--> -->

Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm: Cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành

Nửa đầu năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt đặc biệt đối với thị trường bất động sản Việt Nam khi các thay đổi thể chế và quy hoạch cấp tỉnh chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7. Việc sáp nhập địa giới hành chính, đưa cả nước từ 63 xuống còn 34 tỉnh, thành phố, tạo ra làn sóng dịch chuyển dòng tiền và cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành. Trong bối cảnh đó, thị trường đang dần hình thành những trục phát triển mới, đồng thời hé lộ những vấn đề mang tính cơ cấu cần được xử lý để tạo nền tảng phát triển bền vững.
Thận trọng trước cơn “sốt ảo” của thị trường bất động sản Quyết liệt xử lý các hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường bất động sản

Thời gian qua, thị trường bất động sản Việt Nam ghi nhận những chu kỳ tăng trưởng “nóng sốt” rồi lại trầm lắng kéo dài. Tuy nhiên, bất chấp biến động, thị trường vẫn duy trì sức sống nhờ lực cầu mạnh và sự bám trụ của các doanh nghiệp. Thực tế, những hạn chế về cơ chế điều hành, thiếu đồng bộ giữa các thị trường nền tảng như tài chính, đất đai, lao động vẫn đang là những nút thắt lớn, cản trở sự vận hành ổn định. Bên cạnh đó, xu hướng đầu cơ vẫn chiếm ưu thế, khiến thị trường bị méo mó và làm gia tăng rủi ro cho các nhà đầu tư dài hạn.

Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm: Cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành
Ảnh minh họa.

Trong 6 tháng đầu năm, thị trường ghi nhận sự khởi sắc rõ nét ở phân khúc căn hộ chung cư phục vụ nhu cầu ở thực, đặc biệt tại các địa phương mới được sáp nhập về các đô thị trung tâm như Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng. Những khu vực như Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu đang nổi lên như điểm đến mới, với mức giá quanh ngưỡng 40 triệu đồng/m2 - phù hợp với nhóm người mua nhà lần đầu. Đà phục hồi được thúc đẩy bởi sự ổn định của mặt bằng giá, tâm lý thị trường tích cực hơn và các gói tín dụng ưu đãi.

Dòng tiền đang có xu hướng dịch chuyển về vùng ven, nơi hội tụ tiềm năng phát triển hạ tầng và dư địa tăng trưởng dài hạn. Các sản phẩm có pháp lý sở hữu lâu dài, dễ vận hành khai thác như căn hộ nghỉ dưỡng, nhà phố thương mại được kỳ vọng sẽ giữ vai trò chủ đạo trong nửa cuối năm.

Tại Hà Nội, nguồn cung nhà ở hình thành trong tương lai có sự cải thiện rõ rệt. Tính đến hết tháng 6/2025, Thành phố đã đón nhận thêm 21 dự án đủ điều kiện mở bán, tương ứng gần 22.000 căn nhà, tăng mạnh so với 14 dự án cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, phân khúc căn hộ chung cư chiếm tỷ trọng lớn với hơn 16.000 căn, còn lại là nhà ở thấp tầng, phân khúc vốn mặc định là sản phẩm cao cấp với mức giá dao động 180 - 300 triệu đồng/m2.

Các khu vực như Tây Mỗ, Đại Mỗ và Gia Lâm dẫn đầu về lượng dự án mới, phần lớn thuộc nhóm cao cấp và hạng sang. Tuy nhiên, nguồn cung vẫn chưa đa dạng về phân khúc giá, tập trung chủ yếu vào nhóm khách hàng có tiềm lực tài chính cao hoặc nhà đầu tư. Giá chung cư sơ cấp tại Hà Nội trung bình khoảng 70,2 triệu đồng/m2 trong quý I/2025, tăng hơn 77% so với năm 2019. Một số dự án mới thậm chí có giá chào bán 100 - 200 triệu đồng/m2, tiệm cận ngưỡng tài chính của phần lớn người mua nhà ở thực.

Theo đánh giá của các doanh nghiệp trong ngành, khoảng trống trong chính sách nhà ở cho nhóm thu nhập trung bình đang ngày càng rõ rệt. Giá nhà không có xu hướng giảm do áp lực chi phí đất đai, vật liệu và tài chính, khiến người lao động đô thị ngày càng khó tiếp cận nhà ở phù hợp.

Trong khi đó, tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, tỷ lệ hấp thụ căn hộ sơ cấp vẫn ở mức cao (87 – 89%), phản ánh lực cầu lớn trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm. Tuy nhiên, giá bất động sản thứ cấp tăng chậm hơn, khiến khoảng cách giữa giá sơ cấp và thứ cấp ngày càng lớn. Người mua ngày càng ưu tiên sản phẩm mới, pháp lý rõ ràng và tiện ích đầy đủ, dẫn đến sự phân hóa rõ rệt trong thị trường.

Bất động sản công nghiệp tiếp tục là trụ cột ở các khu vực sáp nhập có quỹ đất lớn và hạ tầng kết nối thuận lợi. Dù có thể chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế quốc tế, Việt Nam vẫn được đánh giá là điểm đến hấp dẫn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tổng hòa các yếu tố cho thấy, thị trường bất động sản Việt Nam đang bước vào giai đoạn tái cấu trúc mạnh mẽ. Việc điều chỉnh địa giới hành chính không chỉ mở ra dư địa phát triển mới mà còn là phép thử cho năng lực quản lý, quy hoạch và phản ứng chính sách. Từ nay đến cuối năm, xu hướng phân hóa sẽ ngày càng rõ nét, khi nhà ở cao cấp tiếp tục mở rộng, còn nhóm nhà ở vừa túi tiền vẫn trong tình trạng khan hiếm.

Trong bối cảnh tiềm năng lớn song vẫn còn nhiều ẩn số, người mua và nhà đầu tư cần duy trì sự thận trọng, cân nhắc dài hạn và theo dõi sát sao các chuyển động chính sách, từ đó mới có thể đón đầu làn sóng phát triển một cách hiệu quả và bền vững.

T.An

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện cơ chế điều hành tín dụng theo thị trường trong tháng 7

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện cơ chế điều hành tín dụng theo thị trường trong tháng 7

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025.
Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 27/6 đến ngày 4/7), toàn Thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường; tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT

Đáp án, thang điểm các bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố chiều nay (6/7).
Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Cần trách nhiệm của ba bên

Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Cần trách nhiệm của ba bên

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, để kiểm soát an toàn thực phẩm, việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát cần làm “lặng lẽ”, thường xuyên, tránh tình trạng khi có chuyện xảy ra thì cơ quan chức năng ngay lập tức lên đợt cao điểm kiểm tra, rà soát, còn những người vi phạm ngay lập tức giấu biến đi chờ “trời yên biển lặng”...
Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạc ồn ào của đô thị, như nét chấm phá trầm mặc giữa bức tranh rực rỡ sắc màu hiện đại.
Trình Chính phủ mở rộng chính sách ưu đãi người có công

Trình Chính phủ mở rộng chính sách ưu đãi người có công

Bộ Nội vụ sẽ phối hợp cùng các Bộ, Ban, ngành Trung ương và địa phương để hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định quy định chi tiết Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, dự kiến vào quý 4/2025.
Nóng: Cô gái bị đuổi vì đứng chờ xe trên vỉa hè Mỹ Đình, công an vào cuộc

Nóng: Cô gái bị đuổi vì đứng chờ xe trên vỉa hè Mỹ Đình, công an vào cuộc

Ngày 6/7, mạng xã hội xôn xao trước đoạn clip ghi lại cảnh một cô gái trẻ bị người phụ nữ bán trà đá lớn tiếng xua đuổi, thậm chí "động chân động tay" khi đang đứng đợi xe trên vỉa hè đường Phạm Hùng, trước bến xe Mỹ Đình. Vụ việc làm dấy lên bức xúc về tình trạng lấn chiếm vỉa hè và hành xử thiếu văn hóa nơi công cộng. Công an phường Từ Liêm đang vào cuộc xác minh, xử lý.

Tin khác

Siết quản lý dự án nhà ở xã hội: Chủ đầu tư phải công khai giá bán để người dân giám sát

Siết quản lý dự án nhà ở xã hội: Chủ đầu tư phải công khai giá bán để người dân giám sát

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 201/2025/QH15 về giao chủ đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời giao chủ đầu tư không qua đấu thầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân không sử dụng vốn đầu tư công.
Giá nhà ở xã hội vẫn ở mức cao do nhiều yếu tố cấu thành

Giá nhà ở xã hội vẫn ở mức cao do nhiều yếu tố cấu thành

Trong bối cảnh nhu cầu nhà ở xã hội ngày càng tăng cao nhưng giá bán liên tục bị phản ánh là “vượt tầm tay” của người thu nhập thấp, đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) đã có những lý giải cụ thể về nguyên nhân khiến giá nhà ở xã hội không còn “rẻ” như kỳ vọng.
Giải pháp hạ giá bất động sản: Cần gỡ nút thắt pháp lý và kiểm soát đầu cơ

Giải pháp hạ giá bất động sản: Cần gỡ nút thắt pháp lý và kiểm soát đầu cơ

Thị trường bất động sản (BĐS) thời gian qua liên tục ghi nhận mức giá cao, vượt xa khả năng chi trả của phần lớn người dân, đặc biệt là nhóm thu nhập trung bình và thấp. Trong khi giao dịch vẫn trầm lắng, giá nhà đất không hạ nhiệt, kéo theo nhiều hệ lụy về an sinh xã hội và tính bền vững của nền kinh tế. Để đưa giá BĐS trở về giá trị thực, loạt giải pháp đang được đề xuất và triển khai, tập trung vào cải cách thủ tục hành chính, điều chỉnh chính sách thuế, tín dụng và cơ cấu sản phẩm.
Shophouse chân đế chung cư: Từ “gà đẻ trứng vàng” đến nỗi lo thoát hàng

Shophouse chân đế chung cư: Từ “gà đẻ trứng vàng” đến nỗi lo thoát hàng

Từng được xem là kênh đầu tư hấp dẫn nhờ tiềm năng sinh lời cao, shophouse chân đế tại các dự án chung cư nay đang rơi vào cảnh ế ẩm, giá thuê giảm sâu, giá bán đi ngang hoặc thậm chí sụt nhẹ. Thị trường biến động nhanh cùng sự thay đổi hành vi tiêu dùng đang khiến mô hình đầu tư này mất dần sức hút.
Đa dạng sản phẩm tại Triển lãm Vietbuild 2025

Đa dạng sản phẩm tại Triển lãm Vietbuild 2025

Nhiều thương hiệu lớn trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực bất động sản, xây dựng, nội ngoại thất tham gia Triển lãm Quốc tế Vietbuild Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) 2025, thể hiện sự phục hồi, khởi sắc thị trường nhà ở Việt Nam nói chung trong những tháng đầu năm 2025.
Đề xuất không thu quá 95% giá trị hợp đồng nhà ở xã hội trước khi người mua được cấp sổ đỏ

Đề xuất không thu quá 95% giá trị hợp đồng nhà ở xã hội trước khi người mua được cấp sổ đỏ

Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết 201/2025/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội (NƠXH). Trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là đề xuất chủ đầu tư không được thu quá 95% giá trị hợp đồng trước khi người mua nhà được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Hơn 50% mục tiêu nhà ở xã hội đến năm 2025 đã được triển khai

Hơn 50% mục tiêu nhà ở xã hội đến năm 2025 đã được triển khai

Ngày 6/6, tại Hội nghị giao ban công tác tháng 5 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 6/2025, lãnh đạo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, cả nước đã quy hoạch 1.309 vị trí với tổng diện tích 9.737ha đất để phát triển nhà ở xã hội. Phần lớn các địa phương đều dành đủ quỹ đất phục vụ mục tiêu này.
Hàng trăm dự án nhà ở thương mại tại TP.HCM chưa được cấp sổ

Hàng trăm dự án nhà ở thương mại tại TP.HCM chưa được cấp sổ

Dù chính quyền các cấp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã nỗ lực vào cuộc, thậm chí thành lập tổ công tác giải quyết, nhưng đến nay việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gọi tắt là giấy chứng nhận) tại hàng trăm dự án nhà ở thương mại trên địa bàn Thành phố vẫn “tắc”, ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của người mua nhà.
Thuế 20% lãi chuyển nhượng bất động sản: Cẩn trọng kẻo “siết” luôn thị trường

Thuế 20% lãi chuyển nhượng bất động sản: Cẩn trọng kẻo “siết” luôn thị trường

Bộ Tài chính đề xuất áp dụng thuế suất 20% trên phần lãi chuyển nhượng bất động sản, thay vì cách thu 2% trên tổng giá bán như hiện nay. Nếu được thông qua, đây sẽ là thay đổi lớn sau gần một thập kỷ giữ nguyên cách tính thuế.
Thị trường đất nền thời hậu sốt: Không dành cho người nóng vội, thiếu hiểu biết

Thị trường đất nền thời hậu sốt: Không dành cho người nóng vội, thiếu hiểu biết

Sau những cơn sốt đất nền lan rộng từ 2020 - 2022, thị trường bất động sản tại Hà Nội và các tỉnh lân cận năm 2025 đang có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, liệu đây có phải là thời điểm vàng để đầu tư hay chỉ là một cái bẫy tinh vi được giăng sẵn?
Xem thêm
Phiên bản di động