Làm rõ mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức trực thuộc
Đề nghị mở rộng đối tượng thuê nhà ở xã hội tại các địa phương thực hiện sáp nhập Đề xuất Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định khu vực bỏ phiếu Quy định rõ đối tượng sau sắp xếp được mua nhà ở xã hội |
Qua thảo luận, các ĐBQH tán thành sự cần thiết xây dựng và ban hành dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (Luật sửa đổi, bổ sung 4 Luật).
![]() |
Đại biểu Nguyễn Quang Huân phát biểu thảo luận. |
Các ĐBQH tán thành phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan trực tiếp đến sắp xếp tổ chức bộ máy; vị trí, vai trò, chức năng, nguyên tắc và tổ chức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ tại 4 luật nêu trên.
Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương) đánh giá cao các điểm tiến bộ của dự thảo Luật khi đã sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để quy định rõ hơn vị trí của Mặt trận Tổ quốc so với quy định hiện hành.
Theo đó, quy định tại dự thảo Luật đã nêu rõ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; thể hiện ý chí, nguyện vọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; phản ánh ý kiến, kiến nghị của Nhân dân đến các cơ quan nhà nước...
Nguyên tắc hoạt động của MTTQ Việt Nam cũng làm rõ hơn theo hướng “các tổ chức chính trị - xã hội cùng với các tổ chức thành viên khác của Mặt trận hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động dưới sự chủ trì của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của mỗi thành viên”.
![]() |
Quang cảnh thảo luận tại Tổ 5. |
Một số ĐBQH đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục làm rõ tính chất “trực thuộc” của các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, mối quan hệ công tác giữa Mặt trận Tổ quốc và các thành viên trực thuộc nhưng vẫn bảo đảm tính độc lập tương đối, chủ động sáng tạo, hoạt động theo pháp luật và điều lệ của mỗi tổ chức theo đúng tinh thần của Hiến pháp và các Nghị quyết của Trung ương.
Theo đại biểu Trần Công Phàn (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương), việc điều hành, quản lý của Mặt trận Tổ quốc với các tổ chức trực thuộc phải được quy định rõ tại dự thảo Luật, tránh hành chính hóa công tác quản lý và ảnh hưởng đến việc tổ chức quần chúng thực hiện nguyên tắc tự nguyện thành lập của mình.
“Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quần chúng, hội chỉ về chung một mái nhà, việc quản lý chuyên môn phải được phân định rõ ràng và quy định cụ thể tại dự thảo Luật”, đại biểu Trần Công Phàn đề nghị.
![]() |
Đại biểu Trần Công Phàn phát biểu thảo luận. |
Dự thảo Luật bãi bỏ quy định về “Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở”, “liên đoàn lao động cấp huyện” và thẩm quyền tương ứng, đặc thù của tổ chức Công đoàn (khoản 4 Điều 4, khoản 3 Điều 19); sửa đổi, bổ sung quy định các cấp Công đoàn gồm: Cấp trung ương là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Công đoàn cấp trên cơ sở gồm liên đoàn lao động cấp tỉnh và Công đoàn ngành trung ương, Công đoàn tập đoàn kinh tế, Công đoàn tổng công ty, Công đoàn cấp trên cơ sở đặc thù do cấp có thẩm quyền cho phép thành lập phù hợp với tổ chức Công đoàn; Công đoàn cấp cơ sở gồm Công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn cơ sở (khoản 1 Điều 8).
Đại biểu Trần Công Phàn cho rằng, quy định tại dự thảo Luật sẽ giúp tổ chức Công đoàn thành lập và hoạt động không thuần túy theo cấp hành chính, không gắn với địa bàn dân cư, chủ yếu ở các doanh nghiệp, Công đoàn ngành, được tổ chức theo hướng mở, linh hoạt theo đặc thù của tổ chức Công đoàn.
Tuy nhiên, do đã chấm dứt hoạt động của Công đoàn cơ sở ở các cơ quan Nhà nước, đại biểu Trần Công Phàn băn khoăn, khi ở các sửa đổi, bổ sung với Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại dự thảo Luật chưa có quy định để giúp thực hiện cơ chế liên quan đến thực hiện hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Dẫn quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đại biểu Trần Công Phàn đề nghị, cơ quan soạn thảo cần rà soát để quy định bộ phận đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thay thế cho Công đoàn cơ sở, Ban Thanh tra nhân dân thực hiện các hoạt động này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chung kết Cúp Đông Nam Á: CLB Công an Hà Nội gục ngã sau loạt luân lưu

Nhà trường không tổ chức dạy thêm, dạy trước cho học sinh trong dịp hè

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Hà Nội: 679 học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

Cách tính mức lương hưu hằng tháng từ 1/7/2025

“Nhờ Công đoàn, gia đình tôi không còn phải thuê trọ”

Sẽ tiến hành khởi công dự án cầu Ngọc Hồi nối Hà Nội - Hưng Yên đúng kế hoạch
Tin khác

Trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc
Sự kiện 21/05/2025 10:16

Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013
Sự kiện 20/05/2025 22:51

Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới
Sự kiện 20/05/2025 20:29

Sửa Bộ luật Hình sự: Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm
Sự kiện 20/05/2025 19:47

Đại biểu Quốc hội đề xuất chuyển 5 triệu hộ kinh doanh thành doanh nghiệp
Sự kiện 20/05/2025 18:13

Mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, điều hành doanh nghiệp
Sự kiện 20/05/2025 16:19

Đề xuất chuyển quyền cho vay đặc biệt từ Thủ tướng sang Ngân hàng Nhà nước
Sự kiện 20/05/2025 15:54

Tăng nhiệm vụ, quyền hạn cho Trưởng Công an, Phó Trưởng Công an cấp xã
Sự kiện 20/05/2025 11:49

Chính phủ trình Quốc hội một số chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội
Sự kiện 20/05/2025 11:13

8 tội danh được đề xuất bỏ hình phạt tử hình
Sự kiện 20/05/2025 11:03