Để Hà Nội cất cánh từ công nghệ và đổi mới sáng tạo: Kỳ 1- Từ hội đủ "thiên thời, địa lợi, nhân hòa"
Nhiều nền tảng thuận lợi
Trong hành trình xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học và công nghệ của cả nước, không thể không nhắc tơi yếu tố đầu tiên mang tính nền tảng, đó là sự hội tụ của những điều kiện thuận lợi. Đây cũng chính là tiền đề quan trọng để Thủ đô có thể “cất cánh” trong kỷ nguyên chuyển đổi số, bứt phá mạnh mẽ với vai trò đầu tàu của cả nước về kinh tế tri thức.
Hiện trên địa bàn Hà Nội có hơn 100 trường đại học, học viện và hàng trăm trường cao đẳng, trung cấp nghề. Trong đó, nhiều đơn vị có bề dày truyền thống, đóng vai trò đầu tàu về đào tạo nhân lực chất lượng cao như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học FPT…
![]() |
Hà Nội đang từng bước khẳng định vai trò trung tâm đổi mới sáng tạo, lấy khoa học, công nghệ, chuyển đối số và trí tuệ con người làm động lực phát triển. |
Bên cạnh hệ thống đào tạo, Hà Nội cũng quy tụ hàng chục viện nghiên cứu đầu ngành thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội, kỹ thuật và công nghệ như: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Năng lượng nguyên tử, Viện Vật lý, Viện Toán học, Viện Công nghệ Thông tin… Đây là lực lượng nghiên cứu mạnh, đóng góp nhiều công trình khoa học có giá trị thực tiễn.
Đáng chú ý, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại Hà Nội ngày càng phát triển mạnh. Theo Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, toàn thành phố hiện có hơn 1.000 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Thành phố cũng có hơn 10 vườn ươm công nghệ - doanh nghiệp khoa học, tiêu biểu như BK Holdings, SpeedUp Hà Nội, NIC Hoa Lạc…
Không chỉ là trung tâm nghiên cứu, Hà Nội còn là nơi đặt trụ sở của nhiều tập đoàn công nghệ lớn như Viettel, VNPT, FPT, CMC, MobiFone… Những doanh nghiệp này không chỉ dẫn đầu thị trường nội địa mà còn vươn ra khu vực, đóng góp lớn vào xuất khẩu phần mềm, dịch vụ công nghệ cao.
Cùng với đó, hàng nghìn công ty công nghệ quy mô vừa và nhỏ cũng đang hoạt động sôi động tại Hà Nội, đặc biệt trong các lĩnh vực như: trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây, chuỗi khối (Blockchain)… Từ đây hình thành nên mạng lưới kết nối giữa nhà trường - viện nghiên cứu - doanh nghiệp - startup, tạo ra chu trình đổi mới sáng tạo khép kín.
Bà Bùi Thị An - Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XIII, nhận định, Hà Nội đang có lợi thế lớn trong việc hội tụ đồng thời ba trụ cột: nguồn nhân lực trí tuệ cao, hệ thống nghiên cứu - đào tạo mạnh, và sự năng động của khu vực doanh nghiệp. Đây là điều kiện lý tưởng để Thành phố trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của cả nước và khu vực.
“Bên cạnh đó, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tại Hà Nội cũng đang hình thành. Trong đó, có thể kể đến trung tâm NIC ở Hòa Lạc, các trung tâm công nghệ sinh học, các trung tâm khởi nghiệp, sáng tạo… Ngoài ra, Hà Nội là thị trường đông dân, do đó thị trường tiêu thụ rất lớn, đây là điểm mạnh rất lớn để Hà Nội tạo ra được các sản phẩm công nghệ có hiệu quả”, bà An nhấn mạnh.
Tạo đà cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã khẳng định được vị thế trung tâm hàng đầu cả nước về khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, luôn đứng trong nhóm dẫn đầu về nhiều chỉ tiêu, chỉ số như: Số lượng công bố quốc tế; số lượng sáng chế đăng ký và được cấp; số lượng doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Hà Nội liên tục là địa phương đứng đầu cả nước trong xếp hạng Bộ Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) năm 2022 (đánh giá thử nghiệm bộ chỉ số), năm 2023 và năm 2024 (đánh giá chính thức). Xếp hạng chuyển đổi số cấp tỉnh cũng đã có bước tiến vượt bậc.
Nhiều chỉ tiêu của Chương trình số 07-CTr/TU về “Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025” đã hoàn thành. Các chỉ tiêu Tốc độ tăng năng suất lao động; Tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên tổng sản phẩm nông nghiệp, Tỷ trọng kinh tế số tuy có khả năng không hoàn thành nhưng do yếu tố khách quan và cũng đều đạt mức cao so với bình quân của cả nước.
![]() |
Hà Nội có nhiều nền tảng thuận lợi để phát triển khoa học, công nghệ. |
Các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất chất lượng hàng hóa và dịch vụ; điển hình trong sản xuất nông nghiệp: ứng dụng công nghệ sinh học trong việc sản xuất các loại giống cây, con, kỹ thuật canh tác, phòng trừ dịch bệnh, bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản đã tạo bước đột phá nâng cao năng suất, chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.
Bên cạnh đó, Hà Nội dẫn đầu toàn quốc về số lượng doanh nghiệp khoa học và công nghệ với 180 doanh nghiệp khoa học, công nghệ trên tổng số khoảng trên 820 doanh nghiệp khoa học, công nghệ của cả nước (chiếm 21%). Hoạt động thẩm định, đánh giá công nghệ đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời các yêu cầu của Thành phố về việc thẩm định, đánh giá trình độ công nghệ cho các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực cấp thiết của Thủ đô như: Xử lý nước thải, rác thải... Sở Khoa học và Công nghệ đã thực hiện thẩm định công nghệ, cho ý kiến về công nghệ đối với 208 dự án đầu tư trên địa bàn.
Về ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong giai đoạn 2019-2023, Hà Nội đã có 2712 sản phẩm OCOP được công nhận, trong đó 17 sản phẩm được xếp hạng 5 sao hoặc tiềm năng 5 sao, 1476 sản phẩm được xếp hạng 4 sao (chiếm 54%); 1219 sản phẩm được xếp hạng 3 sao (chiếm 45%).
Năm 2023, Hà Nội lần đầu tiên vào danh sách 200 thành phố có hệ sinh thái khởi nghiệp tốt nhất toàn cầu (đứng thứ 174, theo Startupblink.com). Năm 2024, theo kết quả mới công bố của tổ chức này, Hà Nội tăng 17 bậc so với năm trước, xếp hạng 157 về hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.
Hà Nội đang sở hữu những nền tảng vững chắc về con người, cơ sở hạ tầng, hệ sinh thái nghiên cứu và doanh nghiệp để phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Việc kết nối chặt chẽ các chủ thể trong hệ sinh thái, cùng với chính sách phù hợp, sẽ giúp Thủ đô không chỉ là trung tâm hành chính - chính trị mà còn là “trái tim công nghệ” của cả nước trong tương lai gần. |
(Kỳ 2: Đánh thức tiềm lực, khai thác hiệu quả tài nguyên)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Miễn học phí cho học sinh công lập: Giảm gánh nặng cho những gia đình thu nhập thấp

Từ 1/8 giá vé đường sắt đô thị Hà Nội tăng mạnh

Hang Dơi Kho Mường, vẻ đẹp nguyên sơ giữa lòng Pù Luông

Tăng trưởng GDP 6 tháng đạt 7,52%, mức tăng kỷ lục trong 15 năm qua

Trào lưu “xuyên không” trên Google Maps: Cảm xúc hoài niệm hay cái bẫy bảo mật?

Ngày 15/7 công bố đợt 2 danh mục các dự án được miễn GPXD tại TP.HCM

Giữ màu xanh, phố sạch cho Thủ đô văn hiến, văn minh
Tin khác

Cử tri đề nghị công khai danh sách các cơ sở sản xuất, buôn bán hàng giả, kém chất lượng
Nhịp sống Thủ đô 04/07/2025 21:02

Đề xuất ban hành hướng dẫn thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới
Nhịp sống Thủ đô 04/07/2025 17:57

GRDP của Hà Nội ước tăng 7,63% trong 6 tháng đầu năm
Nhịp sống Thủ đô 04/07/2025 15:36

Khoảng 30.000 người dự Lễ diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2/9
Nhịp sống Thủ đô 04/07/2025 15:20

Nâng cao sức mạnh văn hóa - thể thao vì Thủ đô giàu đẹp, văn minh
Nhịp sống Thủ đô 03/07/2025 15:33

Giúp xã đảo Minh Châu nâng cao năng lực ứng phó mưa bão
Nhịp sống Thủ đô 03/07/2025 14:58

Hà Nội: GRDP 6 tháng đầu năm 2025 ước tăng 7,63%, dịch vụ tiếp tục là trụ đỡ
Nhịp sống Thủ đô 03/07/2025 10:48

Chính thức diễn ra Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu chính sách pháp luật BHXH, BHYT năm 2025"
Nhịp sống Thủ đô 02/07/2025 17:32

Người dân hài lòng trong ngày đầu tiên đến làm việc tại trụ sở Công an phường, xã
Nhịp sống Thủ đô 01/07/2025 18:20

Ông Trần Anh Tuấn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 01/07/2025 16:56