--> -->

Hà Nội còn tồn tại hơn 700 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ chưa được kiểm soát

Tại phiên chất vấn sáng 8/7 kỳ họp 25 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Thường trực HĐND Thành phố khẳng định, mặc dù có nhiều nỗ lực, Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác an toàn thực phẩm (ATTP). Thực tế, người dân Thủ đô vẫn chưa thể yên tâm với thực phẩm sử dụng hằng ngày. Nỗi lo đó từ nguồn gốc, quy trình sản xuất, cho đến lưu thông, chế biến và kinh doanh thực phẩm.
Quyết liệt hơn nữa với "cuộc chiến" chống hàng giả, hàng nhái Hội đồng nhân dân Thành phố chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Thực phẩm gia sức gia cầm được kiểm soát mới đạt 60%

Tại Hà Nội, số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn có khoảng 80.000 cơ sở, tuy nhiên việc sản xuất thực phẩm của thành phố mới đáp ứng khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng, số còn lại nhập từ các tỉnh và nhập khẩu. Việc triển khai mạng lưới giết mổ tập trung theo Quyết định số 761 ngày 17/2/2020 của UBND Thành phố chưa đạt yêu cầu đề ra.

Hà Nội còn tồn tại hơn 700 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ chưa được kiểm soát
Đại biểu nêu câu hỏi chất vấn.

Thành phố đã phát triển được 7/8 cơ sở giết mổ công nghiệp theo phê duyệt được đầu tư, xây dựng (đạt 87,5% so với số lượng cơ sở được phê duyệt). Tuy nhiên, đến nay, chỉ có 5 cơ sở giết mổ đang hoạt động giết mổ thường xuyên, vẫn còn 2 cơ sở giết mổ phải tạm dừng hoạt động.

Đối với việc phát triển cơ sở giết mổ tập trung, đã có 3/8 cơ sở giết mổ được đầu tư, xây dựng và đi vào sản xuất (đạt 37,5% số cơ sở được phê duyệt). Tuy nhiên, các cơ sở hiện đang hoạt động cầm chừng, công suất hoạt động đạt trung bình gần 40%. Tổng trọng lượng thịt gia súc, gia cầm được kiểm soát cung cấp ra thị trường tiêu thụ chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu lượng thịt tiêu thụ tại thị trường Hà Nội.

Đặc biệt, dự án xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại xã Bình Minh được triển khai và hoàn thành hạ tầng kỹ thuật từ năm 2017. Dự án có tổng mức đầu tư trên 80 tỷ đồng, với quy mô xây dựng hạ tầng kỹ thuật trên diện tích khoảng 4,3ha. Tuy nhiên, sau hơn 8 năm kể từ khi hoàn thành, công trình vẫn chưa được đưa vào vận hành. Hiệu quả đầu tư của dự án này đã được HĐND Thành phố chất vấn, yêu cầu giải trình, xong tới nay vẫn chưa được giải quyết.

Trong khi các cơ sở giết mổ tập trung chưa triển khai hoặc công suất chưa đạt thiết kế, thì vẫn tồn tại 701 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ trong khu dân cư chưa được kiểm soát, gây ô nhiễm môi trường và không đảm bảo ATTP.

Hà Nội còn tồn tại hơn 700 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ chưa được kiểm soát
Ông Nguyễn Xuân Đại, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường trả lời chất vấn.

Bên cạnh những hạn chế trên, hiện tại, nhiều làng nghề kinh doanh chế biến thực phẩm không bảo đảm quy trình, quá trình sản xuất gây ô nhiễm nguồn nước. Nước thải sinh hoạt, chăn nuôi và đặc biệt là nước, bã thải từ nhiều hộ làm nghề chế biến tinh bột chưa qua xử lý ở nhiều làng nghề thuộc khu vực huyện Hoài Đức (cũ) chưa qua xử lý, xả trực tiếp ra sông Đáy. Nguồn nước cấp cho vùng nuôi trồng ngày càng bị ô nhiễm, nhất là nguồn nước cấp từ sông Đáy, sông Nhuệ lại là nguồn nước tưới cho nhiều vùng trồng rau trên địa bàn Thành phố. Vòng luẩn quẩn ô nhiễm này đang đầu độc thực phẩm ngay từ khâu sản xuất.

Tồn tại 85 chợ cóc, chợ tạm

Theo giám sát của Thường trực HĐND Thành phố, sau 1 tháng thực hiện cao điểm Tháng hành động về ATTP năm 2025, 627 đoàn kiểm tra liên ngành cùng 12 đoàn chuyên môn và 610 đoàn kiểm tra các địa phương của Thành phố đã kiểm tra, giám sát gần 12.800 cơ sở. Đặc biệt, toàn Thành phố đã phát hiện hơn 1.400 cơ sở vi phạm với tổng số tiền phạt gần 12 tỷ đồng. 54 cơ sở bị buộc tiêu hủy số lượng hàng hóa trị giá trên 5 tỷ đồng. 2 cơ sở bị đình chỉ. Các cơ quan chức năng đã khởi tố 2 vụ án, 8 bị can về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm. 7 vụ việc đã được chuyển cơ quan công an xác minh, điều tra, xử lý.

Hà Nội còn tồn tại hơn 700 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ chưa được kiểm soát
Quang cảnh kỳ họp

Hàng lậu, hàng giả, gian lận thương mại, sử dụng nguyên liệu không có hoá đơn chứng từ, không có truy xuất nguồn gốc vẫn diễn ra trên địa bàn Thành phố. Trong Tháng cao điểm về kiểm soát ATTP năm 2025, vụ triệt phá đường dây sản xuất và buôn bán hàng giả quy mô lớn với khoảng 100 tấn thực phẩm chức năng và trang thiết bị y tế giả đã gây chấn động dư luận.

Theo báo cáo của Sở Công Thương, trong tổng số 457 chợ trên địa bàn Thủ đô, có 91 chợ kiên cố (chiếm 20%); 250 chợ bán kiên cố (chiếm 54,7%); 116 chợ lều lán tạm (chiếm 25,3%). Thành phố vẫn còn tồn tại và phát sinh 85 “chợ cóc”, điểm kinh doanh tự phát trên địa bàn.

Ngay gần khu vực Ngã Tư Sở, một khu chợ tạm đang tồn tại, tràn ra cả lòng đường, buôn bán từ rau xanh, thịt cá, gia cầm… khó kiểm định chất lượng, ATTP… đã nhiều lần, các lực lượng chức năng ra quân dẹp bỏ, nhưng "đâu lại vào đấy"…

Giai đoạn 2021 - 2025, Thành phố dự kiến xây mới 55 chợ, cải tạo 97 chợ. Tuy nhiên hiện nay, tiến độ chung đang chậm so với kế hoạch. Hiện mới có 9 chợ hoàn thành, 9 chợ dự kiến hoàn thành trong năm 2025, chiếm tỷ lệ 32%; 41 chợ hoàn thành cải tạo, chiếm tỷ lệ 42%.

Bên cạnh đó, Hà Nội hiện có khoảng 3.600 bếp ăn tập thể tại các trường học, khu công nghiệp, bệnh viện, văn phòng. Hàng trăm nghìn người dân, từ học sinh, công nhân, đến nhân viên văn phòng đang “phụ thuộc” vào những bữa ăn mỗi ngày tại đây.

Có thể thấy, Hà Nội đang đối diện với nhiều khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực ATTP. Thành phố rất cần một chiến dịch tổng lực từ kiểm tra, giám sát đến xử lý nghiêm minh trong lĩnh vực ATTP, để bảo vệ thị trường tiêu dùng, và trên hết, bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Đây không chỉ là vấn đề quản lý Nhà nước, mà còn là vấn đề đạo đức, lương tâm và trách nhiệm với cộng đồng.

Trần Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học

Hà Nội hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học

Dự kiến kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ bữa ăn bán trú cho 100% học sinh tiểu học năm học 2025 - 2026 khoảng 3.063 tỷ đồng; số đối tượng được hỗ trợ khoảng 768.000 học sinh (công lập 707.727 học sinh; tư thục khoảng 60.273 học sinh).
Hà Nội ưu tiên phát triển hạ tầng, môi trường, chuyển đổi số và hỗ trợ doanh nghiệp

Hà Nội ưu tiên phát triển hạ tầng, môi trường, chuyển đổi số và hỗ trợ doanh nghiệp

Chiều 9/7, tại kỳ họp 25 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, với 83/84 đại biểu có mặt bấm nút tán thành, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và thu chi ngân sách trong 6 tháng cuối năm 2025.
Hà Nội tăng tốc thực hiện 282 dự án, số hóa đất đai và khởi công hàng loạt cây cầu

Hà Nội tăng tốc thực hiện 282 dự án, số hóa đất đai và khởi công hàng loạt cây cầu

Trong bối cảnh yêu cầu tăng trưởng và áp lực đổi mới ngày càng lớn, Hà Nội đặt mục tiêu tổng lực tháo gỡ vướng mắc, khơi thông nguồn lực, củng cố nền hành chính phục vụ để về đích các mục tiêu năm 2025.
Hà Nội thí điểm cung cấp suất ăn sẵn cho học sinh bán trú

Hà Nội thí điểm cung cấp suất ăn sẵn cho học sinh bán trú

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp 25 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết Thành phố đang triển khai tổ chức thí điểm mô hình bữa ăn bán trú cho học sinh trên địa bàn Hà Nội, theo hướng tổ chức tập trung suất ăn sẵn nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình và giảm các khâu trung gian.
Thiếu 30.000 đơn vị máu cho công tác cấp cứu, điều trị trong dịp hè

Thiếu 30.000 đơn vị máu cho công tác cấp cứu, điều trị trong dịp hè

Để bảo đảm nhu cầu máu kịp thời, hiệu quả cho cấp cứu và điều trị, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cần thêm 30.000 đơn vị máu, trong đó riêng máu nhóm O cần khoảng 15.000 đơn vị.
La Phù: Người dân tự nguyên giao nộp 25 tấn bánh kẹo, thực phẩm và hàng lậu

La Phù: Người dân tự nguyên giao nộp 25 tấn bánh kẹo, thực phẩm và hàng lậu

Tính đến 9/7/2025, hàng chục tấn bánh kẹo, thực phẩm hết hạn, không rõ nguồn gốc đã được người dân La Phù tự nguyện giao nộp để tiêu hủy. Đây là kết quả của nỗ lực phối hợp giữa Công an Hà Nội và chính quyền địa phương nhằm chấn chỉnh tình trạng buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương nhiệm kỳ 2025 - 2030

Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đề cập tới những nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương Đỗ Văn Chiến đề nghị các cụ, các vị, các đại biểu tiếp tục phát huy tinh thần, trách nhiệm, động viên các doanh nghiệp, tầng lớp nhân dân phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, trước mắt là tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương.

Tin khác

Hà Nội ưu tiên phát triển hạ tầng, môi trường, chuyển đổi số và hỗ trợ doanh nghiệp

Hà Nội ưu tiên phát triển hạ tầng, môi trường, chuyển đổi số và hỗ trợ doanh nghiệp

Chiều 9/7, tại kỳ họp 25 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, với 83/84 đại biểu có mặt bấm nút tán thành, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và thu chi ngân sách trong 6 tháng cuối năm 2025.
Hà Nội tăng tốc thực hiện 282 dự án, số hóa đất đai và khởi công hàng loạt cây cầu

Hà Nội tăng tốc thực hiện 282 dự án, số hóa đất đai và khởi công hàng loạt cây cầu

Trong bối cảnh yêu cầu tăng trưởng và áp lực đổi mới ngày càng lớn, Hà Nội đặt mục tiêu tổng lực tháo gỡ vướng mắc, khơi thông nguồn lực, củng cố nền hành chính phục vụ để về đích các mục tiêu năm 2025.
Hà Nội thí điểm cung cấp suất ăn sẵn cho học sinh bán trú

Hà Nội thí điểm cung cấp suất ăn sẵn cho học sinh bán trú

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp 25 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết Thành phố đang triển khai tổ chức thí điểm mô hình bữa ăn bán trú cho học sinh trên địa bàn Hà Nội, theo hướng tổ chức tập trung suất ăn sẵn nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình và giảm các khâu trung gian.
Chuyển đổi số trong Đảng là yêu cầu cấp thiết

Chuyển đổi số trong Đảng là yêu cầu cấp thiết

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong yêu cầu các địa phương, đơn vị phải xác định chuyển đổi số trong Đảng là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Phải xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt là trách nhiệm của đồng chí Bí thư - người đứng đầu trực tiếp chỉ đạo.
Hội đồng nhân dân Thành phố chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Hội đồng nhân dân Thành phố chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Tiếp tục chương trình kỳ họp 25 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026, sáng nay (9/7), HĐND Thành phố thực hiện hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Phiên chất vấn được truyền hình trực tiếp để cử tri và Nhân dân theo dõi, giám sát. Một trong những nhóm nội dung được đại biểu chất vấn là việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố.
Đặt nhiều kỳ vọng vào phát triển kinh tế và chỉnh trang đô thị Thủ đô

Đặt nhiều kỳ vọng vào phát triển kinh tế và chỉnh trang đô thị Thủ đô

Với những kết quả đã đạt được, đại biểu bày tỏ kỳ vọng Hà Nội sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.
Giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng quy định pháp luật

Giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng quy định pháp luật

Thời gian qua tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục được giữ ổn định. Viện Kiểm sát nhân dân hai cấp Thành phố phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp và chính quyền địa phương giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.
HĐND thành phố Hà Nội tiếp tục xem xét 9 Nghị quyết cụ thể hóa Luật Thủ đô

HĐND thành phố Hà Nội tiếp tục xem xét 9 Nghị quyết cụ thể hóa Luật Thủ đô

Sáng 8/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 25 - kỳ họp thường lệ giữa năm 2025 để thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Nghị quyết ban hành phải khả thi, giảm bớt thủ tục và thực sự đi vào cuộc sống

Nghị quyết ban hành phải khả thi, giảm bớt thủ tục và thực sự đi vào cuộc sống

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đề nghị các đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khi thảo luận, xem xét các nghị quyết cần phải đặt trong tầm nhìn dài hạn, với tư duy dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đồng thời, các nghị quyết phải đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm. Chính sách ban hành phải khả thi, phải giảm bớt thủ tục và thực sự đi vào cuộc sống…
Sáng nay (8/7), khai mạc kỳ họp thứ 25 HĐND thành phố Hà Nội

Sáng nay (8/7), khai mạc kỳ họp thứ 25 HĐND thành phố Hà Nội

Sáng nay (8/7), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI chính thức khai mạc kỳ họp thứ 25 - kỳ họp thường lệ giữa năm, nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, thu chi ngân sách 6 tháng đầu năm; đồng thời thảo luận và quyết nghị các nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025, cùng nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Xem thêm
Phiên bản di động