--> -->

Giải tỏa chợ cóc, phát triển hệ thống chợ văn minh hiện đại

Theo Sở Công Thương Hà Nội trên địa bàn Thành phố còn tồn tại 85 chợ cóc. Tình trạng chợ cóc, chợ tạm tràn lan gây mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm. Để thực hiện tốt công tác giải tỏa chợ cóc và phát triển hệ thống chợ văn minh hiện đại, thời gian tới cần xây dựng lại quy trình, quy chế hoạt động; phối hợp giữa các ngành để xử lý vi phạm tại các chợ...
Quận Ba Đình: Ra quân giải tỏa chợ cóc Giải tỏa chợ cóc, chợ tạm: Cơ hội để người dân thay đổi thói quen Quyết liệt giải tỏa chợ cóc, chợ tạm

Sáng 9/7, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 25 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI, các đại biểu quan tâm đến vấn đề quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tại chợ, thực trạng tình trạng chợ cóc, chợ tạm tràn lan gây mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm.

Đề cập tồn tại ở những chợ đầu mối trên địa bàn Thành phố hiện nay, đại biểu Trịnh Xuân Quang (Tổ đại biểu số 9) đặt câu hỏi, hiện nay, chợ đầu mối còn rất hạn chế về các điều kiện bảo đảm an toàn, như thiếu khu sơ chế, không có hệ thống xử lý nước thải, việc truy xuất nguồn gốc tại chợ yếu, tình trạng buôn bán nông sản không rõ nguồn gốc tại các chợ đầu mối diễn ra phổ biến. Vậy cơ quan chức năng có giải pháp gì để khắc phục tình trạng trên?

Giải tỏa chợ cóc, phát triển hệ thống chợ văn minh hiện đại
Đại biểu Phạm Thị Thanh Hương đặt câu hỏi chất vấn.

Đại biểu Vũ Mạnh Hải nêu thực trạng chợ cóc, chợ tạm tràn lan gây mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm. Đại biểu đề nghị Giám đốc Sở Công Thương cho biết, đã rà soát hết các chợ cóc trên địa bàn chưa, có giải pháp gì giải quyết triệt để chợ cóc trên địa bàn, nhằm phát triển chợ văn minh, hiện đại, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Cùng đặt câu hỏi cho Giám đốc Sở Công Thương, đại biểu Phạm Thị Thanh Hương cho hay Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố đã giao Sở Công Thương tham mưu triển khai đề án quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tại chợ giai đoạn 2022 - 2025, tuy nhiên hiện chỉ có 47% số lượng cơ sở kinh doanh có truy xuất nguồn gốc, 14,8% có dán tem truy xuất và thiết bị đạt tỷ lệ bảo quản mới đạt 33,8%, nhiều chợ xuống cấp và không đạt an toàn vệ sinh thực phẩm. Giám đốc Sở Công Thương đánh giá đề án đã triển khai, nguyên nhân trực trạng các sản phẩm không được truy xuất nguồn gốc, công tác thanh tra của Sở như thế nào và giải pháp trong thời gian tới?.

Trả lời những vấn đề này, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Xuân Đại cho biết, Hà Nội có 2 chợ đầu mối (chợ đầu mối phía Nam, chợ đầu mối Minh Khai) và 5 chợ có tính chất như chợ đầu mối (Yên Sở, chợ gia cầm Hà Vỹ, chợ đêm Văn Quán, chợ rau Đông Anh, chợ Bích Hòa).

Giải tỏa chợ cóc, phát triển hệ thống chợ văn minh hiện đại
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Xuân Đại trả lời chất vấn.

Phần lớn các chợ tồn tại từ trước nên các hạng mục xây dựng không đáp ứng yêu cầu. Mặt khác, Ban quản lý của 2 chợ đầu mối cũng chưa đồng nhất, không chuyên nghiệp.

Về công tác quản lý, Sở Nông nghiệp và Môi trường quản lý các doanh nghiệp trong chợ đầu mối, còn địa phương quản lý các hộ kinh doanh trong chợ. Số hộ kinh doanh tại hai chợ đầu mối rất lớn và việc quản lý còn bất cập. Vì thế, thời gian tới cần xây dựng lại quy trình, quy chế hoạt động; phối hợp giữa cac ngành để xử lý vi phạm tại các chợ...

Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Võ Nguyên Phong cho biết, việc quản lý phát triển chợ trên địa bàn được Thành phố đặc biệt quan tâm. Trong đó, Chương trình số 03 của Thành ủy về chỉnh trang đô thị cũng đã nêu rõ các chỉ tiêu về phát triển chợ với 19 nhóm chỉ tiêu.

Theo đó, trong năm 2021 - 2025, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành 18 chợ, cải tạo 41 chợ; trong 6 tháng cuối năm sẽ khởi công 15 chợ và cải tạo 20 chợ. Đây là chỉ tiêu được đánh giá là hoàn thành và hoàn thành vượt mức.

Bên cạnh phát triển hệ thống chợ đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm thì thực tế vẫn còn tồn tại điểm kinh doanh tự phát chợ cóc.

“Đã gọi là chợ cóc vì những chợ này không nằm trong quy hoạch và hệ thống nào cả. Do vậy trách nhiệm quản lý, xử lý chợ cóc thuộc chính quyền địa phương. Hiện nay đã rà soát được còn 85 chợ cóc nhưng thực tế vẫn còn biến động”, Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho hay.

Giải tỏa chợ cóc, phát triển hệ thống chợ văn minh hiện đại
Giám đốc Sở Công Thương Võ Nguyên Phong trả lời chất vấn.

Để thực hiện tốt công tác giải tỏa chợ cóc và phát triển hệ thống chợ văn minh hiện đại, Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết Sở đề xuất 4 nội dung: UBND cấp xã tiếp tục rà soát và lập kế hoạch xử lý, phải duy trì các chốt trực tại các điểm xử lý; tăng cường công tác tuyên truyền với người dân, thực hiện việc mua sắm có thói quen mua sắm tại chợ truyền thống, hệ thống cửa hàng tiện lợi và các loại hình thương mại hiện đại đã được truy suất hàng hóa thay vì tại các điểm kinh doanh tự phát; tập trung rà soát đầu tư cho các chợ theo quy hoạch và có cơ chế chính sách giúp cho các tiểu thương vào trong chợ; tiếp tục có chính sách liên quan đến việc huy động các nguồn lực xã hội hóa phát triển chợ…

Liên quan đến yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm trong các chợ, Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho hay, qua việc xây dựng đề án tăng cường công tác quản lý đã có nhiều nội dung đạt kết quả: Các quận, huyện đã rà soát thống kê hiện trạng hoạt động; việc tuyên tuyền được đẩy mạnh tạo nhiều chuyển biến; tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm được tổ chức thường xuyên…

Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số chỉ tiêu đạt dưới 5%, trong đó có chỉ tiêu truy xuất nguồn gốc sản phẩm, an toàn thực phẩm tại chợ. Sở đề xuất tập trung tuyên truyền, tập huấn các xã phường tiếp tục triển khai kịp thời đề án.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác đầu tư, đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, liên quan an toàn phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm, kiểm tra, quản lý phối hợp với chính quyền kiểm tra nguồn gốc hàng hoá, góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

N.Hoa - P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghệ An tổ chức kỳ họp thứ 31 HĐND tỉnh khoá XVIII

Nghệ An tổ chức kỳ họp thứ 31 HĐND tỉnh khoá XVIII

Ngày 9/7, Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khóa XVIII đã tổ chức kỳ họp thứ 31 – kỳ họp giữa năm 2025 với nhiều nội dung quan trọng liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, điều hành ngân sách, đầu tư công và công tác tổ chức bộ máy chính quyền
Công an Hà Nội thông tin chính thức vụ tai nạn liên hoàn ở Trần Đại Nghĩa

Công an Hà Nội thông tin chính thức vụ tai nạn liên hoàn ở Trần Đại Nghĩa

Sáng 9/7, một vụ tai nạn giao thông liên hoàn nghiêm trọng đã xảy ra tại ngã tư Đại La - Trần Đại Nghĩa, Hà Nội. Một ô tô con va chạm với nhiều xe máy, xe máy điện, khiến 1 người tử vong, 9 người khác bị thương.
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng

Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng

Chiều 9/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ trọng tâm của ngành Du lịch 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp tại trụ sở Bộ và kết nối trực tuyến đến 34 điểm cầu của 34 địa phương trên cả nước.
Phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn: Tăng tốc đào tạo chuyên sâu

Phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn: Tăng tốc đào tạo chuyên sâu

Công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp quan trọng, đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của công nghệ thông tin, viễn thông và nhiều lĩnh vực khác. Để phục vụ cho chiến lược phát triển ngành này, Việt Nam đặt mục tiêu đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực chất lượng cao, trong đó có 42.000 kỹ sư, 7.500 thạc sĩ, 500 nghiên cứu sinh và 5.000 chuyên gia trí tuệ nhân tạo (AI).
ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 9/7, tiếp tục chương trình làm việc tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự phiên họp hẹp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 với trọng tâm là kiểm điểm, định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN và trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.
Rà soát tuyến vận tải hành khách sau sắp xếp đơn vị hành chính

Rà soát tuyến vận tải hành khách sau sắp xếp đơn vị hành chính

Thực hiện Nghị quyết số 190/2025/QH15 của Quốc hội về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, từ ngày 1/7/2025, cả nước còn lại 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việc thay đổi địa giới hành chính kéo theo điều chỉnh mã số tỉnh, mã bến xe và cơ cấu các tuyến vận tải hành khách cố định.
Hà Nội hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện, BHYT cho các đối tượng chính sách

Hà Nội hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện, BHYT cho các đối tượng chính sách

Chiều 9/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định nội dung và mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) cho các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn Thủ đô.

Tin khác

Phản biện xã hội với dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2025

Phản biện xã hội với dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2025

Thiết thực phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; đóng góp ý kiến xây dựng, hoàn thiện các chủ trương, chính sách sát thực tiễn, có tính khả thi cao, ngày 9/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Kiến Hưng (Hà Nội) đã tổ chức Hội nghị phản biện xã hội với dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng 6 tháng cuối năm 2025.
Cận cảnh công trình đập dâng với đài vọng cảnh trên sông Tô Lịch sắp hình thành

Cận cảnh công trình đập dâng với đài vọng cảnh trên sông Tô Lịch sắp hình thành

Đến thời điểm hiện tại, công trình đập dâng tại Cầu Quang, 1 trong 3 đập dâng trên sông Tô Lịch đã hoàn thành cơ bản phần xây lắp với thiết kế ấn tượng.
Thông qua Nghị quyết quy định chi tiết chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

Thông qua Nghị quyết quy định chi tiết chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

Thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp với mức hỗ trợ cụ thể theo từng loại cây trồng, vật nuôi và thiệt hại. Chính sách nhằm giúp người dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sớm ổn định cuộc sống và tái sản xuất hiệu quả.
Phát huy hiệu quả phong trào thi đua “Đoàn kết sáng tạo” từ cơ sở

Phát huy hiệu quả phong trào thi đua “Đoàn kết sáng tạo” từ cơ sở

Thực hiện phong trào thi đua “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế” (đoàn kết sáng tạo), thời gian qua hệ thống Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận Bắc Từ Liêm (cũ) nay gồm 5 phường mới là Thượng Cát, Đông Ngạc, Tây Tựu, Phú Diễn, Xuân Đỉnh đã có nhiều mô hình hiệu quả, sáng tạo trên các lĩnh vực. Qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng của địa phương.
Mặt trận Tổ quốc xã Phù Đổng: Tăng cường giám sát, phản biện xã hội

Mặt trận Tổ quốc xã Phù Đổng: Tăng cường giám sát, phản biện xã hội

Thời gian tới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Phù Đổng sẽ tăng cường phối hợp với chính quyền và các tổ chức đoàn thể, đặc biệt trong thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Phải tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm về an toàn thực phẩm

Phải tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm về an toàn thực phẩm

Sau thời gian buổi sáng làm việc tập trung, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm cao; với tinh thần tiếp tục đổi mới, thực chất trong hoạt động giám sát, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 25 khoá 16.
Chuyển đổi số trong Đảng là yêu cầu cấp thiết

Chuyển đổi số trong Đảng là yêu cầu cấp thiết

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong yêu cầu các địa phương, đơn vị phải xác định chuyển đổi số trong Đảng là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Phải xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt là trách nhiệm của đồng chí Bí thư - người đứng đầu trực tiếp chỉ đạo.
Hà Nội còn tồn tại hơn 700 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ chưa được kiểm soát

Hà Nội còn tồn tại hơn 700 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ chưa được kiểm soát

Tại phiên chất vấn sáng 8/7 kỳ họp 25 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Thường trực HĐND Thành phố khẳng định, mặc dù có nhiều nỗ lực, Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác an toàn thực phẩm (ATTP). Thực tế, người dân Thủ đô vẫn chưa thể yên tâm với thực phẩm sử dụng hằng ngày. Nỗi lo đó từ nguồn gốc, quy trình sản xuất, cho đến lưu thông, chế biến và kinh doanh thực phẩm.
Hội đồng nhân dân Thành phố chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Hội đồng nhân dân Thành phố chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Tiếp tục chương trình kỳ họp 25 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026, sáng nay (9/7), HĐND Thành phố thực hiện hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Phiên chất vấn được truyền hình trực tiếp để cử tri và Nhân dân theo dõi, giám sát. Một trong những nhóm nội dung được đại biểu chất vấn là việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố.
“Khơi nguồn” đổi mới sáng tạo để Thủ đô phát triển

“Khơi nguồn” đổi mới sáng tạo để Thủ đô phát triển

Theo các đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Hà Nội là trung tâm sở hữu nhiều chất xám, trí tuệ của các nhà khoa học, do đó Thủ đô cần có những chính sách đột phá về phát triển khoa học công nghệ. Nếu khơi nguồn được sự phát triển về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, Hà Nội có thể đạt tăng trưởng cao, không chỉ 8%, mà còn tăng trưởng hơn nhiều lần hiện nay.
Xem thêm
Phiên bản di động