Quyết liệt hơn nữa với "cuộc chiến" chống hàng giả, hàng nhái
Cử tri đề nghị công khai danh sách các cơ sở sản xuất, buôn bán hàng giả, kém chất lượng Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử |
Hàng giả, hàng nhái vẫn diễn biến phức tạp
Đại biểu Nguyễn Đình Hưng nêu thực trạng, dù đã có những nỗ lực thanh tra, kiểm tra quyết liệt, xử phạt nặng đối với hàng nghìn cơ sở vi phạm nhưng tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn diễn biến phức tạp.
Một trong những khó khăn lớn nhất là việc quản lý hàng trăm nghìn sản phẩm tự công bố. Nhiều doanh nghiệp lợi dụng “kẽ hở” pháp luật để tung ra thị trường các sản phẩm không đảm bảo chất lượng, gây khó khăn cho công tác hậu kiểm.
Đại biểu Nguyễn Văn Thắng cho rằng, hàng giả, hàng nhái đang thực sự là “cuộc chiến” khi nhiều thông tin về chính sách người dân không nắm rõ, bên cạnh đó là vấn đề lợi dụng người nổi tiếng quảng cáo, buôn bán trên mạng không đạt tiêu chuẩn… gây ảnh hưởng không nhỏ.
Do đó, chính quyền Thành phố cần đẩy mạnh tuyên truyền về các chính sách, đặc biệt liên quan đến sức khỏe người dân càng phải đẩy mạnh quyết liệt, tránh hiểu nhầm dẫn đến hiện tượng các tiểu thương đóng cửa hàng loạt như vừa qua.
Trong khi đó, đại biểu HĐND Thành phố Nguyễn Minh Đức cho rằng, sau khi Thành phố quyết tâm dẹp hàng giả, hàng nhái trên phạm vi toàn Thành phố, nhiều cá nhân, tổ chức kinh doanh đã tạm dừng hoạt động, song việc này cần phải đánh giá thực chất, các cá nhân tạm dừng kinh doanh để tránh sự kiểm tra của cơ quan chức năng chứ không phải né thuế hay do các chính sách mới về thuế. Việc chống hàng giả, hàng nhái là cơ hội cho doanh nghiệp làm ăn chân chính, nên cần tiếp tục thực hiện quyết liệt hơn nữa.
![]() |
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền phát biểu tại tổ. |
Để giải quyết tình trạng hàng giả, hàng nhái, đại biểu Phùng Tân Nhị cho rằng một trong những biện pháp là phải tăng cường sản phẩm OCOP, xây dựng thương hiệu cho các vùng sản xuất, làng nghề của Hà Nội; tăng sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa đảm bảo chất lượng trên thị trường.
Cùng với đó, Thành phố phải rà soát lại việc xây dựng Nông thôn mới trong bối cảnh chính quyền 2 cấp không còn quận, huyện. Với mô hình xã mới hiện nay, việc thực hiện phải có hướng dẫn cụ thể, tiếp tục thực hiện chủ trương xây dựng Nông thôn mới có khởi đầu nhưng không có kết thúc.
Nhiều kiến nghị đảm bảo về an toàn thực phẩm
Một nội dung khác được các đại biểu quan tâm là vấn đề an toàn thực phẩm. Theo đại biểu Nguyễn Đình Hưng, trước sự bùng nổ của thương mại điện tử và các ứng dụng giao đồ ăn nhanh cũng đặt ra những thách thức mới trong việc kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.
“Các chế tài xử phạt hiện hành, kể cả khi đã được nâng lên gấp đôi theo Luật Thủ đô, dường như vẫn chưa đủ sức răn đe do lợi nhuận từ gian lận thương mại quá lớn”, đại biểu Nguyễn Đình Hưng nhấn mạnh và kiến nghị, để giải quyết triệt để vấn đề này, cần có những giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ hơn.
![]() |
Đại biểu HĐND Thành phố Nguyễn Đình Hưng thảo luận tại tổ. |
Theo đó, phải sớm sửa đổi các quy định pháp luật liên quan, nhất là siết chặt quản lý sản phẩm tự công bố và bắt buộc áp dụng truy xuất nguồn gốc điện tử. Ngoài ra, cần nghiên cứu các chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn.
Đại biểu gợi ý, có thể gắn trách nhiệm vi phạm với mã định danh cá nhân, đình chỉ vĩnh viễn quyền kinh doanh, thậm chí hình sự hóa các hành vi vi phạm nghiêm trọng.
Cùng với đó, cần tăng cường đầu tư cho hệ thống kiểm nghiệm, nâng cao năng lực giám sát và phát hiện vi phạm, đảm bảo thực thi pháp luật một cách hiệu quả, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng.
Đại biểu HĐND thành phố Hà Nội cho rằng, cần tăng cường truyền thông đối với công tác an toàn thực phẩm. Trong đó, tập trung nâng cao nhận thức cho hai đối tượng chính. Thứ nhất là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, từ người nuôi trồng đến các nhà hàng, bếp ăn tập thể, phải hiểu rõ vai trò và trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm. Thứ hai là người tiêu dùng cần được trang bị kiến thức để nhận diện và tẩy chay các sản phẩm không an toàn.
Song, việc này đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ chính quyền địa phương đến các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh. Thành phố cần xây dựng một cơ chế giám sát từ cộng đồng, phát hiện sớm và công khai các cơ sở vi phạm, đồng thời vinh danh những đơn vị làm tốt, tạo ra một văn hóa tiêu dùng và sản xuất an toàn trên toàn xã hội.
Liên quan tới nội dung này, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, tới đây sẽ hình thành chuỗi để doanh nghiệp đứng ra sản xuất, cung cấp suất ăn cho học sinh. Chuỗi từ đồng ruộng đến bếp ăn sẽ hỗ trợ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của người dân Thủ đô trong việc cung cấp suất ăn ngay cho học sinh.
Về vấn đề kiểm soát an toàn thực phẩm, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền khẳng định, thời gian vừa qua, Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Còn vấn đề kiểm soát tồn dư hóa chất, quy trình giết mổ... hiện Sở Nông nghiệp và Môi trường đang hoàn thiện quy trình, cần đẩy nhanh tiến độ. UBND Thành phố đã giao Sở Công Thương kiểm soát các chợ, trong đó giao các chợ kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Cần xử lý dứt điểm các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư

Công chức xin thôi việc được trợ cấp 1,5 tháng lương hiện hưởng cho mỗi năm đóng BHXH

Ngày đầu phân làn đường Võ Chí Công: Giao thông thuận lợi

Thống nhất thành lập Công đoàn các Khu công nghệ cao và khu công nghiệp Hà Nội

Chế độ lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức sau sáp nhập

Tập đoàn Đèo Cả muốn làm tuyến metro số 2

Hà Nội sẵn sàng các phương án phòng ngừa và ứng phó với mùa mưa bão
Tin khác

Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%
Tiêu dùng 06/07/2025 17:12

Hà Nội: Mức tiêu thụ điện năng “lập đỉnh” trong tháng 6/2025
Tiêu dùng 03/07/2025 17:12

Hàng giả, hàng nhái tràn ngập chợ dân sinh ở Hà Nội: “Vùng cấm” hay được “ưu ái”?
Tiêu dùng 30/06/2025 05:40

Phân cấp quản lý thương mại điện tử cho địa phương để phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế số
Tiêu dùng 27/06/2025 14:40

Tăng cường vai trò của các địa phương trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Tiêu dùng 27/06/2025 13:34

Trưng bày hơn 300 sản phẩm để nhận diện hàng giả, gian lận thương mại
Tiêu dùng 26/06/2025 17:13

Tạo cơ hội để người tiêu dùng Thủ đô tiếp cận nhiều hơn sản phẩm Việt
Tiêu dùng 25/06/2025 22:32

Thị trường áo điều hòa: Cẩn trọng với những chiếc áo giá rẻ kém chất lượng
Tiêu dùng 17/06/2025 06:48

Thúc đẩy thanh toán số tại Việt Nam qua Chương trình Ngày không tiền mặt 2025
Tiêu dùng 14/06/2025 21:57

76% người từ 35 tuổi trở lên ưu tiên thanh toán không dùng tiền mặt
Tiêu dùng 14/06/2025 19:15