Từ 1/7: Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thi giáo viên dạy giỏi
Bắc Từ Liêm: Khen thưởng 87 giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp tiểu học Hà Nội: Khen thưởng 105 giáo viên dạy giỏi cấp trung học phổ thông |
Trước đây, tổ chức các hội thi như giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi hay tổng phụ trách Đội giỏi thuộc thẩm quyền của Phòng GD&ĐT (cấp huyện). Tuy nhiên, theo quy định mới, thẩm quyền này đã được chuyển giao cho Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã. Đây được xem là bước thay đổi quan trọng, phản ánh định hướng tinh gọn bộ máy, tăng tính linh hoạt và sát thực tế trong quản lý giáo dục.
Không chỉ dừng ở việc tổ chức hội thi, cấp xã còn được giao thêm quyền quản lý giáo viên mầm non, trong đó có chế độ làm việc và việc sử dụng giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ. Các quy định liên quan đến mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương cũng được điều chỉnh, thay cụm “cấp huyện” bằng “cấp xã” đối với giáo viên mầm non, tiểu học, THCS công lập.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Các tiêu chí khen thưởng cũng được thay đổi theo hướng phân quyền cho cấp xã. Cụ thể, cụm từ “giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên” nay được sửa thành “giáo viên dạy giỏi từ cấp xã trở lên” trong bản mô tả vị trí việc làm.
Cấp xã cũng được trao thẩm quyền đối với viên chức tư vấn học sinh – chức danh vốn trước đây do cấp huyện quản lý. Trong khi đó, chế độ làm việc của giáo viên phổ thông, dự bị đại học cũng được phân định lại, thay quyền của UBND cấp huyện và trưởng phòng GD&ĐT bằng UBND và Chủ tịch UBND cấp xã.
Dù phân quyền mạnh cho cấp xã, Sở GD&ĐT vẫn giữ vai trò chủ chốt. Các nội dung quan trọng như đánh giá hiệu trưởng, lựa chọn giáo viên cốt cán... sẽ do Sở đảm nhiệm. Thông tư cũng đồng thời bãi bỏ nhiều điều khoản không còn phù hợp để giảm chồng chéo và đơn giản hóa quy trình.
Bộ GD&ĐT khẳng định việc phân cấp phải mạnh mẽ nhưng không buông lỏng quản lý, không chia cắt, không gián đoạn chuyên môn và vẫn bảo đảm chất lượng giáo dục. Việc sắp xếp bộ máy phải dựa trên năng lực chuyên môn, đảm bảo điều tiết, bố trí nguồn lực giáo viên hợp lý giữa các địa phương.
Thông tư 12/2025/TT-BGDĐT được áp dụng cho các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương, cơ sở giáo dục và các tổ chức, cá nhân có liên quan, mở ra một giai đoạn mới trong quản lý giáo dục phù hợp với mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
P.T
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Ngày đầu Hà Nội triển khai mô hình chính quyền 2 cấp: Mọi việc diễn ra thông suốt, người dân rất hài lòng

Ông Trần Anh Tuấn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Vé liên thông hệ thống vận tải hành khách công cộng cao nhất hơn 5,6 triệu đồng

Chính thức vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Hà Nội: Tổ chức 12 kỳ sát hạch GPLX trong 1 tuần, gần 1.300 thí sinh dự thi

Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Hà Nội ngày đầu vận hành mô hình chính quyền hai cấp: Đồng bộ, trách nhiệm, hướng về nhân dân
Tin khác

Bộ GD&ĐT chưa công bố đáp án chính thức của bất kỳ môn thi nào thuộc kỳ thi tốt nghiệp THPT
Giáo dục 30/06/2025 20:52

Bảo mật đề trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Giáo dục 29/06/2025 08:42

Bộ Giáo dục và Đào tạo phản hồi về đề thi khó gây tranh cãi và thí sinh dùng AI "giải đề"
Giáo dục 27/06/2025 20:46

Thí sinh tự do vượt kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với tinh thần “hơn 100%”
Giáo dục 27/06/2025 18:22

Khép lại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Thí sinh đánh giá đề khó nhưng đã nỗ lực hết sức
Media 27/06/2025 18:17

Bộ GD&ĐT lấy ý kiến về dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)
Giáo dục 27/06/2025 16:18

Thí sinh thích thú với đề thi các môn tự chọn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Giáo dục 27/06/2025 13:36

5 thí sinh vi phạm quy chế, bị đình chỉ thi trong buổi thi sáng 27/6
Giáo dục 27/06/2025 13:35

Vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Sĩ tử nhẹ nhõm, tự tin, hướng về tương lai
Giáo dục 27/06/2025 11:56

Sĩ tử bước vào bài thi tự chọn Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Giáo dục 27/06/2025 06:12