--> -->

Quyết liệt xử lý các hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường bất động sản

Chiều 24/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, hiệp hội, ngân hàng, doanh nghiệp về tình hình thị trường bất động sản; đồng thời tháo gỡ các vướng mắc để giảm chi phí, giảm giá bất động sản và tăng nguồn cung để tăng khả năng tiếp cận bất động sản của người dân, mục tiêu mọi người dân đều có chỗ ở.
Thêm nguồn cung văn phòng và căn hộ hạng sang tại Bình Dương Vì sao Hà Nội, Hưng Yên sẽ vượt chỉ tiêu nhà ở xã hội được giao năm 2025?

Còn lệch pha phân khúc bất động sản

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong quý I/2025 số dự án phát triển nhà ở thương mại tăng so với quý IV/2024 và so với cùng kỳ. Trong đó có thêm 14 dự án nhà ở thương mại hoàn thành xây dựng, với quy mô hơn 3.800 căn, tăng 40%; có 26 dự án được cấp phép mới với quy mô gần 16.000 căn, tăng 44%; 59 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai với khoảng 20.000 căn, tăng 55%; có 994 dự án đang triển khai xây dựng, với quy mô gần 400.000 căn.

Đối với dự án đầu tư xây dựng hạ tầng để chuyển nhượng quyền sử dụng đất để người dân tự xây dựng nhà ở, trong quý I/2025 có 17 dự án hoàn thành với hơn 4.400 lô/nền; 490 dự án đang triển khai với quy mô hơn 19.000 lô/nền; có 11 dự án được cấp phép với quy mô khoảng 3.400 lô/nền.

Lượng giao dịch bất động sản căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền đều tăng so với quý trước. Trong đó có hơn 33.000 giao dịch thành công về căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, tăng 32% so với quý IV/2024 và hơn 101.000 giao dịch đất nền thành công, tăng hơn 16%.

Nhìn chung trong quý I/2025, giá các loại hình bất động sản tiếp tục có xu hướng tăng nhưng mức độ tăng của mỗi loại hình tại mỗi thời điểm, mỗi vị trí, mỗi khu vực ở mỗi địa phương khác nhau.

Về phát triển nhà ở xã hội, trên địa bàn cả nước đã quy hoạch hơn 1.300 vị trí với quy mô hơn 9.700 ha đất dành cho phát triển nhà ở xã hội. Triển khai Đề án xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, hiện cả nước đã có 679 dự án được triển khai với quy mô hơn 623.000 căn, trong đó có 108 dự án hoàn thành với 73.000 căn và 155 dự án đã khởi công xây dựng với quy mô hơn 132.000 căn.

Quyết liệt xử lý các hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường bất động sản
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Theo tính toán, có 22 tỉnh, thành phố sẽ hoàn thành chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội với gần 48.000 căn; trong khi 22 địa phương khác khó hoàn thành chỉ tiêu, với hơn 23.000 căn; đặc biệt 19 tỉnh chưa triển khai dự án nhà ở xã hội.

Tại hội nghị, các đại biểu đánh giá: Nguồn cung bất động sản còn hạn chế; còn lệch pha phân khúc bất động sản; kết quả triển khai nhà ở xã hội còn chậm; nhiều dự án bất động sản gặp vướng mắc liên quan đến thủ tục pháp lý về đất đai, đầu tư, đấu thầu, đấu giá, xây dựng; các khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định về giá đất; thủ tục chuẩn bị đầu tư, triển khai thực hiện dự án bất động sản ở nhiều địa phương còn chậm; tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở một số địa phương còn những tồn tại hạn chế.

Các đại biểu cũng cho rằng, quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản, môi giới bất động sản còn hạn chế, có hiện tượng tạo giá ảo, đầu cơ; doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn vốn; các biến động trong các lĩnh vực, kênh đầu tư như vàng, chứng khoán, trái phiếu, lạm phát… đã tác động đến tâm lý, dẫn đến xu hướng chuyển dịch dòng tiền của người dân, nhà đầu tư sang bất động sản.

Cả nước có khoảng 788 dự án bất động sản có khó khăn, vướng mắt liên quan đến lĩnh vực đất đai, đầu tư, quy hoạch, xây dựng, nhà ở, đấu thầu, nguồn vốn thực hiện dự án, thực hiện kết luận thanh tra đối với dự án…

Các dự án có khó khăn, vướng mắc đang được tích cực xử lý, tuy nhiên vẫn còn những vấn đề vướng mắc chưa giải quyết, chủ yếu thuộc thẩm quyền của các địa phương.

Các đại biểu đề xuất, cùng với tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản như kể trên, cần giảm các chi phí ảnh hưởng tới giá bất động sản; có kế hoạch, chỉ tiêu, điều tiết các phân khúc bất động sản hợp lý; xử lý nghiêm các hành vi làm giá, thao túng thị trường…

Để mọi người dân tiếp cận nhà ở một cách bình đẳng

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Phải quyết liệt xử lý các hành vi tạo giá ảo, đầu cơ, thao túng trục lợi trong đấu giá đất, lũng đoạn thị trường bất động sản, không để người dân bị lừa đảo".

Thủ tướng Chính yêu cầu nghiên cứu giải pháp liên quan giải phóng mặt bằng phù hợp tình hình, nêu cao vai trò của chính quyền địa phương trong giải phóng mặt bằng. Các địa phương rà soát các dự án vướng mắc về pháp lý, đề xuất cơ chế để tháo gỡ; quy hoạch phát triển bất động sản phù hợp, trong đó những vị trí đẹp, thuận lợi thì dành cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát triển lâu dài, đồng thời phát triển hạ tầng, tạo quỹ đất để phát triển bất động sản nhà ở ở những khu vực kém thuận lợi hơn.

Quyết liệt xử lý các hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường bất động sản
Toàn cảnh hội nghị. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng phối hợp với các địa phương kiểm tra, kịp thời tháo gỡ cho các dự án bất động sản còn khó khăn; nghiên cứu tích hợp quy định về các thủ tục đầu tư thành một nghị định; khẩn trương xây dựng cơ sở dữ liệu về nhà ở kết nối cơ sở dữ liệu về dân cư; nghiên cứu mô hình trung tâm giao dịch bất động sản và giao dịch đất do Nhà nước quản lý; phát triển thị trường bất động sản với nhiều loại hình, dịch vụ phù hợp quy luật phát triển và thực tiễn...

Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì cùng Bộ Tài chính rà soát các quy định về đất đai, thủ tục định giá đất, nếu cần thì phải sửa các quy định hiện hành. Chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đánh giá, ban hành bảng giá đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, nâng cao mức đặt cọc trong đấu giá đất, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng đấu giá để gây nhiễu loạn thị trường. Bộ Công an phải vào cuộc xử lý ngay những phần tử thao túng, lũng đoạn thị trường. Bộ Nông nghiệp và Môi trường xây dựng quy định về đấu giá, đủ sức răn đe, phòng ngừa tình trạng này.

Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu ban hành chính sách đánh thuế bất động sản đối với đất, nhà ở không sử dụng, phần chênh lệnh giá đất với giá bán, có cơ chế xử lý các giao dịch không trong sáng; bảo đảm công khai, minh bạch, phù hợp, không để "giật cục"; phối hợp Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan thực hiện chuyển đổi số trong các giao dịch, các thủ tục; rà soát phân loại các khó khăn xử lý ngay; khẩn trương triển khai Nghị quyết của Quốc hội khi ban hành; khẩn trương hình thành Quỹ phát triển nhà ở quốc gia trong tháng 6/2025.

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại về cho vay nhà ở, góp phần tăng trưởng tín dụng; cắt giảm các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, bảo đảm kiểm soát được; đôn đốc các ngân hàng tham gia chương trình cho vay 120 nghìn tỷ đồng; đồng thời chỉ đạo thanh tra, tập trung quản lý rủi ro; không được tiếp tay cho vi phạm thao túng để tạo mặt bằng giá mới, giá ảo.

Bộ Công an chỉ đạo các cơ quan, địa phương rà soát các dự án có dấu hiệu vi phạm, trước mắt cho khắc phục bằng các biện pháp kinh tế, sau đó mới xem xét các biện pháp khác; không để tình trạng người dân bị lừa đảo liên quan đất đai; chỉ đạo các đơn vị phòng cháy, chữa cháy nghiên cứu các giải pháp công nghệ cao, kiểm soát tình hình phòng cháy, chữa cháy, hạn chế cháy nổ, giảm chi phí cho người dân.

UBND các địa phương phối hợp các bộ, ngành để phát triển bất động sản nghỉ dưỡng vì có nhu cầu; có quỹ đất sạch, ưu tiên phát triển nhà ở xã hội; nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội; khẩn trương xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai, nhà ở…; tăng cường kiểm tra để chấn chỉnh, ngăn chặn, xử lý các vi phạm; khuyến khích những người làm tốt; hình thành các sàn giao dịch bất động sản.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp chủ động rà soát, tái cấu trúc danh mục dự án đầu tư, phù hợp nhu cầu của xã hội; rà soát các dự án đang triển khai bảo đảm tuân thủ; giảm giá, tiết kiệm chi phí để giảm giá nhà ở, trên tinh thần lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ; chủ động giải quyết và có trách nhiệm tập trung nguồn lực để giải quyết các khó khăn, vướng mắc; hoàn thiện thủ tục pháp lý sớm triển khai các dự án, tăng nguồn cung cho thị trường.

Thủ tướng yêu cầu tất cả các chủ thể phát huy tinh thần trách nhiệm, tinh thần yêu nước để thị trường bất động sản phát triển nhanh, bền vững, lành mạnh, lâu dài; bảm bảo cho người dân được tiếp cận nhà ở một cách bình đẳng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần vật chất của người dân.

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thí điểm cung cấp suất ăn sẵn cho học sinh bán trú

Hà Nội thí điểm cung cấp suất ăn sẵn cho học sinh bán trú

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp 25 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết Thành phố đang triển khai tổ chức thí điểm mô hình bữa ăn bán trú cho học sinh trên địa bàn Hà Nội, theo hướng tổ chức tập trung suất ăn sẵn nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình và giảm các khâu trung gian.
Thiếu 30.000 đơn vị máu cho công tác cấp cứu, điều trị trong dịp hè

Thiếu 30.000 đơn vị máu cho công tác cấp cứu, điều trị trong dịp hè

Để bảo đảm nhu cầu máu kịp thời, hiệu quả cho cấp cứu và điều trị, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cần thêm 30.000 đơn vị máu, trong đó riêng máu nhóm O cần khoảng 15.000 đơn vị.
La Phù: Người dân tự nguyên giao nộp 25 tấn bánh kẹo, thực phẩm và hàng lậu

La Phù: Người dân tự nguyên giao nộp 25 tấn bánh kẹo, thực phẩm và hàng lậu

Tính đến 9/7/2025, hàng chục tấn bánh kẹo, thực phẩm hết hạn, không rõ nguồn gốc đã được người dân La Phù tự nguyện giao nộp để tiêu hủy. Đây là kết quả của nỗ lực phối hợp giữa Công an Hà Nội và chính quyền địa phương nhằm chấn chỉnh tình trạng buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương nhiệm kỳ 2025 - 2030

Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đề cập tới những nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương Đỗ Văn Chiến đề nghị các cụ, các vị, các đại biểu tiếp tục phát huy tinh thần, trách nhiệm, động viên các doanh nghiệp, tầng lớp nhân dân phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, trước mắt là tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương.
Tăng trưởng hai con số trong kỷ nguyên mới

Tăng trưởng hai con số trong kỷ nguyên mới

Việt Nam đang bước vào một giai đoạn chuyển mình quan trọng, khi các định hướng phát triển không còn dừng ở việc duy trì ổn định hay “đủ dùng”, mà hướng đến những mục tiêu táo bạo hơn: Tăng trưởng kinh tế hai con số trong một thế giới đầy biến động.
Hà Nội hỗ trợ hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Hà Nội hỗ trợ hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Tại Kỳ họp thứ 25, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã xem xét thông qua Nghị quyết quy định một số nội dung chi và mức chi đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2026 - 2030.
Hà Nội chuẩn bị giải phóng mặt bằng hai tuyến đường sắt huyết mạch

Hà Nội chuẩn bị giải phóng mặt bằng hai tuyến đường sắt huyết mạch

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (đoạn qua địa bàn Thành phố).

Tin khác

Duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, thúc đẩy hợp tác thiết thực vì người dân là ưu tiên hàng đầu của ASEAN

Duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, thúc đẩy hợp tác thiết thực vì người dân là ưu tiên hàng đầu của ASEAN

Ngày 9/7, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 (AMM-58) chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và Timor-Leste, Tổng Thư ký ASEAN cùng đại diện quan chức cao cấp của các đối tác.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét điều chỉnh Chương trình lập pháp năm 2025

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét điều chỉnh Chương trình lập pháp năm 2025

Theo dự kiến chương trình, ngày mai (10/7), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ khai mạc Phiên họp thứ 47, tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định điều chỉnh Chương trình lập pháp năm 2025.
Giới thiệu nhân sự tham gia Ủy ban, Đoàn Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Giới thiệu nhân sự tham gia Ủy ban, Đoàn Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Sáng 9/7, các đại biểu dự Hội nghị Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam lần thứ tư khóa X đã biểu quyết thông qua Danh sách giới thiệu nhân sự tham gia Ủy ban, Đoàn Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Cần xử lý dứt điểm các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư

Cần xử lý dứt điểm các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư

Trả lời chất vấn về vấn đề giải quyết dứt điểm các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cho biết đây là vấn đề khó khăn. Song nếu Hà Nội triển khai được các cơ sở tập trung, có đủ cơ chế chính sách để thu hút và tạo điều kiện hoạt động cho các cơ sở giết mổ tập trung, sẽ góp phần thu nhỏ lại các cái cơ sở giết mổ nhỏ lẻ.
Công chức xin thôi việc được trợ cấp 1,5 tháng lương hiện hưởng cho mỗi năm đóng BHXH

Công chức xin thôi việc được trợ cấp 1,5 tháng lương hiện hưởng cho mỗi năm đóng BHXH

Từ ngày 1/7, công chức tự nguyện xin thôi việc trợ cấp 3 tháng tiền lương hiện hưởng, trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc.
Đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng trong quý IV/2025

Đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng trong quý IV/2025

Trả lời chất vấn, tái chất vấn của đại biểu liên quan đến việc triển khai đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục, Giám đốc Sở Xây dựng cho biết Thành phố đã chi trả đền bù cho 1.297 hộ (đạt khoảng 2/3) và đã phê duyệt phương án đền bù cho 633 hộ (đạt hơn 1/3), vướng mắc lớn nhất hiện nay là do việc sắp xếp lại đơn vị hành chính theo mô hình chính quyền 2 cấp,… Ngay sau khi ổn định bộ máy, Ban Chỉ đạo dự án cùng với các phường mới sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết, phấn đấu hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong quý IV/2025…
Tháng 5/2026: Tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2026 - 2031

Tháng 5/2026: Tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2026 - 2031

Theo Đề án, Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam nhiệm kỳ 2026 - 2031 dự kiến sẽ được tổ chức trong tháng 5/2026 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, thành phố Hà Nội. Số lượng đại biểu dự Đại hội nhiệm kỳ 2026 - 2031 bằng số lượng đại biểu dự Đại hội của nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Sau chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025 và hoạt động song phương tại Brazil của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí về những kết quả nổi bật của chuyến công tác.
HĐND thành phố Hà Nội luôn là “hình mẫu tiêu biểu”

HĐND thành phố Hà Nội luôn là “hình mẫu tiêu biểu”

Phát biểu tại Kỳ họp thứ 25, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh khẳng định, Kỳ họp thứ 25 của HĐND thành phố Hà Nội sẽ là kỳ họp của khí thế mới, của tinh thần đổi mới, tạo đột phá mới, kịp thời tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực, tập trung cao độ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của Nhân dân Thủ đô, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới, phát triển mạnh mẽ của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Việt Nam đóng góp tích cực, trách nhiệm tại các cơ chế hợp tác toàn cầu về môi trường, khí hậu, y tế

Việt Nam đóng góp tích cực, trách nhiệm tại các cơ chế hợp tác toàn cầu về môi trường, khí hậu, y tế

Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025 tiếp tục diễn ra trong ngày 7/7/2025 (giờ địa phương) với Phiên họp cấp cao về chủ đề “Môi trường, COP30 và Y tế toàn cầu” dưới sự chủ trì của Tổng thống Brasil Lula da Silva, Chủ tịch BRICS năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động