Tăng trưởng hai con số trong kỷ nguyên mới
Diễn đàn “Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025” vừa diễn ra tại Hà Nội đã không chỉ là nơi chia sẻ tầm nhìn, mà còn là diễn đàn hành động, nơi các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia, doanh nghiệp và lãnh đạo địa phương cùng bàn bạc những giải pháp cụ thể để đưa nền kinh tế Việt Nam bước vào một giai đoạn tăng trưởng mới: chất lượng hơn, bền vững hơn và tham vọng hơn. Mục tiêu tăng trưởng hai con số, tưởng như là một viễn cảnh xa vời, nay đã dần trở thành một khả năng thực tế nếu biết tận dụng đúng cơ hội, khơi dậy đúng nguồn lực và hành động quyết liệt, kịp thời.
Trong suốt nhiều thập kỷ, Việt Nam đã duy trì mức tăng trưởng tương đối ổn định, trở thành một trong những nền kinh tế năng động nhất khu vực. Tuy nhiên, những động lực cũ như lao động giá rẻ, đầu tư FDI và khai thác tài nguyên đang dần cạn kiệt. Một mô hình tăng trưởng mới là điều bắt buộc, nơi chất lượng, hiệu quả và đổi mới sáng tạo đóng vai trò trung tâm.
![]() |
Chuyển đổi số, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn chính là ba động lực lớn nhất trong giai đoạn tiếp theo. (Ảnh minh hoạ) |
Tại diễn đàn, ông Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia khẳng định mong muốn tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ đạt ít nhất 10% năm nay. Không chỉ là vấn đề xuất khẩu hàng hóa, mà phải hướng tới một cơ cấu dịch vụ cạnh tranh hơn, hiện đại hơn để cải thiện cán cân thương mại dịch vụ vốn còn yếu. Đây là bước đi quan trọng nhằm tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng “dịch vụ hóa”, đồng thời gia tăng nội lực và sức đề kháng cho nền kinh tế trong thời kỳ bất định.
Một điểm sáng rõ nét tại diễn đàn là sự đánh giá cao về hiệu quả của “bộ tứ trụ cột” - bốn Nghị quyết quan trọng: 57, 59, 66 và 68 đã tác động mạnh đến cải cách thể chế. Không ít chuyên gia đồng thuận rằng, để tăng trưởng cao và bền vững, trước hết phải có một nền tảng thể chế thông suốt, minh bạch và đủ linh hoạt.
Phó Tổng thư ký VCCI Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh tinh thần “tinh gọn, rõ đầu mối, giảm lòng vòng” trong bộ máy hành chính là yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị. Một bộ máy hành chính chậm ra quyết định, chồng chéo trong thẩm quyền và trách nhiệm không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp, mà còn làm chậm đà tăng trưởng.
Từ góc độ chiến lược, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương Trần Lưu Quang nêu rõ: cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật trong các lĩnh vực then chốt như đất đai, quy hoạch, khoáng sản. Đây là những “trụ đỡ” quan trọng cho nền kinh tế trong dài hạn, đồng thời là điều kiện tiên quyết để thu hút đầu tư tư nhân và nước ngoài, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng tái tạo và hạ tầng.
Một trong những đột phá có thể tạo hiệu ứng lan tỏa rộng khắp là cải thiện chất lượng đầu tư công. Như ông Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh phân tích: đầu tư công không chỉ tạo ra công trình, mà còn tạo ra niềm tin. Niềm tin ấy rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh đầu tư tư nhân và FDI cần một môi trường ổn định, minh bạch và cam kết chính sách rõ ràng.
Thực tế cho thấy, giải ngân vốn đầu tư công vẫn còn chậm ở nhiều địa phương, ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi kinh tế sau đại dịch. Cải thiện quy trình, thúc đẩy phân cấp, minh bạch hóa đấu thầu và đảm bảo tiến độ chính là “điểm cốt tử” để tận dụng dòng vốn này như một lực đẩy tăng trưởng kinh tế.
Kỷ nguyên mới đòi hỏi mô hình tăng trưởng mới. Không thể dựa mãi vào tăng trưởng mở rộng, tức là tăng bằng cách dùng thêm đất, thêm lao động, thêm vốn. Việt Nam cần tăng trưởng bằng năng suất, công nghệ và sáng tạo. Chuyển đổi số, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn chính là ba động lực lớn nhất trong giai đoạn tiếp theo.
Trong bối cảnh đó, các chính sách cần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu phát triển (R&D), đổi mới công nghệ, và các giải pháp kinh doanh bền vững. Đồng thời, nguồn nhân lực, đặc biệt là lực lượng trẻ cần được đào tạo lại, nâng cao kỹ năng phù hợp với nền kinh tế số và thị trường lao động toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng.
Từ những phân tích và đối thoại tại diễn đàn, có thể thấy rõ: Việt Nam đang đứng trước thời điểm bản lề. Cơ hội đã có, nguồn lực đang được khơi dậy, vấn đề còn lại là hành động, hành động đủ nhanh, đủ quyết liệt và đủ sáng tạo.
Muốn tăng trưởng hai con số không phải là “đột biến một lần”, mà là một quá trình liên tục, phải đặt trong tổng thể cải cách thể chế, hiện đại hóa nền kinh tế và nâng cao năng lực nội sinh. Những thảo luận tại Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 đã đặt nền móng cho một tư duy phát triển mới, nơi tăng trưởng đi đôi với đổi mới, phát triển gắn với bền vững. Đó chính là bước đệm để Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên mới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nghệ An tổ chức kỳ họp thứ 31 HĐND tỉnh khoá XVIII

Công an Hà Nội thông tin chính thức vụ tai nạn liên hoàn ở Trần Đại Nghĩa

Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng

Phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn: Tăng tốc đào tạo chuyên sâu

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình

Rà soát tuyến vận tải hành khách sau sắp xếp đơn vị hành chính

Hà Nội hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện, BHYT cho các đối tượng chính sách
Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay (9/7): Đồng USD thế giới tăng nhẹ
Thị trường 09/07/2025 08:05

Giá vàng hôm nay (9/7): Vàng miếng và vàng nhẫn trong nước đảo chiều tăng
Thị trường 09/07/2025 08:04

Giá xăng dầu hôm nay (9/7): Giá dầu thế giới tăng nhẹ
Thị trường 09/07/2025 06:49

Bộ Tài chính kiến nghị rà soát việc chọn nhà thầu cao tốc TP.HCM - Chơn Thành
Thị trường 08/07/2025 12:58

Tỷ giá USD hôm nay (8/7): Giá USD "chợ đen" giảm nhẹ
Thị trường 08/07/2025 07:30

Giá xăng dầu hôm nay (8/7): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 08/07/2025 07:26

Giá vàng hôm nay (8/7): Vàng nhẫn, vàng miếng cùng giảm
Thị trường 08/07/2025 07:24

Giá xăng dầu hôm nay (7/7): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm
Thị trường 07/07/2025 07:11

Giá vàng hôm nay (7/7): Vàng nhẫn tăng, vàng miếng vẫn "bất động"
Thị trường 07/07/2025 07:03

Tỷ giá USD hôm nay (7/7): Giá USD "chợ đen" biến động liên tục
Thị trường 07/07/2025 06:59