--> -->

Cần xử lý dứt điểm các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư

Trả lời chất vấn về vấn đề giải quyết dứt điểm các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cho biết đây là vấn đề khó khăn. Song nếu Hà Nội triển khai được các cơ sở tập trung, có đủ cơ chế chính sách để thu hút và tạo điều kiện hoạt động cho các cơ sở giết mổ tập trung, sẽ góp phần thu nhỏ lại các cái cơ sở giết mổ nhỏ lẻ.
Bắt quả tang một cơ sở giết mổ lợn bị bệnh bán ra thị trường 29 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung được phê duyệt Huyện Thanh Oai: Đình chỉ hoạt động cơ sở giết mổ gia súc vi phạm phòng dịch Covid-19

Hơn 700 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư chưa được kiểm soát

Sáng 9/7, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 25, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, nhiều vấn đề đã được đặt ra trong công tác quản lý Nhà nước đối với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó có vấn đề quản lý các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm,…

Cần xử lý dứt điểm các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư
Đại biểu Trần Khánh Hưng nêu câu hỏi chất vấn về vấn đề giết mổ đảm bảo an toàn thực phẩm.

Tại phiên chất vấn, đại biểu Trần Khánh Hưng bày tỏ sự quan ngại khi vừa qua cơ quan Công an đã công bố thông tin vừa bắt tạm giam và khởi tố hình sự đối với 4 đối tượng giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh. Trong khi đó, báo cáo nêu trong 1 ngày, tổng trọng lượng thịt gia súc, gia cầm kiểm soát dung cấp ra thị trường là 550 tấn/ngày, tương đương 60% nhu cầu thịt tiêu thụ của thị trường Hà Nội được kiểm soát. Vậy 40% nhu cầu thịt tiêu thụ còn lại của người dân có nguồn gốc như thế nào. Với vai trò là cơ quan chuyên môn giúp việc cho UBND Thành phố, Sở Nông nghiệp và Môi trường có biện pháp gì để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân Thủ đô trong khi nhu cầu của người dân rất lớn.

Liên quan đến vấn đề này, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Xuân Đại chia sẻ, Hà Nội là địa bàn tiêu thụ thịt rất lớn với số lượng hàng trăm ngàn tấn/năm. Hà Nội có số lượng chăn nuôi nhỏ lẻ lớn với 126 nghìn hộ, đồng thời trong đó nội địa Thành phố cung ứng được 60% còn lại là nhập từ các địa phương khác tại khoảng 43 tỉnh thành.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và môi trường nhấn mạnh không phải chỉ riêng 60% nhu cầu thịt được kiểm soát, mà thực phẩm vào thành phố luôn có quy định rõ ràng. Tuy nhiên vẫn có trạng thái hàng hóa trôi nổi, nhập lậu hoặc sai phạm từ các cơ sở nhỏ lẻ. Về các biện pháp cụ thể, năm 2025, Sở đang xây dựng các nội dung về phát triển nông nghiệp, đồng thời có thêm cơ chế phạt nặng, nghiêm minh với các trường hợp sai phạm và tăng cường công tác kiểm ra xử lý vi phạm.

Đại biểu Hoàng Thị Tú Anh, Tổ đại biểu 28 đặt câu hỏi tới Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, theo Quyết định 761 năm 2020 của UBND Thành phố về phê duyệt các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm trên địa bàn Thành phố, đến nay có 3/8 cơ sở giết mổ tập trung được phê duyệt đi vào hoạt động với công suất thấp. Thực tế còn hơn 700 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ tồn tại trong khu dân cư, chưa được kiểm soát, vậy tại sao các cơ sở giết mổ tập trung hoạt động kém hiệu quả, kết quả thực hiện các chính sách đầu tư của Thành phố đối với vấn đề này như thế nào. Sở Nông nghiệp và Môi trường đã tham mưu với Thành phố những giải pháp nào để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cơ sở còn lại, nâng cao công suất của các cơ sở hiện có, giải pháp nào xử lý dứt điểm cơ sở giết mổ không đảm bảo yêu cầu?

Cần xử lý dứt điểm các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư
Đại biểu Hoàng Thị Tú Anh đặt câu hỏi chất vấn về quản lý các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ.

Đặt câu hỏi với Chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi thủy sản và thú y, đại biểu Hoàng Thị Tú Anh cho biết, trong phóng sự về an toàn thực phẩm được phát tại phiên chất vấn, tại cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn xã Phúc Lộc chưa được đóng dấu, kiểm soát giết mổ, dám tem vệ sinh thú y, vậy kiểm kiểm dịch, kiểm soát giết mổ đối với cơ sở Phúc Lộc và các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ khác trên địa bàn Thành phố có được thực hiện không và thực hiện như thế nào?

Trả lời vấn đề này, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, theo kế hoạch phê duyệt Hà Nội có 29 cơ sở giết mổ tập trung đến nay có 5/8 cơ sở hoạt động thường xuyên. Trong số 5 cơ sở này có 3 cơ sở đang đi vào hoạt động ổn định, tuy nhiên công suất chưa đạt như mong muốn, lý do, Hà Nội có 126 nghìn hộ gia đình chăn nuôi, Hà Nội đứng thứ 2 cả nước về chăn nuôi, việc chăn nuôi thời gian qua hết sức khó khăn, chi phí giết mổ từ 100 - 200 nghìn đồng. Hiện nay giá tiền thuê đất, giải phóng mặt bằng rất lớn, khoảng cách đảm bảo cự ly, vị trí để đặt các điểm giết mổ còn gặp khó khăn.

Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Xuân Đại cho rằng công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở giết mổ nhằm nâng cao năng lực quản lý Nhà nước và triển khai hiệu quả chủ trương, chính sách của Trung ương, Thành phố là việc làm cấp bách. Để đạt hiệu quả như mong muốn, Sở đang báo cáo nội dung chính sách hỗ trợ nông nghiệp nông thôn, xây dựng chế tài để xử lý nghiêm các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không đảm bảo theo quy định.

Trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Hoàng Thị Tú Anh, Chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi thủy sản và thú y Nguyễn Đình Đảng chia sẻ: Theo Luật Thú y, đối với Khoản 3, Điều 16 phân công rất rõ, đối với Thành phố thực hiện quy hoạch, đối chính quyền địa phương quản lý cơ sở giết mổ tập trung, Hợp tác xã quản lý cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Tất cả các nhiệm vụ này được phân công về cấp xã quản lý. Xã Phúc Lộc có 18 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, theo quy hoạch chỉ có 1 điểm được giết mổ tập trung, việc kiểm soát các cơ sở giết mổ còn khó khăn, việc quản lý các cơ sở mặc dù đã được thực hiện quyết liệt tuy nhiên cần có chế tài để quản lý.

Cần xử lý dứt điểm các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại trả lời chất vấn.

Xây dựng cơ chế chính sách cho các cơ sở giết mổ tập trung

Làm rõ hơn nội dung này, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cho rằng, an toàn thực phẩm là một vấn đề rộng và khó, đòi hỏi cả hệ thống chính trị cũng như là người dân cùng vào cuộc. Với quy mô dân số của Thành phố hơn 10 triệu dân, đây là một thách thức trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện.

Liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản và thú y, Phó Chủ tịch UBND Thành phố cho biết, chủ trương của Thành phố là quy hoạch thành các khu chăn nuôi tập trung và cơ bản dịch chuyển sang các địa phương có điều kiện về đồng đất, ký liên kết tiêu thụ sản phẩm cho các địa phương này. Giải pháp chính là hạn chế ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố và cung cấp nguồn thực phẩm đủ cho người dân Thủ đô.

Về vấn đề giết mổ, Phó Chủ tịch UBND Thành phố thừa nhận đây là vấn đề Thành phố cũng rất trăn trở nhiều năm. Trong đó, Thành phố tập trung việc hoàn thiện các quy hoạch và xây dựng cơ chế chính sách.

Cần xử lý dứt điểm các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền trả lời chất vấn.

Theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố, trong quá trình khảo sát thực tế, nhiều cơ sở giết mổ tập trung thu hút đầu vào rất khó khăn. Do chi phí về đầu tư, chi phí trong quá trình giết mổ, không thể cạnh tranh được với các cơ sở nhỏ lẻ. Đây là bài toán mà UBND Thành phố đã nhận thức được và giao cho Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì cùng với các các ngành để nghiên cứu đề xuất, đưa ra cơ chế để trình vào kỳ họp tới đây để giải quyết triệt để vấn đề này.

Liên quan đến việc giải quyết một cách dứt điểm các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố đây cũng là một vấn đề khó khăn. Song nếu Hà Nội triển khai được các cơ sở tập trung, có đủ cơ chế chính sách để thu hút và tạo điều kiện hoạt động cho các cơ sở giết mổ tập trung này, thì sẽ góp phần thu nhỏ lại các cái cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Để làm được điều đó cần phải tăng cường công tác quản lý Nhà nước, hướng dẫn quy trình, kiểm soát trong quá trình giết mổ…

Phó Chủ tịch UBND Thành phố cũng chỉ rõ, vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm có rất nhiều khâu, từ trồng trọt, chăn nuôi, cho đến lưu thông, rồi đến bảo quản, chế biến. Các khâu trước mà đảm bảo rồi nhưng khâu bảo quản và chế biến không đảm bảo thì cũng ảnh hưởng đến vấn đề chất lượng của thực phẩm. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu về mô hình quản lý liên quan đến vấn đề vệ sinh thực phẩm. Có như vậy thì công tác vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Thủ đô mới có thể tốt lên.

N.Hoa - P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghệ An tổ chức kỳ họp thứ 31 HĐND tỉnh khoá XVIII

Nghệ An tổ chức kỳ họp thứ 31 HĐND tỉnh khoá XVIII

Ngày 9/7, Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khóa XVIII đã tổ chức kỳ họp thứ 31 – kỳ họp giữa năm 2025 với nhiều nội dung quan trọng liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, điều hành ngân sách, đầu tư công và công tác tổ chức bộ máy chính quyền
Công an Hà Nội thông tin chính thức vụ tai nạn liên hoàn ở Trần Đại Nghĩa

Công an Hà Nội thông tin chính thức vụ tai nạn liên hoàn ở Trần Đại Nghĩa

Sáng 9/7, một vụ tai nạn giao thông liên hoàn nghiêm trọng đã xảy ra tại ngã tư Đại La - Trần Đại Nghĩa, Hà Nội. Một ô tô con va chạm với nhiều xe máy, xe máy điện, khiến 1 người tử vong, 9 người khác bị thương.
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng

Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng

Chiều 9/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ trọng tâm của ngành Du lịch 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp tại trụ sở Bộ và kết nối trực tuyến đến 34 điểm cầu của 34 địa phương trên cả nước.
Phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn: Tăng tốc đào tạo chuyên sâu

Phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn: Tăng tốc đào tạo chuyên sâu

Công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp quan trọng, đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của công nghệ thông tin, viễn thông và nhiều lĩnh vực khác. Để phục vụ cho chiến lược phát triển ngành này, Việt Nam đặt mục tiêu đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực chất lượng cao, trong đó có 42.000 kỹ sư, 7.500 thạc sĩ, 500 nghiên cứu sinh và 5.000 chuyên gia trí tuệ nhân tạo (AI).
ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 9/7, tiếp tục chương trình làm việc tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự phiên họp hẹp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 với trọng tâm là kiểm điểm, định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN và trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.
Rà soát tuyến vận tải hành khách sau sắp xếp đơn vị hành chính

Rà soát tuyến vận tải hành khách sau sắp xếp đơn vị hành chính

Thực hiện Nghị quyết số 190/2025/QH15 của Quốc hội về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, từ ngày 1/7/2025, cả nước còn lại 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việc thay đổi địa giới hành chính kéo theo điều chỉnh mã số tỉnh, mã bến xe và cơ cấu các tuyến vận tải hành khách cố định.
Hà Nội hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện, BHYT cho các đối tượng chính sách

Hà Nội hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện, BHYT cho các đối tượng chính sách

Chiều 9/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định nội dung và mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) cho các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn Thủ đô.

Tin khác

Nghệ An tổ chức kỳ họp thứ 31 HĐND tỉnh khoá XVIII

Nghệ An tổ chức kỳ họp thứ 31 HĐND tỉnh khoá XVIII

Ngày 9/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Nghệ An khóa XVIII đã tổ chức kỳ họp thứ 31 – kỳ họp giữa năm 2025 với nhiều nội dung quan trọng liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, điều hành ngân sách, đầu tư công và công tác tổ chức bộ máy chính quyền địa phương sau sắp xếp.
ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 9/7, tiếp tục chương trình làm việc tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự phiên họp hẹp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 với trọng tâm là kiểm điểm, định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN và trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.
Hà Nội hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện, BHYT cho các đối tượng chính sách

Hà Nội hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện, BHYT cho các đối tượng chính sách

Chiều 9/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định nội dung và mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) cho các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn Thủ đô.
Tiếp tục phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn khu vực và quốc tế

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn khu vực và quốc tế

Chiều 9/7, Bộ Ngoại giao cho biết, đồng chí Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Thứ trưởng Ngoại giao đã thăm Lào và cùng Thứ trưởng Ngoại giao Lào Phongsamouth Anlavan đồng chủ trì tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam - Lào lần thứ 10 tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào.
Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông trên cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông trên cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 106/CĐ-TTg ngày 9/7/2025 của Thủ tướng Chính phủ về khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông trên cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo, thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng.
Khởi công giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Bắc - Nam vào dịp 19/8

Khởi công giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Bắc - Nam vào dịp 19/8

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc ra quân đồng loạt giải phóng mặt bằng tuyến đường sắt tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và dự án đường sắt Bắc - Nam dịp 19/8/2025 để hoàn thành chậm nhất vào cuối năm 2026.
Bàn các giải pháp để Mặt trận và các tổ chức thành viên hoạt động thông suốt, hiệu quả sau sắp xếp

Bàn các giải pháp để Mặt trận và các tổ chức thành viên hoạt động thông suốt, hiệu quả sau sắp xếp

Chiều ngày 9/7, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố (mở rộng) để cùng trao đổi, nắm thông tin, những khó khăn, vướng mắc và thống nhất những giải pháp cho công tác Mặt trận trong giai đoạn tới.
Hà Nội hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học

Hà Nội hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học

Dự kiến kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ bữa ăn bán trú cho 100% học sinh tiểu học năm học 2025 - 2026 khoảng 3.063 tỷ đồng; số đối tượng được hỗ trợ khoảng 768.000 học sinh (công lập 707.727 học sinh; tư thục khoảng 60.273 học sinh).
Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương nhiệm kỳ 2025 - 2030

Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đề cập tới những nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương Đỗ Văn Chiến đề nghị các cụ, các vị, các đại biểu tiếp tục phát huy tinh thần, trách nhiệm, động viên các doanh nghiệp, tầng lớp nhân dân phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, trước mắt là tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương.
Duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, thúc đẩy hợp tác thiết thực vì người dân là ưu tiên hàng đầu của ASEAN

Duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, thúc đẩy hợp tác thiết thực vì người dân là ưu tiên hàng đầu của ASEAN

Ngày 9/7, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 (AMM-58) chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và Timor-Leste, Tổng Thư ký ASEAN cùng đại diện quan chức cao cấp của các đối tác.
Xem thêm
Phiên bản di động