--> -->

Đại biểu Quốc hội: Đảm bảo học sinh được hưởng chính sách thực chất

Đánh giá cao ý nghĩa nhân văn của chính sách miễn, giảm học phí, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cũng đề nghị cần xác định rõ cơ chế hỗ trợ học phí với cơ sở giáo dục công lập, quy định rõ nguyên tắc hỗ trợ, tiêu chí xác định mức hỗ trợ, tránh dẫn đến chênh lệch lớn giữa các địa phương; đảm bảo học sinh được hưởng chính sách thực chất, tránh miễn một khoản chính thức nhưng lại phát sinh nhiều khoản thu khác.
Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi vào năm 2030 Đề xuất chi trả hỗ trợ học phí theo phương thức cấp trực tiếp cho người học Đại biểu Quốc hội: Cần thanh tra việc quản lý, sử dụng viên chức, người lao động

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 22/5, các ĐBQH thảo luận tại Tổ về: Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 28/2016/QH14 và Nghị quyết số 107/2020/QH14.

Không để miễn học phí nhưng lại phát sinh nhiều khoản thu khác
Đại biểu Nguyễn Thị Hà phát biểu thảo luận.

Qua thảo luận, các đại biểu thống nhất cao với việc ban hành Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Góp ý cụ thể đối với chính sách miễn, hỗ trợ học phí, kinh phí thực hiện quy định tại Điều 2, Điều 3 dự thảo Nghị quyết, đại biểu Nguyễn Thị Hà (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh) đánh giá cao mục tiêu và ý nghĩa nhân văn của chính sách. Tuy nhiên, để chính sách được triển khai hiệu quả và công bằng, đại biểu đề nghị bổ sung, làm rõ về mức độ và cơ chế “hỗ trợ học phí” đối với cơ sở ngoài công lập.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Hà, Dự thảo mới dừng ở nguyên tắc hỗ trợ, nhưng chưa nêu chi tiết hỗ trợ mức nào và bằng hình thức gì. Nếu Nhà nước hỗ trợ, có thể hiểu là ngân sách sẽ cấp một khoản tiền để bù đắp một phần hoặc toàn bộ học phí mà lẽ ra học sinh phải đóng cho trường tư thục, dân lập. Trong thực tế, học phí tại các cơ sở ngoài công lập rất đa dạng và cao so với cơ sở giáo dục công lập. Do vậy, để đảm bảo công bằng và hiệu quả ngân sách, trong Nghị quyết nên giao Chính phủ quy định rõ mức hỗ trợ học phí cho học sinh ngoài công lập.

Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Thị Hà cũng đề nghị, cần chú trọng kiểm soát các khoản thu khác ngoài học phí khi áp dụng miễn học phí. Theo đó Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có hướng dẫn chặt chẽ về danh mục và mức trần các khoản thu dịch vụ, thỏa thuận trong nhà trường, kèm cơ chế giám sát bởi phụ huynh và chính quyền địa phương, tránh việc lợi dụng lạm thu các khoản thu khác kể cả trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh học sinh. Như vậy mới đảm bảo học sinh được hưởng chính sách thực chất, chứ không phải miễn một khoản chính thức nhưng lại phát sinh nhiều khoản thu khác.

Không để miễn học phí nhưng lại phát sinh nhiều khoản thu khác
Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh phát biểu thảo luận.

Cũng khẳng định việc miễn học phí cho người học tại các cơ sở giáo dục công lập là chủ trương đúng đắn, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với công bằng trong tiếp cận giáo dục, đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh (Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai) cho rằng, cần lưu ý thêm khái niệm “cơ sở giáo dục công lập” hiện nay bao hàm cả những đơn vị đã thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, trong đó có những cơ sở tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh, mặc dù tỷ lệ các trường mầm non và phổ thông công lập thực hiện tự chủ tài chính hiện vẫn còn ít, nhưng ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh... đã xuất hiện một số mô hình trường phổ thông công lập tự chủ hoàn toàn hoặc một phần. Nếu không xác định rõ phạm vi được miễn học phí, sẽ dẫn đến cách hiểu và áp dụng không đồng bộ giữa các địa phương.

Tại Điều 2 của Dự thảo Nghị quyết quy định giao cho Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định mức hỗ trợ đóng học phí. Theo đại biểu Trần Thị Hà (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh), đối với các tỉnh tự cân đối được ngân sách thì dễ dàng ban hành nghị quyết đặc thù miễn học phí cho học sinh ngoài công lập, còn đối với các tỉnh không tự cân đối được ngân sách thì HĐND tỉnh đó không thể ban hành nghị quyết đặc thù được.

Mặc dù Điều 3 quy định về kinh phí thực hiện cũng đề cập “Ngân sách Trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương chưa cân đối được ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan”, tuy nhiên quy định không cụ thể sẽ dễ dẫn đến việc hỗ trợ không công bằng giữa các địa phương.

Do đó, đại biểu Trần Thị Hà đề nghị, đối với các tỉnh tự cân đối ngân sách thì giao cho HĐND cấp tỉnh ban hành nghị quyết đặc thù với nguyên tắc không thấp hơn so với mức hỗ trợ cho học sinh công lập, còn đối với những tỉnh chưa cân đối được ngân sách, khó khăn trong bố trí ngân sách, vẫn phụ thuộc vào ngân sách trung ương thì không phải ban hành nghị quyết đặc thù và Trung ương sẽ quy định luôn vào trong Nghị quyết này là trung ương sẽ chi trả theo Nghị quyết này.

Không để miễn học phí nhưng lại phát sinh nhiều khoản thu khác
Đại biểu Y Vinh Tơr phát biểu thảo luận.

Đồng quan điểm, đại biểu Y Vinh Tơr (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk) đề nghị cơ quan thẩm định cần phải đánh giá đảm bảo chính xác nguồn lực của ngân sách nhà nước đảm bảo đủ để có thể thực hiện liên tục, nhất là đối với các địa phương còn nhiều khó khăn, chưa cân đối được ngân sách. Cùng với đó, đại biểu cũng đề nghị, chính sách hỗ trợ đặc thù học sinh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng khó khăn thì ngoài miễn, hỗ trợ học phí cũng phải cần tính đến chính sách hỗ trợ về chi phí về ăn ở, một số chi phí về hỗ trợ học tập.

Cho ý kiến đối với Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 28/2016/QH14 và Nghị quyết số 107/2020/QH14, các đại biểu đánh giá, chính sách trong Dự thảo Nghị quyết đã thể hiện tinh thần nhất quán, cam kết chính trị mạnh mẽ của Đảng, Nhà nước trong việc đồng hành cùng khu vực nông nghiệp, tạo động lực sản xuất nông nghiệp cho người dân, nông dân, nông thôn.

Để chính sách miễn, giảm thuế đất nông nghiệp thực sự phát huy vai trò là công cụ điều tiết hiệu quả, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và sử dụng đất một cách hợp lý thì cũng cần có sự điều chỉnh đất hoang hóa, các ĐBQH cho rằng cần nghiên cứu để có chính sách vừa hỗ trợ tài chính nhưng cũng vừa tạo ra động lực hỗ trợ người dân trực tiếp sản xuất, sử dụng đất đúng mục đích.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

ROX Group 29 năm bền bỉ sáng tạo giá trị thuận ích cho cuộc sống

ROX Group 29 năm bền bỉ sáng tạo giá trị thuận ích cho cuộc sống

Xuyên suốt quá trình phát triển, sứ mệnh kiến tạo giá thị thuận ích luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của ROX Group. Doanh nghiệp mang đến các sản phẩm, dịch vụ chất lượng đồng thời khuyến khích khách hàng, cộng đồng theo đuổi lối sống văn minh, hài hòa cả về thể chất và tinh thần.
Để không bị phạt tiền, trừ điểm khi lái xe vào cao tốc

Để không bị phạt tiền, trừ điểm khi lái xe vào cao tốc

Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an khuyến cáo, các chủ xe trước khi đi vào cao tốc cần kiểm tra phương tiện của mình có dán thẻ ETC, tài khoản thẻ còn tiền hay không. Nếu không đủ các điều kiện này mà vẫn điều khiển xe vào cao tốc sẽ bị xử phạt từ 2-3 triệu đồng, trừ 2 điểm trên giấy phép lái xe.
Tóm tắt tiểu sử nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Tóm tắt tiểu sử nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Do có công lao to lớn đặc biệt xuất sắc, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng và nhiều Huân chương, Huy chương, phần thưởng, danh hiệu cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.
Danh sách Ban Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Danh sách Ban Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Ban Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương gồm 34 thành viên, do Chủ tịch nước Lương Cường làm Trưởng Ban. Ban tổ chức Lễ tang gồm 25 thành viên, do Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm trưởng ban.
Thông cáo đặc biệt về Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Thông cáo đặc biệt về Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương với nghi thức Quốc tang.
Đoàn Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội thăm các tổ chức tôn giáo tại thành phố Huế

Đoàn Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội thăm các tổ chức tôn giáo tại thành phố Huế

Ngày 22/5, Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, nhân sĩ, trí thức, chức sắc, tôn giáo, dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội đến thăm các tổ chức tôn giáo và trao quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Huế.
Đại biểu Quốc hội: Đảm bảo học sinh được hưởng chính sách thực chất

Đại biểu Quốc hội: Đảm bảo học sinh được hưởng chính sách thực chất

Đánh giá cao ý nghĩa nhân văn của chính sách miễn, giảm học phí, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cũng đề nghị cần xác định rõ cơ chế hỗ trợ học phí với cơ sở giáo dục công lập, quy định rõ nguyên tắc hỗ trợ, tiêu chí xác định mức hỗ trợ, tránh dẫn đến chênh lệch lớn giữa các địa phương; đảm bảo học sinh được hưởng chính sách thực chất, tránh miễn một khoản chính thức nhưng lại phát sinh nhiều khoản thu khác.

Tin khác

Làm rõ mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức trực thuộc

Làm rõ mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức trực thuộc

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 21/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, cần rà soát những quy định liên quan để làm rõ mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức trực thuộc, tránh hành chính hóa công tác chỉ đạo, điều hành.
Đề xuất cử cán bộ Công đoàn chuyên trách cấp tỉnh xuống xã, phường

Đề xuất cử cán bộ Công đoàn chuyên trách cấp tỉnh xuống xã, phường

Tham gia thảo luận tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 21/5, về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nhất trí cao với quy định Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động; đại diện của người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động và quan hệ quốc tế về Công đoàn.
Quy định rõ đối tượng sau sắp xếp được mua nhà ở xã hội

Quy định rõ đối tượng sau sắp xếp được mua nhà ở xã hội

Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị bổ sung thêm đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở xã hội (NOXH), tạo điều kiện thuận lợi nhất để các đối tượng có điều kiện được thuê, mua NOXH với giá ưu đãi; đồng thời cần quy định rõ các đối tượng cán bộ, công chức, người lao động khi đến làm việc ở đơn vị mới sau sắp xếp được thực hiện quyền lợi mua NOXH.
Đề xuất Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định khu vực bỏ phiếu

Đề xuất Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định khu vực bỏ phiếu

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 21/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Trong đó, nội dung được nhiều ĐBQH tham gia thảo luận là thẩm quyền xác định khu vực bỏ phiếu.
Đề nghị mở rộng đối tượng thuê nhà ở xã hội tại các địa phương thực hiện sáp nhập

Đề nghị mở rộng đối tượng thuê nhà ở xã hội tại các địa phương thực hiện sáp nhập

Đại biểu Nguyễn Hữu Đàn (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) đề nghị mở rộng đối tượng thuê nhà ở xã hội cho cán bộ, công chức, viên chức tại các địa phương thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính.
Trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc

Trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc

Sáng 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Qua tổng hợp của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung tại các điều 9, 10, khoản 1 Điều 84 Hiến pháp và đều cho rằng nội dung sửa đổi, bổ sung tại Điều 9 Hiến pháp 2013 đã khẳng định rõ hơn vị thế của MTTQ Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.
Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó xác định kinh tế tư nhân sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng trưởng bền vững. Làm thế nào để kinh tế tư nhân của Thủ đô phát triển? Đặc biệt, tạo ra nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp để làm bệ phóng cho chặng đường dài, đưa Thủ đô phát triển xứng tầm khu vực? Đây là một trong những nội dung mà phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã trao đổi với TS. Nguyễn Thị Thu Vân, chuyên gia nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Hà Nội.
Sửa Bộ luật Hình sự: Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm

Sửa Bộ luật Hình sự: Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm

Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm, mà là lựa chọn pháp lý phù hợp hơn với quyền con người và cam kết cải cách tư pháp.
Đại biểu Quốc hội đề xuất chuyển 5 triệu hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

Đại biểu Quốc hội đề xuất chuyển 5 triệu hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

Nêu những vướng mắc, hạn chế của quy định hiện hành, đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ xây dựng lộ trình chuyển đổi toàn bộ hộ kinh doanh sang mô hình doanh nghiệp gắn với thời hạn xóa bỏ thuế khoán vào năm 2026 như tinh thần Nghị quyết 68 - NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Xem thêm
Phiên bản di động