Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Cần trách nhiệm của ba bên
Vụ dầu ăn giả Ofood của Công ty Nhật Minh Food: Đối diện các khung hình phạt nào? Phải xóa bỏ “khoảng trống trách nhiệm” trong quản lý thực phẩm |
Trước hàng loạt vụ hàng giả, hàng nhái bị phát hiện, gần đây nhất là đường dây sản xuất dầu ăn thương hiệu Ofood từ nguyên liệu dùng cho chăn nuôi, PGS.TS, đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan - Giám đốc Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh đã chia sẻ với báo chí góc nhìn về thực tiễn công tác quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm an toàn thực phẩm.
Nhìn nhận vụ dầu ăn thương hiệu Ofood là một vụ việc rất nghiêm trọng, sử dụng dầu ăn nhập khẩu với mục đích chăn nuôi để chế biến thực phẩm cho người là vô cùng nguy hiểm, bởi mức độ an toàn của loại dầu đó không đáp ứng tiêu chuẩn dành cho con người. Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng đây không phải là chuyện mới xảy ra mà có thể đã tồn tại một thời gian dài. Các nguồn tin cho biết số tiền bất chính họ thu được lên đến hàng nghìn tỷ đồng, nghĩa là họ đã bán ra thị trường số lượng rất lớn và trong thời gian rất lâu.
Từ vụ việc này, chúng ta cần xem xét lại công tác quản lý hiện nay. Các sản phẩm như vậy thường vẫn thực hiện đầy đủ thủ tục công bố sản phẩm và trên hồ sơ thì hầu hết đều đạt chuẩn. Nhưng sau đó, quá trình hậu kiểm và thanh tra để đảm bảo họ thực hiện đúng đã không kịp thời phát hiện.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Sở An toàn thực phẩm thường xuyên tổ chức hậu kiểm, thanh tra, kiểm nghiệm, yêu cầu các cơ sở dịch vụ chứng minh nguồn gốc các nguyên liệu, phải có hóa đơn, chứng từ rõ ràng, và sản phẩm phải đạt chất lượng. Nhưng có những khó khăn nhất định khi các cơ sở cho biết thường mua dạng can lớn để được giá rẻ, rồi chia nhỏ ra dùng dần.
![]() |
Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan trao đổi với báo chí. |
Vụ việc trên cũng là một bài học đắt giá để các cơ quan chức năng khi kiểm tra cần làm kỹ hơn việc sản phẩm được sản xuất ở điều kiện như thế nào, có đạt chỉ tiêu về chất lượng và an toàn hay không. Ngoài ra, nguyên liệu để tạo ra sản phẩm cũng phải chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh để xảy ra tình trạng dùng nguyên liệu sai mục đích.
Ví dụ như với mặt hàng rượu, nếu sử dụng cồn không phải là cồn thực phẩm, chẳng hạn cồn công nghiệp hay cồn y tế thì sẽ chứa nhiều tạp chất độc hại như methanol, uống vào có thể tử vong. Cho nên phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát.
Cũng theo bà Lan, để kiểm soát an toàn thực phẩm, không phải đợi tới lúc “có chuyện” mới bắt đầu tổng kiểm tra. Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát cần làm “lặng lẽ”, thường xuyên, tránh tình trạng khi có chuyện xảy ra thì cơ quan chức năng ngay lập tức lên đợt cao điểm kiểm tra, rà soát, còn những người vi phạm ngay lập tức giấu biến đi chờ “trời yên biển lặng” rồi làm tiếp...
Bà Phạm Khánh Phong Lan cũng chia sẻ, tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu không phải mới diễn ra nhưng bây giờ người dân biết đến nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn là do báo chí đã đưa thông tin rất kịp thời.
Tuy nhiên, có những vụ việc trước khi báo cho cơ quan chức năng, người ta báo cho báo chí trước, báo chí đưa tin, sau đó cơ quan chức năng đi thanh tra thì không có kết quả gì. Vì vậy, bà Lan mong muốn báo chí khi phát hiện được vi phạm, hãy phối hợp, thông báo cho cơ quan chức năng để xử lý.
Trách nhiệm của cả ba bên
Nói về giải pháp và trách nhiệm, bà Phạm Khánh Phong Lan cho rằng, phải phân tích rõ trách nhiệm của cả ba bên: quản lý nhà nước, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng.
![]() |
Một số sản phẩm dầu ăn thương hiệu Ofood được khuyến cáo ngừng sử dụng. (Ảnh: C.A.H.Y) |
Thứ nhất là về quản lý Nhà nước, cơ quan chức năng có nhiệm vụ quản lý làm sao để tạo được môi trường an toàn cho người dân. Đối với các bộ, ngành là xây dựng luật cho phù hợp, tại các địa phương thì phải có các lực lượng chấp pháp, cơ quan chức năng từ hệ thống thanh tra, quản lý thị trường cho đến công an... để có thể kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm.
Về công tác quản lý nói chung, có thể thấy hệ thống pháp luật của chúng ta không đến nỗi lạc hậu hay khác gì các nước, nhưng khâu tổ chức thực thi còn nhiều vấn đề.
“Ví dụ như về cách thức thanh tra, nếu chỉ chú trọng thanh tra theo kế hoạch, một năm tính đi bao nhiêu nơi thì lập danh sách để được duyệt, có công văn gửi cho đơn vị thông báo sẽ đi từ ngày nào, đề nghị chuẩn bị như thế này, thế kia thì làm sao có thể kịp thời phát hiện được vi phạm. Thực tế, để phát hiện ra một vụ việc vi phạm là kết quả của cả quá trình theo dõi”, bà Lan cho biết.
Vấn đề thứ hai, theo bà Lan, là trách nhiệm của bản thân người sản xuất, kinh doanh. Chúng ta xuất phát từ một nền sản xuất và kinh doanh còn manh mún, nhỏ lẻ, và cái gì càng nhỏ lẻ, càng manh mún thì càng khó kiểm soát. Để làm ăn lâu dài, lợi nhuận không thể đặt trên sức khỏe và tính mạng người dân, mà ý thức và đạo đức kinh doanh phải được đặt lên hàng đầu. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp làm ăn chân chính cũng đang rất khốn khổ vì không cạnh tranh lại với hàng giả, hàng nhái... giá rẻ.
Vấn đề thứ ba là người tiêu dùng, cộng đồng cũng phải có trách nhiệm. Nhiều người muốn có thực phẩm sạch nhưng lại chọn mua hàng giá rẻ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, dẫn đến vô tình tiếp tay cho những nơi làm bậy.
Những mặt hàng như sữa, thực phẩm chức năng, thực phẩm nói chung thì người dân hô hào chống hàng giả rất bức xúc, nhưng còn những mặt hàng khác nếu là giả thương hiệu, trốn thuế cũng là làm hại cho kinh tế thì nhiều người vẫn sẵn sàng mua...
Bây giờ muốn cho tình hình thực sự thay đổi thì phải cải thiện cả ba vấn đề trên. Đương nhiên, điều quan trọng là ý thức trách nhiệm và thực thi công vụ của hệ thống quản lý Nhà nước.
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cũng nhìn nhận, các chế tài hiện hành rất nặng, đủ răn đe. Ví dụ doanh nghiệp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhưng không làm đầy đủ thủ tục công bố khi kiểm tra, bị xử phạt 90 triệu đồng; hay người kinh doanh thức ăn đường phố, nếu không đeo găng tay, bị phạt đến 3 triệu đồng. Thậm chí, có cơ sở sử dụng nguyên liệu quá hạn, bị phạt tới 3 tỷ đồng...
Theo bà Lan, không cần mức xử phạt quá cao, bởi vì mức xử phạt quá cao thì dẫn đến nguy cơ chủ cơ sở sạt nghiệp, rồi họ đi nơi khác làm ăn, có khi làm bậy gấp nhiều lần trước để bù lại... Vấn đề là có phát hiện được để xử lý hay không và điều này cần sự chung tay của toàn xã hội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện cơ chế điều hành tín dụng theo thị trường trong tháng 7

Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT

Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Cần trách nhiệm của ba bên

Cổng làng trong lòng phố

Trình Chính phủ mở rộng chính sách ưu đãi người có công

Nóng: Cô gái bị đuổi vì đứng chờ xe trên vỉa hè Mỹ Đình, công an vào cuộc
Tin khác

Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người
Sự kiện 05/07/2025 17:32

Rút ngắn thời gian, giảm chi phí và thủ tục thi hành án dân sự
Sự kiện 04/07/2025 20:05

Bộ Tư pháp công bố các quyết định về công tác tổ chức hệ thống Thi hành án dân sự
Sự kiện 04/07/2025 13:53

Thành phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm lãnh đạo 10 cơ quan báo chí
Sự kiện 03/07/2025 12:20

Tổng Bí thư chỉ đạo 8 nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
Sự kiện 02/07/2025 17:30

Đại tá Lưu Nam Tiến nhận nhiệm vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội
Sự kiện 02/07/2025 15:30

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội: Liên thông dữ liệu giữa các cơ quan là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt
Sự kiện 02/07/2025 11:14

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW
Sự kiện 02/07/2025 10:49

Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh
Sự kiện 01/07/2025 20:19

Chính thức vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM
Sự kiện 01/07/2025 16:53