Để Hà Nội cất cánh từ công nghệ và đổi mới sáng tạo: Kỳ 2- Đánh thức "tài nguyên mềm" đang ngủ say
Mở khóa tiềm năng
Trên thực tế, thời gian qua, Hà Nội đã ban hành nhiều chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ, kết nối và phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Trong đó, Đề án “Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Thủ đô đến năm 2025” đặt mục tiêu hình thành môi trường khởi nghiệp năng động, thu hút nguồn lực trong và ngoài nước.
Thành phố đã và đang triển khai quy hoạch các khu công nghệ cao như Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc với quy mô lớn, hiện đại, tích hợp nhiều tiện ích dành cho doanh nghiệp công nghệ và startup.
![]() |
Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) hiện đại, tích hợp nhiều tiện ích. |
Từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, Đảng bộ, chính quyền thành phố Hà Nội đặc biệt coi trọng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Thành phố đã chủ động tham mưu đưa các nội dung này vào Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và Luật Thủ đô năm 2024 nhằm thể chế hóa nhiệm vụ này.
Thành ủy Hà Nội cũng đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 về “Chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đến năm 2023, định hướng đến năm 2030” để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện cụ thể hóa.
Thành phố đã xác định 3 trụ cột để tập trung triển khai đó là, Chính quyền số - Kinh tế số - Xã hội số. Trên cơ sở hợp nhất 3 ban chỉ đạo (Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ), công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 đã được thành phố chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ, thống nhất trong hệ thống chính trị và các ngành, lĩnh vực, địa phương.
Hà Nội đã cho thấy vai trò gương mẫu, đi đầu khi xung phong triển khai nhiều nhiệm vụ mới, khó, như: Triển khai Hồ sơ sức khỏe điện tử, Cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID...
Ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TƯ về “Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Triển khai thực hiện Nghị quyết, Ban Thường vụ Thành ủy đã chủ động thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 57 Thành ủy Hà Nội).
Thành ủy Hà Nội một lần nữa thể hiện tinh thần tiên phong trong thực hiện Nghị quyết khi công bố 8 ứng dụng chuyển đổi số dùng chung 3 cấp trong cả hệ thống chính trị. Với năng lực dẫn đầu, Thành ủy Hà Nội được giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và tích hợp các dịch vụ công của Đảng lên Cổng dịch vụ công quốc gia; đưa vào sử dụng trong tháng 5/2025 các thủ tục thu nộp đảng phí, thủ tục về giấy xác nhận sinh hoạt Đảng hai chiều, thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng cá nhân, thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng giữa các tổ chức Đảng trong Thành phố.
Bên cạnh đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua, trong đó quy định các chính sách ưu đãi, cơ chế đặc thù về: Thu hút, trọng dụng người có tài năng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; Phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; Phát triển các khu công nghệ cao; Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh mới có tính đổi mới sáng tạo, Đầu tư mạo hiểm có sử dụng ngân sách nhà nước.
Các quy định của Luật Thủ đô năm 2024 là hành lang pháp lý để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện nay, giúp cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo có bước đột phá và phát triển mạnh mẽ.
UBND Thành phố cũng đã ban hành Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ của Thành phố đến năm 2030, trong đó có nội dung về tổ chức các sự kiện quy mô quốc gia, quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo như: Trình diễn công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo, Techmart, TechFest, TechDemo…
Khai thác hiệu quả nguồn lực
Trước đó, tại Hội nghị tổng kết Chương trình số 07-CTr/TU về “Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn, cũng đã chia sẻ về “ý tưởng” phát triển khoa học công nghệ trong những năm tiếp theo.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn nhấn mạnh, Hà Nội đã có các thể chế để mở đường cho khoa học, công nghệ phát triển. Tuy nhiên hiện nay, công nghệ cao của Hà Nội còn ít, năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp rất thấp. Khoa học công nghệ chủ yếu tập trung ở làng nghề, sản phẩm OCOP, nông nghiệp… chưa phát huy hết được tìm năng của Thủ đô.
Từ bối cảnh đó, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn đã chỉ ra các giải pháp cho những năm tiếp theo. Trước hết là tiếp tục hoàn thiện thể chế từ Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Lợi thế hiện nay của Hà Nội là Luật Thủ đô.
![]() |
Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học công nghệ của cả nước đang đứng trước cơ hội lớn trong việc phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ. |
Thành phố sẽ thành lập các tổ chức khoa học công nghệ trung gian để phát triển các hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Thủ đô, như: Quỹ đầu tư mạo hiểm, Vườn ươm khởi nghiệp sáng tạo, Sàn giao dịch khoa học công nghệ, Trung tâm đổi mới sáng tạo… Đồng thời, xây dựng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực Fintech (công nghệ tài chính).
Còn bà Bùi Thị An - Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XIII - thì cho rằng: Thời gian qua, Hà Nội đã và đang làm tạo cơ chế đặc thù cho khoa học, công nghệ phát triển. Trong đó, nổi bật là Hà Nội được chủ động đặt hàng khoa học công nghệ theo nhu cầu thực tiễn Thành phố cần. Ngoài ra, Hà Nội đã có nguồn ngân sách riêng dành cho công nghệ lõi như AI, công nghệ sinh học; có cơ chế để thu hút chuyên gia giỏi mà không còn bị hạn chế…
“Muốn cất cánh từ trí tuệ và công nghệ, Thủ đô cần hành động quyết liệt, kiến tạo cơ chế thông thoáng, thúc đẩy kết nối đa chiều giữa các chủ thể sáng tạo, đồng thời khơi dậy khát vọng nghiên cứu - phát triển trong từng cá nhân, tổ chức. Khi trí tuệ được khai mở, công nghệ được ứng dụng và các nguồn lực được liên kết hiệu quả, Hà Nội sẽ không chỉ là trung tâm hành chính - chính trị, mà còn trở thành “thành phố sáng tạo” dẫn dắt quá trình phát triển bền vững, bao trùm và hiện đại của cả nước”, bà An nhấn mạnh.
GS.TS Nhà giáo ưu tú Nguyễn Văn Minh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cho biết, nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan đã phát triển công nghệ thành công nhờ nhập khẩu công nghệ, học hỏi từ đối tác nước ngoài và chủ động chuyển giao. Trong đó, họ chú trọng đào tạo, cử nhân tài đi học ở các nước phát triển để nghiên cứu, giải quyết bài toán thực tiễn và hỗ trợ nội địa hóa công nghệ.
Theo ông, Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng cần tạo môi trường đặc biệt để phát huy người làm khoa học - những người có tư duy khác biệt, yêu nước và khao khát cống hiến. Cần đầu tư bài bản cho nhân lực, cơ sở đào tạo, khoa học cơ bản, công nghệ lõi và chiến lược mời gọi người tài, tránh “thu hút tràn lan” gây hệ lụy.
Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học công nghệ của cả nước đang đứng trước cơ hội lớn trong việc phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ. Đặc biệt, với Luật Thủ đô năm 2024 và Nghị quyết số 57-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được ban hành, Hà Nội có thêm những điều kiện thuận lợi và cơ sở vững chắc để bứt phá trong kỷ nguyên mới. |
(Kỳ 3: Để Hòa Lạc thực sự là trái tim)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện cơ chế điều hành tín dụng theo thị trường trong tháng 7

Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT

Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Cần trách nhiệm của ba bên

Cổng làng trong lòng phố

Trình Chính phủ mở rộng chính sách ưu đãi người có công

Nóng: Cô gái bị đuổi vì đứng chờ xe trên vỉa hè Mỹ Đình, công an vào cuộc
Tin khác

Cử tri đề nghị công khai danh sách các cơ sở sản xuất, buôn bán hàng giả, kém chất lượng
Nhịp sống Thủ đô 04/07/2025 21:02

Đề xuất ban hành hướng dẫn thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới
Nhịp sống Thủ đô 04/07/2025 17:57

GRDP của Hà Nội ước tăng 7,63% trong 6 tháng đầu năm
Nhịp sống Thủ đô 04/07/2025 15:36

Khoảng 30.000 người dự Lễ diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2/9
Nhịp sống Thủ đô 04/07/2025 15:20

Nâng cao sức mạnh văn hóa - thể thao vì Thủ đô giàu đẹp, văn minh
Nhịp sống Thủ đô 03/07/2025 15:33

Giúp xã đảo Minh Châu nâng cao năng lực ứng phó mưa bão
Nhịp sống Thủ đô 03/07/2025 14:58

Hà Nội: GRDP 6 tháng đầu năm 2025 ước tăng 7,63%, dịch vụ tiếp tục là trụ đỡ
Nhịp sống Thủ đô 03/07/2025 10:48

Chính thức diễn ra Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu chính sách pháp luật BHXH, BHYT năm 2025"
Nhịp sống Thủ đô 02/07/2025 17:32

Người dân hài lòng trong ngày đầu tiên đến làm việc tại trụ sở Công an phường, xã
Nhịp sống Thủ đô 01/07/2025 18:20

Ông Trần Anh Tuấn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 01/07/2025 16:56