--> -->

Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi vào năm 2030

Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi trên phạm vi toàn quốc vào năm 2030.
Quy định rõ đối tượng sau sắp xếp được mua nhà ở xã hội Đề xuất cử cán bộ Công đoàn chuyên trách cấp tỉnh xuống xã, phường Làm rõ mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức trực thuộc

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 22/5, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.

Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi vào năm 2030
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết. (Ảnh: QH)

Trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, việc xây dựng Nghị quyết nhằm thể chế hóa Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, xây dựng hành lang pháp lý để huy động nguồn lực đầu tư bảo đảm các điều kiện thực hiện phổ cập giáo dục mẫu giáo; bảo đảm trẻ em mẫu giáo được tiếp cận giáo dục mầm non có chất lượng; chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, ngôn ngữ và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để vào lớp một, góp phần vào thực hiện quyền của trẻ em.

Dự thảo Nghị quyết gồm 6 Điều, quy định về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi. Nghị quyết áp dụng đối với người học là trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi trong các cơ sở giáo dục mầm non (không bao gồm các cơ sở giáo dục mầm non có vốn đầu tư nước ngoài) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, hằng năm có 5,1 triệu trẻ mầm non được đi học tại các trường mầm non, cơ sở giáo dục mầm non độc lập, tỷ lệ đạt 93,6%. Tuy nhiên, giáo dục mầm non vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt còn gần 300.000 trẻ em mẫu giáo chưa ra lớp, chủ yếu là trẻ em ở vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt. Chính vì thế, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi nhằm đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục của bậc học này.

Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi trên phạm vi toàn quốc vào năm 2030. Chính sách chủ yếu bao gồm đầu tư phát triển mạng lưới trường, lớp; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu. Cùng đó là bảo đảm đội ngũ giáo dục mầm non; bảo đảm kinh phí hoạt động cho cơ sở giáo dục mầm non công lập. Lần này, Chính phủ cũng đề xuất sửa đổi các chính sách đối với trẻ em; đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên cấp học mầm non.

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, kinh phí cho việc đầu tư phát triển mạng lưới trường, lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục. Cùng với các chính sách khác, nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ này trong 5 năm tới từ ngân sách Nhà nước cần khoảng 25.754 tỷ đồng, bình quân 5.151 tỷ đồng/năm.

Việc phổ cập được thực hiện theo lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm các điều kiện phổ cập theo quy định. Huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư phát triển giáo dục mầm non dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật.

Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi vào năm 2030
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh tán thành sự cần thiết ban hành Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.

Ông Nguyễn Đắc Vinh nêu rõ, việc ban hành Nghị quyết nhằm thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, nhất là Nghị quyết số 42 ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; tạo điều kiện cho trẻ em 3 đến 5 tuổi được đến trường, nhằm phát triển toàn diện, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một. Đây là bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa công bằng giáo dục, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho thế hệ trẻ.

Cơ quan thẩm tra cơ bản nhất trí với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của dự thảo Nghị quyết. Tuy nhiên, ông Nguyễn Đắc Vinh cho biết, có ý kiến đề nghị rà soát đối tượng thụ hưởng của dự thảo Nghị quyết, tránh trùng lặp với đối tượng đã được pháp luật quy định để quản lý chặt chẽ nguồn lực đầu tư.

Về cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện (Điều 3), Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội tán thành giao Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách để thực hiện Nghị quyết.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội cho hay, có ý kiến đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát, làm rõ quy định về đầu tư phát triển mạng lưới trường, lớp; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu để tránh trùng lặp với các chương trình, đề án đang triển khai.

Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi vào năm 2030
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh báo cáo thẩm tra. (Ảnh: QH)

Về nguồn lực thực hiện (Điều 4), Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội cho rằng, để hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi vào năm 2030, cần nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực rất lớn.

Cụ thể, về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tổng dự toán kinh phí để thực hiện giai đoạn 2026- 2030 là 116.314,1 tỷ đồng, cơ quan chủ trì soạn thảo cần xác định lộ trình giai đoạn 2026 - 2030. Có ý kiến đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nêu quan điểm lựa chọn phương án đề xuất để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Về đội ngũ giáo viên, cơ quan thẩm tra đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo xác định rõ số biên chế giáo viên mầm non cần bổ sung giai đoạn 2026 - 2030, báo cáo cấp có thẩm quyền, xem xét, quyết định.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội thông tin, có ý kiến đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục để giảm bớt áp lực về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất từ ngân sách Nhà nước.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập huấn Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 cho CNVCLĐ

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập huấn Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 cho CNVCLĐ

Nhân dịp Tháng Công nhân năm 2025, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn một số điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 đến công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) ngành Xây dựng Hà Nội.
Cuộc thi Ảnh/Video clip “Công đoàn Thủ đô vững bước tiến vào kỷ nguyên mới” sắp kết thúc nhận bài dự thi

Cuộc thi Ảnh/Video clip “Công đoàn Thủ đô vững bước tiến vào kỷ nguyên mới” sắp kết thúc nhận bài dự thi

Cuộc thi Ảnh/Video clip “Công đoàn Thủ đô vững bước tiến vào kỷ nguyên mới” do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động sẽ kết thúc nhận tác phẩm dự thi vào 24h ngày 30/5/2025. LĐLĐ Thành phố yêu cầu các cấp Công đoàn căn cứ tình hình thực tế tổ chức cuộc thi ở cấp, đơn vị mình hoặc triển khai tới cấp dưới và đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) đồng thời xét chọn các tác phẩm xuất sắc gửi dự thi cấp Thành phố.
Để công nghệ không còn xa lạ với người dân

Để công nghệ không còn xa lạ với người dân

Từ những thao tác thanh toán không tiền mặt, sử dụng dịch vụ công trực tuyến đến việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào học tập, sản xuất - tất cả đang diễn ra một cách sống động và gần gũi tại Hà Nội thông qua phong trào “Bình dân học vụ số”. Không còn những khẩu hiệu trừu tượng, chuyển đổi số được cụ thể hóa bằng hành động: Dễ học, dễ hiểu, dễ làm, dễ áp dụng. Đây là bước chuyển mạnh mẽ để Hà Nội hướng tới một xã hội số toàn diện, bao trùm và không ai bị bỏ lại phía sau.
Triển khai Cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp”

Triển khai Cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp”

Thực hiện Chỉ thị 30-T/TU ngày 19/12/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; thiết thực kỷ niệm các sự kiện trọng đại, các ngày lễ lớn của Đảng, đất nước, của tổ chức Công đoàn trong năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã phát động Cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp”.
Gia tăng ca cấp cứu vì biến chứng làm đẹp tại các cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng

Gia tăng ca cấp cứu vì biến chứng làm đẹp tại các cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng

Thời gian qua, một số bệnh viện trên địa bàn Thành phố đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp bị biến chứng do phẫu thuật thẩm mỹ tại các cơ sở không đảm bảo an toàn, kém chất lượng. Đáng lo ngại, nhiều ca bệnh thường nhập viện muộn, khiến việc điều trị trở lên khó khăn và tốn kém hơn.
Đại biểu Quốc hội: Cần thanh tra việc quản lý, sử dụng viên chức, người lao động

Đại biểu Quốc hội: Cần thanh tra việc quản lý, sử dụng viên chức, người lao động

Thảo luận về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 22/5, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, việc thanh tra đối với doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp đại diện chủ sở hữu không chỉ xem xét việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản mà cần xem xét cả các nội dung như quản lý, sử dụng viên chức, người lao động, việc chấp hành pháp luật về đất đai, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, của Nhà nước đối với người lao động.
Người dân cần chủ động các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

Người dân cần chủ động các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 2405/SYT-NVY về tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Tin khác

Quy định rõ đối tượng sau sắp xếp được mua nhà ở xã hội

Quy định rõ đối tượng sau sắp xếp được mua nhà ở xã hội

Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị bổ sung thêm đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở xã hội (NOXH), tạo điều kiện thuận lợi nhất để các đối tượng có điều kiện được thuê, mua NOXH với giá ưu đãi; đồng thời cần quy định rõ các đối tượng cán bộ, công chức, người lao động khi đến làm việc ở đơn vị mới sau sắp xếp được thực hiện quyền lợi mua NOXH.
Đề xuất Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định khu vực bỏ phiếu

Đề xuất Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định khu vực bỏ phiếu

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 21/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Trong đó, nội dung được nhiều ĐBQH tham gia thảo luận là thẩm quyền xác định khu vực bỏ phiếu.
Đề nghị mở rộng đối tượng thuê nhà ở xã hội tại các địa phương thực hiện sáp nhập

Đề nghị mở rộng đối tượng thuê nhà ở xã hội tại các địa phương thực hiện sáp nhập

Đại biểu Nguyễn Hữu Đàn (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) đề nghị mở rộng đối tượng thuê nhà ở xã hội cho cán bộ, công chức, viên chức tại các địa phương thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính.
Trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc

Trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc

Sáng 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Qua tổng hợp của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung tại các điều 9, 10, khoản 1 Điều 84 Hiến pháp và đều cho rằng nội dung sửa đổi, bổ sung tại Điều 9 Hiến pháp 2013 đã khẳng định rõ hơn vị thế của MTTQ Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.
Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó xác định kinh tế tư nhân sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng trưởng bền vững. Làm thế nào để kinh tế tư nhân của Thủ đô phát triển? Đặc biệt, tạo ra nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp để làm bệ phóng cho chặng đường dài, đưa Thủ đô phát triển xứng tầm khu vực? Đây là một trong những nội dung mà phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã trao đổi với TS. Nguyễn Thị Thu Vân, chuyên gia nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Hà Nội.
Sửa Bộ luật Hình sự: Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm

Sửa Bộ luật Hình sự: Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm

Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm, mà là lựa chọn pháp lý phù hợp hơn với quyền con người và cam kết cải cách tư pháp.
Đại biểu Quốc hội đề xuất chuyển 5 triệu hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

Đại biểu Quốc hội đề xuất chuyển 5 triệu hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

Nêu những vướng mắc, hạn chế của quy định hiện hành, đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ xây dựng lộ trình chuyển đổi toàn bộ hộ kinh doanh sang mô hình doanh nghiệp gắn với thời hạn xóa bỏ thuế khoán vào năm 2026 như tinh thần Nghị quyết 68 - NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, điều hành doanh nghiệp

Mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, điều hành doanh nghiệp

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 20/5, nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị, cần rà soát mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp.
Đề xuất chuyển quyền cho vay đặc biệt từ Thủ tướng sang Ngân hàng Nhà nước

Đề xuất chuyển quyền cho vay đặc biệt từ Thủ tướng sang Ngân hàng Nhà nước

Chuyển thẩm quyền quyết định từ Thủ tướng Chính phủ (đối với trường hợp khoản cho vay đặc biệt có lãi suất 0%/năm, khoản cho vay đặc biệt không có tài sản bảo đảm) sang Ngân hàng Nhà nước nhằm triệt để phân cấp, phân quyền cho Ngân hàng Nhà nước trong việc quyết định cho vay đặc biệt; tăng cường vai trò, nâng cao trách nhiệm của thành viên Chính phủ.
Xem thêm
Phiên bản di động