--> -->
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh:

Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người

Đoàn Việt Nam sẽ tham gia Phiên đối thoại trên tinh thần cởi mở, chân thành, hợp tác và xây dựng. Phiên đối thoại sẽ tập trung vào một số thông điệp như Việt Nam đang tập trung thực hiện nhiều đột phá có tính cách mạng để đưa đất nước Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới, trong đó có việc đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước Không áp dụng cơ chế đặc biệt với quy định về hạn chế quyền con người, quyền công dân

Trong các ngày từ 7 - 8/7, Đoàn Việt Nam với đại diện của 9 cơ quan gồm Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Văn phòng Chính phủ, do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm Trưởng đoàn sẽ tham dự Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước ICCPR) tại Phiên họp thứ 144 của Ủy ban Nhân quyền tại Geneve, Thụy Sỹ.

Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh về sự kiện quan trọng này.

PV: Thưa ông, được biết thời gian qua Việt Nam rất tích cực trong việc thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước ICCPR), ông có thể cho biết Việt Nam tham gia Công ước này từ thời điểm nào?

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh: Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước ICCPR) là điều ước quốc tế đa phương quan trọng với số lượng các quốc gia tham gia đông đảo (173 quốc gia).

Nội dung Công ước quy định các quyền gắn liền với các cá nhân từ khi sinh ra đến hết cuộc đời (quyền sống, quyền được bảo đảm an ninh, an toàn cá nhân, quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội, quyền tín ngưỡng, tôn giáo, quyền tham gia quản lý xã hội…). Một số quyền trong Công ước ICCPR sau này được Liên hợp quốc phát triển thành những điều ước quốc tế riêng như quyền không bị tra tấn, quyền bình đẳng giới…. Việt Nam đã gia nhập Công ước ICCPR vào ngày 24/9/1982.

Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

Tại Phiên đối thoại lần thứ 3 giữa Việt Nam và Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc về việc thực thi Công ước ICCPR đã diễn ra vào ngày 11-12 tháng 3 năm 2019 tại Geneve, Thụy Sĩ, Việt Nam đã trình bày Báo cáo thực thi Công ước ICCPR lần thứ 3 (giai đoạn 2002-2017). Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã đưa ra các khuyến nghị sau phiên đối thoại, và Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc thực hiện các khuyến nghị này, đồng thời tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật và thực tiễn thực hiện các quyền dân sự, chính trị.

PV: Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta hiện nay. Việc thực hiện chủ trương lớn này có ý nghĩa như thế nào trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh: Bảo đảm và thúc đẩy quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước. Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”, “Đảng và Nhà nước ban hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật tạo nền tảng chính trị, pháp lý, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân”.

Đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp, Đại hội XIII của Đảng xác định: “Tiếp tục xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Hoạt động tư pháp phải có trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân” .

Nhà nước pháp quyền, về bản chất là một nhà nước mà pháp luật đóng vai trò tối cao. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta thực hiện chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền cũng là nhằm bảo đảm quyền con người, tự do cá nhân, đảm bảo công bằng, bình đẳng trong xã hội. Từ quan điểm đó, trong công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, cải cách tư pháp, Đảng cũng đã ban hành nhiều Nghị quyết, kết luận để thức đẩy và bảo vệ quyền con người.

Tôi lấy dẫn chứng, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới (Nghị quyết số 27-NQ/TW) yêu cầu tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa kịp thời, đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng và quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; nội luật hóa các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia.

Nghị quyết đã xác định rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Thực hiện tốt nguyên tắc công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm; quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia-dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới cũng đã có những thông điệp rất rõ về hoàn thiện hệ thống pháp luật, như “nắm bắt mọi cơ hội, mở đường, khơi thông mọi nguồn lực, đưa thể chế, pháp luật trở thành lợi thế cạnh tranh, nền tảng vững chắc, động lực mạnh mẽ cho phát triển, tạo dư địa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế “hai con số”, nâng cao đời sống của Nhân dân…”.

Các nội dung này đều hướng đến thúc đẩy xã hội phát triển, đảm bảo tự do, bình đẳng, hạnh phúc và thịnh vượng cho tất cả mọi người, tức là bảo đảm tốt hơn quyền con người.

PV: Việc thể chế hoá các chủ trương của Đảng trong việc tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân đã được các ngành, các cấp ở Việt Nam triển khai thực hiện ra sao, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh: Quan điểm xác định con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển đã được thể chế hóa đầy đủ trong Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam.

Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận nguyên tắc: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”; đồng thời cũng quy định rõ, mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác, việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Trong những năm qua, Việt Nam đã thông qua nhiều luật, nghị quyết của Quốc hội có liên quan đến quyền con người, quyền công dân; qua đó góp phần cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 cũng như các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.

Cùng với đó, trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng được hoàn thiện, với các quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục lấy ý kiến Nhân dân để đảm bảo quyền của đối tượng tác động – cũng là đảm bảo quyền con người, quyền công dân; đồng thời tăng cường sự tham gia của người dân và xã hội vào công tác xây dựng pháp luật để bảo đảm quy định pháp luật sớm đi vào thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Các hành vi xâm phạm quyền con người cũng được phòng ngừa thông qua hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về xử lý các hành vi này. Các quy định nhằm bảo đảm trật tự, an ninh, an toàn xã hội, qua đó bảo vệ tốt hơn các quyền của người dân cũng ngày càng được hoàn thiện.

Ngoài ra, Việt Nam cũng tích cực hoàn thiện khuôn khổ pháp luật có liên quan để tạo điều kiện cho các cá nhân được thụ hưởng quyền của mình ở mức độ cao nhất có thể. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không ngừng hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước; nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, hướng tới mục tiêu cao nhất là phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, xã hội.

Có thể kể đến hàng loạt các Chương trình mục tiêu quốc gia, các kế hoạch, chương trình hành động đã được ban hành nhằm tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trên mọi mặt. Nhờ đó, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, được cộng đồng quốc tế ghi nhận.

PV: Để chuẩn bị cho Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị tại Phiên họp thứ 144 của Ủy ban Nhân quyền tại Geneve lần này, Đoàn Viêt Nam đã có sự chuẩn bị như thế nào, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh: Để chuẩn bị cho việc báo cáo tình hình thực hiện Công ước ICCPR lần thứ 4 của Việt Nam, Bộ Tư pháp đã thành lập Ban soạn thảo xây dựng Báo cáo với sự tham gia của các Bộ, ngành có liên quan trực tiếp đến các nội dung của Công ước. Dự thảo Báo cáo được tham vấn các cơ quan, tổ chức liên quan theo đúng hướng dẫn của Ủy ban Nhân quyền.

Ngày 22/3/2023, Việt Nam đã gửi Báo cáo ICCPR lần thứ 4 tới Ủy ban Nhân quyền. Trên cơ sở Báo cáo quốc gia lần thứ 4 của Việt Nam, theo quy trình của Ủy ban Nhân quyền, ngày 28/5/2024, Ủy ban Nhân quyền đã đưa ra Danh sách các vấn đề quan tâm đối với Báo cáo ICCPR lần thứ 4 của Việt Nam.

Trên cơ sở Danh sách các vấn đề quan tâm, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Báo cáo trả lời Danh sách các vấn đề quan tâm. Ngày 19/12/2024, Việt Nam đã gửi Báo cáo trả lời Danh sách các vấn đề quan tâm đối với Báo cáo ICCPR lần thứ tư của Việt Nam tới Ủy ban Nhân quyền.

Ngoài ra, để chuẩn bị cho Phiên đối thoại này, Bộ Tư pháp đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch bảo vệ Công ước ICCPR lần thứ 4. Trên cơ sở phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp đã thành lập Đoàn công tác liên ngành với sự tham gia của đại diện 9 Bộ, ngành có liên quan. Đây là những đơn vị có nhiều nội dung liên quan đến tình hình thực thi các quy định cụ thể của Công ước ICCPR, trong đó có nhiều nội dung khó và phức tạp.

Bộ Tư pháp cùng các Bộ, ngành có liên quan đã thực hiện rà soát Danh sách các vấn đề quan tâm năm 2024, khuyến nghị năm 2019 của Ủy ban Nhân quyền và hơn 50 Báo cáo của các tổ chức phi chính phủ (Báo cáo độc lập) về tình hình thực thi Công ước tại Việt Nam để chủ động cho việc chuẩn bị nội dung tham gia Phiên đối thoại với Ủy ban Nhân quyền.

PV: Xin Thứ trưởng cho biết thêm về mục tiêu, những dự định của Đoàn Việt Nam tại Phiên đối thoại?

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh: Chúng tôi xác định việc đối thoại về Báo cáo quốc gia thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị tại Phiên họp thứ 144 của Ủy ban Nhân quyền tại Geneva tới đây là cơ hội để Việt Nam báo cáo những nỗ lực cũng như những kết quả của Việt Nam trong việc thực hiện Công ước.

Chính vì vậy, Đoàn Việt Nam sẽ tham gia Phiên đối thoại trên tinh thần cởi mở, chân thành, hợp tác và xây dựng. Trong Phiên đối thoại, chúng tôi sẽ tập trung vào một số thông điệp như Việt Nam đang tập trung thực hiện nhiều đột phá có tính cách mạng để đưa đất nước Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới, trong đó có việc đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

Việc mở rộng dân chủ, tạo điều kiện để Nhân dân tham gia quản lý Nhà nước ngày càng được chú trọng hơn, bảo đảm và bảo vệ tốt hơn các quyền dân sự, chính trị của người dân. Khẳng định Việt Nam luôn dành sự quan tâm và ưu tiên nguồn lực tốt nhất có thể và sẽ tiến hành các biện pháp đồng bộ để thúc đẩy, bảo vệ và bảo đảm tốt hơn việc thụ hưởng các quyền dân sự, chính trị… Những thông tin, bằng chứng được đưa ra tại Báo cáo cũng như Phiên đối thoại sẽ là câu trả lời rõ ràng, phản bác những thông tin còn sai lệch về tình hình quyền con người tại Việt Nam.

Với những vấn đề được đề cập nhưng chưa chính xác, chưa khách quan về tình hình quyền con người tại Việt Nam, chúng tôi xác định sẽ thẳng thắn đối thoại, không né tránh. Đối với những nội dung đã rõ, chúng tôi sẽ thông tin ngay, còn vấn đề chưa đủ thông tin thì chúng tôi sẽ đề nghị cung cấp thông tin để kiểm tra và trả lời sau.

Chúng tôi cũng xác định tham gia Phiên đối thoại trên tinh thần cầu thị, cởi mở đối với các vấn đề được đề cập để tiếp thu, tiếp tục thúc đẩy những nội dung chúng ta đã thực hiện tốt. Đồng thời, cũng có cách tiếp cận phù hợp để thúc đẩy thực thi Công ước một cách hiệu quả hơn nữa.

PV: Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng và chúc Đoàn Công tác có Phiên đối thoại hiệu quả!

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Miễn học phí cho học sinh công lập: Giảm gánh nặng cho những gia đình thu nhập thấp

Miễn học phí cho học sinh công lập: Giảm gánh nặng cho những gia đình thu nhập thấp

Mới đây, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết miễn và hỗ trợ học phí cho toàn bộ từ trẻ mầm non đến học sinh phổ thông và người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục công lập trên toàn quốc. Đây là tin vui đối với nhiều phụ huynh bởi sẽ góp phần giúp giảm bớt gánh nặng tài chính, đặc biệt là với các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Từ 1/8 giá vé đường sắt đô thị Hà Nội tăng mạnh

Từ 1/8 giá vé đường sắt đô thị Hà Nội tăng mạnh

Từ ngày 1/8, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị Hà Nội (Hanoi Metro) sẽ chính thức áp dụng biểu giá vé mới đối với hai tuyến đường sắt đô thị số 2A (Cát Linh - Hà Đông) và tuyến 3.1 (Nhổn - ga Hà Nội). Đây là đợt điều chỉnh đầu tiên kể từ khi hai tuyến metro được đưa vào vận hành, với mức tăng mạnh từ 30% đến 40% đối với vé lượt và gấp 2,5 lần đối với vé tháng.
Hang Dơi Kho Mường, vẻ đẹp nguyên sơ giữa lòng Pù Luông

Hang Dơi Kho Mường, vẻ đẹp nguyên sơ giữa lòng Pù Luông

Ẩn mình giữa những dãy núi đá vôi kỳ vĩ của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa), Hang Dơi là điểm đến mang đậm dấu ấn hoang sơ, bí ẩn, được ví như viên ngọc thô giữa đại ngàn miền Tây xứ Thanh. Nơi đây không chỉ cuốn hút bởi vẻ đẹp kiến tạo hàng trăm triệu năm mà còn là điểm kết nối văn hóa, sinh thái của cộng đồng người Thái sinh sống tại bản Kho Mường.
Tăng trưởng GDP 6 tháng đạt 7,52%, mức tăng kỷ lục trong 15 năm qua

Tăng trưởng GDP 6 tháng đạt 7,52%, mức tăng kỷ lục trong 15 năm qua

Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm nay tăng 7,52%, đạt mức cao nhất cùng kỳ kể từ năm 2011 tới nay.
Trào lưu “xuyên không” trên Google Maps: Cảm xúc hoài niệm hay cái bẫy bảo mật?

Trào lưu “xuyên không” trên Google Maps: Cảm xúc hoài niệm hay cái bẫy bảo mật?

Thời gian gần đây, trên TikTok và Facebook Việt Nam, người dùng rầm rộ chia sẻ các video “xuyên không”, sử dụng tính năng Street View trên Google Maps để nhìn lại quá khứ: ngôi nhà cũ thời thơ ấu, con hẻm xưa, hoặc khoảnh khắc bất ngờ bắt gặp hình ảnh người thân đã mất. Trào lưu nhanh chóng bùng nổ nhờ tính hoài niệm và khả năng chạm đến cảm xúc sâu thẳm nhất của con người.
Ngày 15/7 công bố đợt 2 danh mục các dự án được miễn GPXD tại TP.HCM

Ngày 15/7 công bố đợt 2 danh mục các dự án được miễn GPXD tại TP.HCM

Sau 112 dự án vừa được Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) công bố đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng (GPXD), theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM, vào ngày 15/7 tới, Sở Xây dựng sẽ tiếp tục công bố đợt 2 các dự án và khu vực được miễn GPXD.
Giữ màu xanh, phố sạch cho Thủ đô văn hiến, văn minh

Giữ màu xanh, phố sạch cho Thủ đô văn hiến, văn minh

Không quá ồn ào, không phô trương khẩu hiệu, Hà Nội đang thay đổi từ những hành động nhỏ, từ từng góc phố, từng người dân. Môi trường Thủ đô, dù còn nhiều điều phải lo toan, đang dần xanh lên bởi sự chuyển mình lặng lẽ mà bền bỉ.

Tin khác

Rút ngắn thời gian, giảm chi phí và thủ tục thi hành án dân sự

Rút ngắn thời gian, giảm chi phí và thủ tục thi hành án dân sự

Ngày 4/7, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật đã tổ chức hội thảo khoa học Góp ý dự thảo Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) năm 2025, do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo.
Bộ Tư pháp công bố các quyết định về công tác tổ chức hệ thống Thi hành án dân sự

Bộ Tư pháp công bố các quyết định về công tác tổ chức hệ thống Thi hành án dân sự

Sáng 4/7, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ công bố các quyết định về công tác tổ chức cán bộ hệ thống Thi hành án dân sự (THADS) và ra mắt phần mềm Biên lai điện tử THADS.
Thành phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm lãnh đạo 10 cơ quan báo chí

Thành phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm lãnh đạo 10 cơ quan báo chí

Sáng 3/7, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí minh Nguyễn Văn Được đã trao quyết định bổ nhiệm cán bộ và công bố quyết định thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng Bí thư chỉ đạo 8 nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Tổng Bí thư chỉ đạo 8 nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, ngày 2/7, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao kết quả đạt được trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số 6 tháng đầu năm của Chính phủ, Quốc hội và các bộ, ngành, địa phương.
Đại tá Lưu Nam Tiến nhận nhiệm vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội

Đại tá Lưu Nam Tiến nhận nhiệm vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội

Ngày 2/7, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị bàn giao nhiệm vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô. Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội và Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tham dự hội nghị.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội: Liên thông dữ liệu giữa các cơ quan là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội: Liên thông dữ liệu giữa các cơ quan là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt

Phát biểu tham luận tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, sáng 2/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã nêu kinh nghiệm của Hà Nội trong liên thông dữ liệu giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị phục vụ triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chủ trì hội nghị.
Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2025).
Chính thức vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Chính thức vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Ngày 1/7 cùng với các địa phương của cả nước, chính quyền 2 cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) mới chính thức vận hành, đi vào hoạt động phục vụ người dân và doanh nghiệp. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô.
Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Sáng 1/7, tại tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2025). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu.
Xem thêm
Phiên bản di động