Miễn học phí cho học sinh công lập: Giảm gánh nặng cho những gia đình thu nhập thấp
Thở phào nhẹ nhõm
Ngày 26/6, với 440/441 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết miễn và hỗ trợ học phí cho toàn bộ trẻ mầm non đến học sinh trung học phổ thông và người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục công lập trên toàn quốc. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày ký và sẽ áp dụng từ năm học 2025-2026.
Theo nội dung Nghị quyết, tất cả học sinh công lập từ mầm non đến trung học phổ thông sẽ được miễn hoàn toàn học phí, không phân biệt vùng miền hay điều kiện kinh tế. Đây là bước tiến quan trọng trong chính sách giáo dục công bằng, thể hiện nỗ lực của Nhà nước trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giảm bớt gánh nặng chi phí cho phụ huynh và học sinh.
![]() |
Từ năm học 2025-2026 học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước sẽ được miễn toàn bộ học phí. |
Ngay sau khi được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, nhiều nhà quản lý, giáo viên và phụ huynh đã bày tỏ niềm vui, cũng như sự đồng tình, ủng hộ trước quyết định đầy tính nhân văn này. Đây là nguồn động lực lớn để các nhà trường, gia đình có thêm điều kiện chăm lo, đầu tư cho việc học tập của học sinh.
Có 2 con đang chuẩn bị vào lớp 1 và lên lớp 6 ở phường Nghĩa Đô (Hà Nội), chị Hoàng Thị Kim Chi không giấu được niềm vui: “Năm nay thực sự là khoảng thời gian khó khăn về kinh tế đối với gia đình tôi khi công việc bấp bênh, làm đủ thứ nghề mới đủ sống, tôi rất phấn khởi khi nghe tin học sinh được miễn học phí các cấp học.
Có thể số tiền vài trăm nghìn đồng học phí mỗi tháng không phải là quá cao. Nhưng nếu gộp cả năm học cùng với các khoản khác thì không phải là nhỏ. Hà Nội có nhiều gia đình nhập cư, cuộc sống còn nhiều khó khăn về chật vật, thì việc miễn học phí sẽ giúp cho nhiều người cảm thấy được an ủi, chia sẻ. Số tiền đó, chúng tôi có thể đầu tư cho con có một không gian học tập tốt hơn, hay đầu tư học thêm các môn năng khiếu nâng cao sức khoẻ…”.
Cùng chung cảm xúc, chị Nguyễn Thị Thu Hằng (đoàn viên công đoàn Công ty Cổ phần Hà Yến, phường Tây Tựu) chia sẻ, khi có thông tin trẻ em mầm non và học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông công lập sẽ được miễn học phí từ năm học tới, chị cảm thấy vui vì sẽ giảm bớt được một phần chí phí cho việc học tập của con.
“Thu nhập hiện tại của hai vợ chồng tôi không cao, đặc biệt là với mức chi phí sinh hoạt ở Hà Nội. Việc miễn học phí cho trẻ sẽ giúp vợ chồng tôi bớt được một phần gánh nặng kinh tế cho gia đình, vì vậy tôi cho rằng đây là một quyết định hết sức nhân văn của Đảng, Nhà nước”, chị Hằng bày tỏ.
Cùng với phụ huynh, việc miễn học phí cho học sinh công lập cũng được giáo viên đồng tình, ủng hộ. Cô Nguyễn Hải Bắc, Trường Trung học cơ sở Phú Diễn cho biết: “Tôi rất vui mừng trước quyết định miễn học phí cho toàn bộ học sinh công lập từ cấp mầm non đến Trung học phổ thông. Chính sách này mang lại cơ hội học tập bình đẳng cho tất cả học sinh, không phân biệt gia đình giàu nghèo. Điều này mở ra cơ hội để học sinh phát triển hết tiềm năng của mình”.
Là giáo viên, cô Bắc cho biết cảm nhận rõ hơn trước quyết định miễn học phí vì sẽ giảm bớt gánh nặng tài chính, tạo điều kiện cho môi trường học tập tích cực và nâng cao chất lượng giảng dạy. Cô có thể tập trung vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy, giúp học sinh tiến bộ mỗi ngày mà không lo ngại về sự tham gia của các em.
Đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho trẻ
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị An (Chủ tịch Hội Nữ trí thức thành phố Hà Nội), hiện nay, muốn nâng cao chất lượng nguồn lực, muốn đất nước phát triển bền vững thì phải chú ý vào giáo dục. “Tôi cho rằng quyết định của Quốc hội về việc miễn học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập là một quyết định rất tuyệt vời, vừa động viên học sinh chăm chỉ học tập, vừa tiếp tục khẳng định chủ trương giáo dục là quốc sách hàng đầu và luôn được ưu tiên, phù hợp với bước phát triển của đất nước trong kỷ nguyên vươn mình”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị An bày tỏ.
![]() |
Không chỉ ở hệ thống công lập, học sinh tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục cũng sẽ được hỗ trợ học phí. |
Không chỉ dừng ở hệ thống công lập, nghị quyết cũng quy định rõ: Học sinh tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục sẽ được hỗ trợ học phí, mức cụ thể do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố quyết định, nhưng không vượt quá mức thu học phí thực tế của các cơ sở ngoài công lập.
Đáng chú ý, Nghị quyết đã mở rộng phạm vi đối tượng thụ hưởng, bao gồm cả: Trẻ mầm non học tại cơ sở dân lập, tư thục; Người học chương trình giáo dục phổ thông tại các trung tâm giáo dục thường xuyên; các đối tượng yếu thế trong xã hội.
Theo báo cáo của Chính phủ, riêng kinh phí hỗ trợ cho người học chương trình phổ thông tại các cơ sở giáo dục thường xuyên và tương đương là 774,2 tỷ đồng/năm học, áp dụng cho 418.850 học viên.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, tổng kinh phí dự kiến để thực hiện chính sách này là 30.600 tỷ đồng/năm, trong đó: 22.400 tỷ đồng đã được tính toán theo các chính sách đang áp dụng; 8.200 tỷ đồng là phần tăng thêm theo Nghị quyết mới.
Quốc hội đã có phương án chuyển nguồn 6.623 tỷ đồng từ dự toán ngân sách trung ương năm 2024 chưa phân bổ sang năm 2025 để đảm bảo đủ kinh phí triển khai.
Hiện đã có 10 tỉnh, thành phố đi đầu trong việc hỗ trợ học phí cho học sinh mầm non và phổ thông từ năm học 2024-2025, tạo tiền đề thuận lợi cho việc triển khai rộng khắp từ năm học tới.
Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết miễn, hỗ trợ học phí toàn quốc từ năm học 2025-2026 là dấu mốc lớn trong chính sách giáo dục Việt Nam, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Không chỉ giảm gánh nặng tài chính cho hàng triệu gia đình, chính sách này còn góp phần thúc đẩy công bằng trong tiếp cận giáo dục, đảm bảo mọi trẻ em đều được đến trường và học tập trong điều kiện tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Miễn học phí cho học sinh công lập: Giảm gánh nặng cho những gia đình thu nhập thấp

Từ 1/8 giá vé đường sắt đô thị Hà Nội tăng mạnh

Hang Dơi Kho Mường, vẻ đẹp nguyên sơ giữa lòng Pù Luông

Tăng trưởng GDP 6 tháng đạt 7,52%, mức tăng kỷ lục trong 15 năm qua

Trào lưu “xuyên không” trên Google Maps: Cảm xúc hoài niệm hay cái bẫy bảo mật?

Ngày 15/7 công bố đợt 2 danh mục các dự án được miễn GPXD tại TP.HCM

Giữ màu xanh, phố sạch cho Thủ đô văn hiến, văn minh
Tin khác

Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 của 4 trường chuyên
Giáo dục 04/07/2025 21:03

Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 trường công lập không chuyên
Giáo dục 04/07/2025 20:34

Cách tra cứu điểm thi lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục 04/07/2025 11:10

Hà Nội hoàn tất thủ tục đăng ký tuyển sinh trực tuyến lớp 1 năm học 2025 - 2026: Phụ huynh, nhà trường đều hài lòng
Giáo dục 03/07/2025 19:26

Phụ huynh Hà Nội đăng ký tuyển sinh trực tuyến vào lớp 1 đến hết ngày 3/7
Giáo dục 03/07/2025 11:23

16 tác phẩm đạt giải Cuộc thi viết “Gia đình học tập”
Giáo dục 02/07/2025 15:31

Thời điểm công bố và cách tra cứu điểm thi vào lớp 10 năm 2025 tại Hà Nội
Giáo dục 01/07/2025 22:16

Từ 1/7: Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thi giáo viên dạy giỏi
Giáo dục 01/07/2025 12:56

Bộ GD&ĐT chưa công bố đáp án chính thức của bất kỳ môn thi nào thuộc kỳ thi tốt nghiệp THPT
Giáo dục 30/06/2025 20:52

Bảo mật đề trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Giáo dục 29/06/2025 08:42