--> -->

Cổng làng trong lòng phố

Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạc ồn ào của đô thị, như nét chấm phá trầm mặc giữa bức tranh rực rỡ sắc màu hiện đại.
Chuyện về chiếc cổng làng đẹp nhất kinh kỳ Độc đáo cổng làng Bưởi Cổng làng, biểu tượng văn hóa làng quê Biểu tượng làng quê đáng tự hào hình thành từ công tác dân vận khéo

Phía sau nhng chiếc cng làng

Tôi dường như có duyên với những rêu phong cổ kính. Chẳng thế mà mỗi khi trong lòng nặng trĩu tâm tư, hễ đặt chân đến những vùng đất xưa cũ, hòa mình vào không gian trầm mặc của những mái cổng phủ rêu, bức tường vôi lở, là mọi muộn phiền, mệt mỏi như được gió cuốn đi.

Giữa xô bồ phố thị, những nơi ấy cho tôi một chốn nương náu của tâm hồn, một khoảng lặng để nhắc mình đừng quên những điều bình dị, mộc mạc nhưng bền bỉ nhất trong đời.

Có lẽ, chính những rêu phong cổ kính ấy, với sự lặng im của thời gian, đã dạy tôi biết lắng nghe hơn, biết trân quý hơn từng chút bình yên hiếm hoi giữa cuộc sống bộn bề. Để rồi, mỗi lần đứng trước một cổng làng cũ, tôi không chỉ thấy dáng hình một công trình, mà như thấy cả bóng dáng quê nhà, của tuổi thơ, của những gì không bao giờ cũ trong lòng mình.

Cổng làng trong lòng phố
Cổng làng lụa Vạn Phúc. Ảnh: Đinh Luyện

Tôi nhớ lần tìm đến làng thuốc Nam Đại Yên. Con ngõ nhỏ bên đường Hoàng Hoa Thám dẫn tôi đi giữa phố phường xô bồ. Và rồi, chỉ cách con đường náo nhiệt kia vài trăm bước chân, cổng làng Đại Yên hiện ra khiêm nhường. Bên cổng ấy, vẫn còn đó những gánh lá thuốc Nam. Chiều xuống, người mua kẻ bán rộn ràng. Họ tìm bó lá hẹ, nắm húng chanh, tìm chút lá bưởi, lá sả… để gội đầu, để xông cảm, để chữa ho cho trẻ nhỏ… Họ hẳn toàn những người yêu nếp cũ. Điều này thực quý giá bởi giữa phố thị náo nhiệt, vẫn có những nếp làng vẫn lặng lẽ neo mình, gìn giữ chút hồn xưa giữa những đổi thay dồn dập.

Lại một đận khác, tôi tình cờ dừng bước trước cổng làng Vạn Phúc, nơi được mệnh danh làng lụa nghìn năm tuổi. Lụa nơi đây nổi tiếng đến mức, từng là “đặc sản” tiến Vua, là nguồn cảm ứng bất tận trong thi ca. Chẳng thế mà, đến nay Vạn Phúc vẫn còn truyền nhau lời thơ: “Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát/ Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông/ Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng/ Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn/ Mà mùa thu dài lắm ở xung quanh…/ Em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn/ Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông”.

Có lịch sử lâu đời là vậy, thế nên chiếc cổng làng Vạn Phúc cũng đặc biệt, mang hơi thở mềm mại của làng lụa. Qua vòm cổng ấy, phố xá xô bồ dường như lùi lại phía sau, nhường chỗ cho không gian thấm đẫm hồn quê. Hôm ấy, bên cổng làng, tôi gặp nghệ nhân Phạm Khắc Hà, người từng được tín nhiệm giữ cương vị Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Dệt lụa Vạn Phúc suốt cả chục năm trời.

Cổng làng trong lòng phố
Ông Phạm Khắc Hà - nghệ nhân làng lụa Vạn Phúc. Ảnh: Đinh Luyện

Ông vuốt tay lên vệt rêu phong trên bức tường gạch, giọng chậm rãi mà ân tình: “Cổng làng mình giản dị thế thôi, nhưng nó là cái lằn ranh nhắc con cháu rằng bước qua đây là bước vào đất tổ, vào cái nếp làng, nếp nghề bao đời. Bao năm rồi, dù làng thành phố, thành phường cổng làng vẫn đứng đây mà giữ hộ cho người làng mình cái hồn của tổ tiên…”.

Quả vậy, ở Vạn Phúc có một điều thú vị là người già vẫn giữ thói quen ra đình, lên chùa, tụ nhau dưới gốc đa bên quán nước để chuyện kim, chuyện cổ, như thể đời sống ồn ã ngoài kia chẳng thể chạm vào cái nếp làng sâu thẳm trong họ. Làng đã lên phố, nhưng người ta bảo gọi nhau là “người phố”, sao mà nghe vẫn thấy ngượng nghịu, lạc lõng làm sao…

Càng đi, càng tiếp xúc, tôi càng nhận ra giữa dòng chảy xô bồ của phố thị, vẫn có một dòng chảy riêng - cái dòng chảy âm thầm mà dai dẳng của văn hóa “làng lên phố”. Con người nơi đây vừa mang nét nhã nhặn, tế nhị của người phố cổ, vừa đượm trong cung cách, lời ăn tiếng nói cái hồn hậu, gần gũi của người làng, nhất là những người đã đi qua bao tháng năm dâu bể. Và cổng làng Vạn Phúc vẫn lặng lẽ chứng kiến tất cả… như một cột mốc lặng thầm, để khi ta bước qua, vẫn còn nghe trong gió nhịp thoi đưa, hơi thở của lụa giữa lòng phố thị.

Nhng chng nhân lch s

Tôi nhớ mãi một bài viết về cổng làng của Kiến trúc sư Nguyễn Địch Long đăng trên Tạp chí Kiến trúc năm 2022. Ông chia sẻ rằng, trên toàn cõi non sông Đất Việt có bốn ngôi làng được coi là đẹp nhất nước, thì riêng Hà Nội đã chiếm tới ba.

Đó là làng Đường Lâm đã tồn tại từ hàng nghìn năm, với hàng trăm ngôi nhà cổ, xứng đáng giữ vị thế hàng đầu trên cả nước. Tiếp đó là Làng Cự Đà, nơi nổi tiếng với rất nhiều ngôi nhà cổ và những biệt thự kiểu Pháp duyên dáng. Cuối cùng là Làng Cựu, nơi từng là vùng đất của những người giàu có nhờ buôn bán và nghề thợ. Toàn bộ làng có rất nhiều ngôi nhà hai tầng mang kiến trúc Phục Hưng Pháp theo lối Gotic, tuy giản dị nhưng toát lên vẻ sang trọng. Thật may mắn, trong ba ngôi làng đẹp của Hà Nội ấy, tôi đều đã có dịp đặt chân tới, được tận mắt chiêm ngưỡng và cảm nhận hồn cốt của từng miền quê.

Cổng làng trong lòng phố
Giữa hơi thở nhộn nhịp nơi phố thị, bước qua cổng làng, mọi nhọc nhằn như ở lại phía sau, chỉ còn lại sự bình yên mà chỉ quê nhà mới có thể trao tặng. (Ảnh: cổng làng Đường Lâm, nơi được xem là một trong những chiếc cổng làng đẹp nhất trong cả nước).

Hôm tìm về Đường Lâm, dừng chân trước cổng làng, ngọn gió xứ Đoài nhẹ đưa qua vòm cổng, dường như mang theo mùi hương của lúa chín, của cây trái làng quê, khiến lòng người lữ khách như tôi như dịu lại giữa bao bộn bề. Ông Nguyễn Đăng Thạo - người có thời gian dài gắn bó với Đường Lâm nay là Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao phường Sơn Tây bảo: “Với mình, cổng làng thân thuộc lắm. Nó không chỉ phân cách cánh đồng với xóm làng, mà còn là nơi chờ đón. Chờ người đi đồng trở về, chờ khách lạ, chờ con cháu xa quê tìm về dịp Tết đoàn viên…”.

Có tìm hiểu mới biết, cổng làng Mông Phụ được dựng từ năm 1553, thời vua Lê và quay mặt về hướng Đông Nam. Do quay mặt về hướng của những cơn gió lành, của sự thịnh vượng mà cha ông đã gửi gắm vào đó niềm tin về một tương lai sáng tươi cho con cháu. Giữa trưa hè oi ả, cổng làng như ống gió dẫn mát vào làng, mang theo cả hơi thở của đồng quê thấm đẫm trong từng mái ngói, từng bậc gạch mòn dấu chân người. Với những người con Đường Lâm làm ăn xa, chỉ cần từ xa nhìn thấy bóng cây đa là lòng đã rưng rưng, biết mình sắp trở về nơi chôn nhau cắt rốn. Và khi bước qua cổng làng, mọi nhọc nhằn như ở lại phía sau, chỉ còn lại sự bình yên mà chỉ quê nhà mới có thể trao tặng.

Dừng chân ở Cự Đà - ngôi làng ven sông Nhuệ, mang trong mình dáng vẻ một thời phồn thịnh. Ông Vũ Văn Bằng, cựu Trưởng ban văn hóa xã và được mệnh danh là “pho sử sống” của Cự Đà chia sẻ, làng có nhiều nét đặc biệt. Cổng làng là một trong số đó. Không ở đâu có chiếc cổng như vậy bởi trên nóc cổng, chiếc đồng hồ xưa cũ vẫn hiển hiện như một chứng tích của thời sung túc. Chiếc đồng hồ ấy tượng trưng cho điểm nhịp thời gian cho cả một làng giàu sang, một làng có điện chiếu sáng sớm bậc nhất miền Bắc…

Cổng làng trong lòng phố
Chiếc cổng dẫn lối vào làng cổ Cự Đà. Ảnh: Đinh Luyện

Cự Đà xưa từng là nơi hội tụ của những gia đình danh tiếng, những nhà tư bản được phong tặng những danh xưng lẫy lừng: vua Điền địa với hàng trăm mẫu ruộng trải dài ven sông, vua ô tô tàu thủy, vua dệt... Những cái tên như Cự Doanh, Cự Bổng đã vang tiếng khắp Kinh kỳ, thậm chí lan ra cả bên ngoài xứ sở. Ngôi làng bên bờ sông Nhuệ không chỉ giàu có về của cải, mà còn giàu về văn hóa, lối sống.

Nhìn từ những cổng làng Cự Đà, Đường Lâm, Đại Yên, Vạn Phúc… dù ở đâu, dù bao mùa nắng mưa đã qua, những chiếc cổng như chứng nhân lịch sử vẫn lặng lẽ đứng đó như một cột mốc thiêng liêng giữa dòng chảy thời gian. Không đơn thuần là một lối đi hay ranh giới, cổng làng còn là cánh cửa dẫn về ký ức, nơi lưu giữ nếp xưa, hồn cốt quê nhà. Bước qua cổng làng, người ta như bỏ lại sau lưng những tất bật đời thường, để lòng nhẹ nhõm mà tìm về chút yên bình, tìm về với bóng đa, giếng nước, mái đình…

Giữa phố phường đổi thay từng ngày, những chiếc cổng làng còn sót lại hôm nay vẫn âm thầm nhắc nhở: đừng để hồn làng phai nhạt giữa nhịp sống hiện đại, đừng để những giá trị của cha ông trôi theo bụi thời gian.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện cơ chế điều hành tín dụng theo thị trường trong tháng 7

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện cơ chế điều hành tín dụng theo thị trường trong tháng 7

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025.
Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 27/6 đến ngày 4/7), toàn Thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường; tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT

Đáp án, thang điểm các bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố chiều nay (6/7).
Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Cần trách nhiệm của ba bên

Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Cần trách nhiệm của ba bên

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, để kiểm soát an toàn thực phẩm, việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát cần làm “lặng lẽ”, thường xuyên, tránh tình trạng khi có chuyện xảy ra thì cơ quan chức năng ngay lập tức lên đợt cao điểm kiểm tra, rà soát, còn những người vi phạm ngay lập tức giấu biến đi chờ “trời yên biển lặng”...
Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạc ồn ào của đô thị, như nét chấm phá trầm mặc giữa bức tranh rực rỡ sắc màu hiện đại.
Trình Chính phủ mở rộng chính sách ưu đãi người có công

Trình Chính phủ mở rộng chính sách ưu đãi người có công

Bộ Nội vụ sẽ phối hợp cùng các Bộ, Ban, ngành Trung ương và địa phương để hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định quy định chi tiết Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, dự kiến vào quý 4/2025.
Nóng: Cô gái bị đuổi vì đứng chờ xe trên vỉa hè Mỹ Đình, công an vào cuộc

Nóng: Cô gái bị đuổi vì đứng chờ xe trên vỉa hè Mỹ Đình, công an vào cuộc

Ngày 6/7, mạng xã hội xôn xao trước đoạn clip ghi lại cảnh một cô gái trẻ bị người phụ nữ bán trà đá lớn tiếng xua đuổi, thậm chí "động chân động tay" khi đang đứng đợi xe trên vỉa hè đường Phạm Hùng, trước bến xe Mỹ Đình. Vụ việc làm dấy lên bức xúc về tình trạng lấn chiếm vỉa hè và hành xử thiếu văn hóa nơi công cộng. Công an phường Từ Liêm đang vào cuộc xác minh, xử lý.

Tin khác

Trà sen Tây Hồ: Hương sắc thanh tao giữa phố thị vội vã

Trà sen Tây Hồ: Hương sắc thanh tao giữa phố thị vội vã

Mỗi khi mùa sen nở, bên những hồ nước Tây Hồ phẳng lặng, lại thấp thoáng hình bóng những người nghệ nhân lặng lẽ gom từng hạt hương sắc của mùa hạ. Không máy móc, không dây chuyền, chỉ có đôi bàn tay khéo léo, khứu giác tinh tế và những bí quyết được giữ gìn qua nhiều thế hệ. Trà sen Tây Hồ vì thế trở thành một lát cắt tinh tế trong bức tranh văn hóa Hà Nội ngàn năm.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học: "Tôi viết, để giữ lại điều đẹp đẽ"

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học: "Tôi viết, để giữ lại điều đẹp đẽ"

Có những con người, dù cuộc sống mang đến bao nhiêu thử thách, bão giông, vẫn kiên cường bước tiếp, dùng ngòi bút như ánh đuốc soi đường, thắp lên hy vọng giữa những ngày đen tối nhất. Nguyễn Văn Học chính là một trong số đó - người viết không chỉ bằng lý trí mà còn bằng cả trái tim rung động trước những cảnh đời khốn khổ, trước những mảng xanh ngỡ như mỏng manh, dễ vỡ.
Nâng cao nếp sống văn hóa từ mô hình di tích lịch sử kiểu mẫu

Nâng cao nếp sống văn hóa từ mô hình di tích lịch sử kiểu mẫu

Thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội đã triển khai hiệu quả mô hình di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn gắn với thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, qua đó góp phần tạo sự văn minh trong ứng xử đối với người quản lý di tích cũng như người dân, du khách.
Phụ nữ cống hiến xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến và hội nhập

Phụ nữ cống hiến xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến và hội nhập

Phong trào thi đua yêu nước có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy các hoạt động cách mạng. Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện các Chỉ thị về thi đua yêu nước của Đảng, phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng của thành phố Hà Nội nhiều năm qua đã có nhiều đổi mới.
Giữ hồn di sản cho muôn đời sau

Giữ hồn di sản cho muôn đời sau

Kinh thành Thăng Long xưa, nay là Thủ đô Hà Nội, vốn là mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ, kết tinh những tinh hoa văn hóa trong suốt chặng đường dựng nước, giữ nước của dân tộc. Ngàn năm qua, biết bao mồ hôi, xương máu của ông cha đã đổ xuống nơi đây, chốn định đô muôn đời mang trong mình biết bao di sản đô thị vô giá mà hôm nay chúng ta thừa hưởng. Giờ đây, mảnh đất này lại là nhân chứng trong bước chuyển mình của dân tộc, gánh vác trách nhiệm “giàu có, hiện đại” nhưng vẫn phải cân bằng với khối “tài nguyên văn hóa - lịch sử” sâu và nặng.
Tái thiết Hà Nội từ những “tài nguyên ngủ quên”

Tái thiết Hà Nội từ những “tài nguyên ngủ quên”

Giữa nhịp phát triển hiện đại của Thủ đô, vẫn còn đó hàng nghìn di tích, công trình cũ và cơ sở công nghiệp chưa được khai thác đúng mức, những “nguyên liệu thô” mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa. Nếu được quy hoạch và sử dụng hợp lý, đây sẽ là nền tảng quý giá cho quá trình tái thiết đô thị gắn với bảo tồn và sáng tạo.
Hà Nội lọt top 15 thành phố được du khách yêu thích nhất thế giới

Hà Nội lọt top 15 thành phố được du khách yêu thích nhất thế giới

Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến của Việt Nam tiếp tục khẳng định sức hút mạnh mẽ trên bản đồ du lịch quốc tế khi xếp vị trí thứ 11 trong danh sách 15 thành phố được khách du lịch ưa chuộng nhất thế giới do tạp chí Time Out (Anh) công bố.
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Một buổi chiều Hà Nội ngập tràn nắng, tôi tìm đến khu nhà nhỏ nằm yên ả trong lòng phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy). Ở đó, tôi gặp bà - người phụ nữ đã bước qua tuổi 83, với ánh mắt hiền hậu và nụ cười ấm như hơi nắng cuối chiều. Người đời vẫn trìu mến gọi bà là “báu vật sống” của nghệ thuật trống hội đất Hà thành. Nhưng với tôi, ấn tượng đầu tiên lại là sự thanh thản và rạng rỡ toát lên từ dáng hình bé nhỏ, như thể bà mang theo cả nắng chiều lấp lánh trong bước đi nhẹ nhàng. Bà là Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám hay “cô Minh Tâm”, cái tên thân thương mà bao thế hệ học trò trìu mến dành tặng cho người “truyền lửa” trống hội đáng kính.
Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ký ức về những tháng năm hoa lửa vẫn in đậm trong tâm trí những người lính trận. Đặc biệt, trong những ngày tháng Tư lịch sử - khi cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), những kỷ niệm xưa lại ùa về, sống động như mới hôm qua. Mang trong mình phẩm chất cao quý của “Bộ đội Cụ Hồ” - ông Nguyễn Tiến Thưởng người lính xe tăng năm xưa nay vẫn vững vàng trên một mặt trận khác. Ông đồng hành cùng các cựu chiến binh thị xã Sơn Tây tiếp tục dựng xây quê hương, vun đắp hòa bình bằng nghị lực, tình yêu nước và khát vọng cống hiến không ngơi nghỉ.
Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Chiến thắng mùa Xuân 1975 là bản anh hùng ca của cả dân tộc. Lịch sử mãi ghi tạc chiến công hiển hách của những đoàn quân rầm rập tiến về giải phóng miền Nam. Nhưng trong bản thiên anh hùng ca vĩ đại ấy, có đóng góp của lực lượng Công an Thủ đô - họ là những người giữ vững an ninh trật tự, là "lá chắn thép" bảo vệ hậu phương lớn, góp phần không nhỏ vào thắng lợi cuối cùng.
Xem thêm
Phiên bản di động