụng công nghệ mới như BIM, chuyển đổi số, tiêu chuẩn xanh… Đây là hướng đi tất yếu để tư vấn xây dựng trong nước đủ sức cạnh tranh với các tổ chức quốc tế, đặc biệt trong các dự án quy mô lớn và yêu cầu kỹ thuật cao", Phó Tổng Giám đốc DAC nói.
Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh
Việc Bộ Chính trị chính thức khẳng định vai trò của kinh tế tư nhân sẽ tạo thêm niềm tin, thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư dài hạn minh bạch hơn.
Phó Tổng Giám đốc DAC Phạm Thị Nguyệt kỳ vọng Nghị quyết 68 sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng hơn, minh bạch hơn trong đấu thầu. Đồng thời, chúng tôi cũng hy vọng các thủ tục đầu tư, xây dựng sẽ được cải cách mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp tư nhân được tiếp cận thuận lợi hơn với các dự án công và các cơ hội phát triển dài hạn.
Nhiều năm qua, các doanh nghiệp tư nhân vẫn gặp không ít khó khăn khi tham gia vào thị trường tư vấn xây dựng, đặc biệt là trong các dự án sử dụng vốn ngân sách. Chúng tôi hy vọng, với định hướng mới từ Nghị quyết 68, các thủ tục đấu thầu, xét chọn nhà thầu sẽ được cải tiến theo hướng khách quan, công khai, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân có năng lực thực sự được tham gia sâu rộng hơn vào các dự án
“Chúng tôi mong rằng, sau Nghị quyết sẽ là các chương trình hành động cụ thể từ Chính phủ, các bộ ngành và chính quyền địa phương, để biến các định hướng lớn thành chính sách thực thi hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân phát triển bền vững, đồng hành cùng Nhà nước trong việc kiến tạo hạ tầng và phát triển đất nước”, bà Phạm Thị Nguyệt cho biết
Đại diện lãnh đạo một công ty về lĩnh vực xây dựng trên địa bàn quận Cầu Giấy cho rằng, Nghị quyết 68 sẽ mở đường cho cải cách thể chế được mong đợi từ lâu như tạo sân chơi bình đẳng giữa doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân, nhất là trong đấu thầu, tín dụng, khơi thông các nguồn lực xã hội hoá…những lĩnh vực mà khu vực tư nhân đôi khi gặp rào cản bởi thủ tục hành chính.
![]() |
Doanh nghiệp về lĩnh vực xây dựng mong đợi Nghị quyết 68 tạo sân chơi bình đẳng giữa doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân trong đấu thầu. |
Vị này cũng rất tâm với các giải pháp cụ thể nhằm gỡ nút thắt cho kinh tế tư nhân. Trong đó, cam kết giảm ít nhất 30% thời gian và chi phí thủ tục hành chính. Nghị quyết cũng đề xuất thành lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa với lãi suất ưu đãi từ 3 đến 5%/năm; khuyến khích ngân hàng phát triển sản phẩm vay không cần tài sản thế chấp, chấp nhận tài sản vô hình như bản quyền phần mềm hoặc hợp đồng tương lai.
Từ các góc nhìn của chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp đều cùng khẳng định: Nghị quyết số 68 là bước ngoặt chiến lược trong tư duy phát triển kinh tế tư nhân. Tinh thần quyết liệt, mục tiêu rõ ràng và loạt giải pháp cụ thể từ nghị quyết đang mở ra cơ hội chưa từng có cho khu vực kinh tế tư nhân.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Vỉa hè cho người đi bộ: Giành được, sao không giữ được?

Thi đua sáng tạo - Kiến tạo tương lai

Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Về việc miễn học phí cho học sinh: Giúp giảm "gánh nặng" tài chính cho gia đình công nhân

Sửa Bộ luật Hình sự: Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm

Nữ nhà giáo giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết
Tin khác

Trình bổ sung hơn 4.327 tỷ đồng vốn viện trợ không hoàn lại vào chi thường xuyên năm 2025
Tài chính 20/05/2025 09:59

Giá xăng dầu hôm nay (20/5): Giá dầu thế giới biến động nhẹ
Thị trường 20/05/2025 06:50

Tỷ giá USD hôm nay (20/5): Giá USD “chợ đen” tiếp tục giảm
Thị trường 20/05/2025 06:18

Giá vàng hôm nay (20/5): Tăng giá mạnh mẽ cả vàng miếng và vàng nhẫn
Thị trường 20/05/2025 05:52

Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân
Thị trường 19/05/2025 22:39

Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024
Tài chính 19/05/2025 22:19

Cao điểm truy quét hàng giả, hàng lậu trên phạm vi toàn quốc
Thị trường 19/05/2025 20:08

Chiều nay (19/5): Giá vàng trong nước bất ngờ đảo chiều tăng mạnh
Thị trường 19/05/2025 17:25

Giá xăng dầu hôm nay (19/5): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 19/05/2025 06:44

Tỷ giá USD hôm nay (19/5): Đồng USD thế giới tăng nhẹ
Thị trường 19/05/2025 06:08