Hà Nội tăng tốc thực hiện 282 dự án, số hóa đất đai và khởi công hàng loạt cây cầu
La Phù: Người dân tự nguyên giao nộp 25 tấn bánh kẹo, thực phẩm và hàng lậu Hà Nội thí điểm cung cấp suất ăn sẵn cho học sinh bán trú |
Chiều 9/7, tại Kỳ họp thứ 25, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng đã tiếp thu, giải trình ý kiến của các tổ đại biểu HĐND Thành phố về nội dung phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2025 của Thành phố.
Giải ngân vốn đầu tư công so với yêu cầu còn chậm
Theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố Trương Việt Dũng, về cơ bản, các đại biểu đánh giá cao sự chủ động, kỹ lưỡng, bám sát chỉ đạo của Thành ủy, HĐND Thành phố trong công tác chuẩn bị nội dung trình tại kỳ họp của UBND Thành phố. Các báo cáo, tờ trình, dự thảo Nghị quyết đã được chuẩn bị công phu, chất lượng, đầy đủ thông tin.
Trong đó, có ý kiến của đại biểu cho rằng: giải ngân đầu tư công đạt 34,1% (29,7 nghìn tỷ đồng), thấp hơn cả nước (32,5%). Quản lý đất đai chậm số hóa, còn 6.690 thửa đất chưa đăng ký.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Trương Việt Dũng cho hay, tính đến ngày 30/6/2025, giải ngân vốn đầu tư công của Thành phố đạt 29,7 nghìn tỷ đồng (34,1% dự toán), tăng 52,5% so với cùng kỳ, cao hơn cả nước (32,5%), khối lượng đứng đầu cả nước. Tuy nhiên so với yêu cầu vẫn còn chậm do vướng mắc giải phóng mặt bằng (GPMB) (70% dự án chậm tiến độ) do các nguyên nhân: có tranh chấp nguồn gốc đất (trong 60% trường hợp), giá bồi thường chưa đồng thuận (70% hộ dân chưa đồng thuận), và chênh lệch chính sách theo Luật Đất đai 2024 (các hộ được phê duyệt sau 1/8/2024 được lợi hơn 20-30%).
![]() |
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Trương Việt Dũng tiếp thu, giải trình ý kiến của các tổ đại biểu. |
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 99,6%, chỉ còn khoảng 7.000 thửa chưa đăng ký (0,4%), chủ yếu ở khu vực nông thôn (80%). Nguyên nhân: hệ thống dữ liệu đất đai rời rạc, tỷ lệ số hóa dữ liệu mới đạt hơn 70% (350/489 xã), thiếu đồng bộ giữa bản đồ và sổ sách (50% xã chưa cập nhật). Việc này, Thành phố tiếp tục chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường rà soát, báo cáo các vướng mắc và quyết tâm hoàn thành nốt việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các thửa đất.
Về giải pháp 6 tháng cuối năm, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Trương Việt Dũng cho biết, sẽ đẩy nhanh 282 dự án đầu tư công, với 85 dự án giao thông (22,9 nghìn tỷ đồng), giải quyết GPMB cho 90% dự án trong năm 2025. Số hóa 100% dữ liệu đất đai trong năm 2025, hoàn thiện cơ sở dữ liệu dùng chung cho các xã theo kiến trúc Chính quyền số 3.0. Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 271 ngày 16/9/2024 của UBND Thành phố, hoàn thành kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho 100% thửa đất trong quý IV/2025.
Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông và đô thị
Theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố Trương Việt Dũng, có ý kiến cho rằng tiến độ giải ngân đường Vành đai 4, cầu Tứ Liên còn chậm; Vành đai 1 đạt 51,4%. Ngập úng xảy ra tại 10 điểm nội đô (Hoàn Kiếm, Ba Đình) trong mùa mưa 2025, vi phạm trật tự đô thị giảm 20% nhưng còn nhiều vụ chưa xử lý (lấn chiếm lòng đường chiếm 60%).
Nguyên nhân GPMB chậm là do tranh chấp đất đai (60% trường hợp), giá vật liệu (xi măng, thép) tăng 15%. Quy hoạch không gian ngầm chưa đồng bộ (chỉ 30% không gian ngầm được quy hoạch). Mưa lớn vượt dự báo (ghi nhận lượng mưa 250 milimét /ngày tại Hoàn Kiếm trong 6/2025), chính quyền cơ sở còn chưa quyết tâm xử lý việc lấn chiếm lòng đường….
Về Dự án Cầu Tứ Liên (Từ nút giao Nghi Tàm - Đường Trường Sa 5,15km), Thành phố đã tổ chức khởi công ngày 19/5/2025, đang tổ chức thi công, GPMB, hiện đã tổ chức thi công cọc khoan nhồ của cầu dây văng. Các dự án thành phần bồi thường, hỗ trợ tái định cư đã được UBND Thành phố phê duyệt, Dự án được cập nhật kế hoạch đầu tư công năm 2025 là 800 tỷ đồng, hiện nay có tiến độ tốt.
HĐND Thành phố đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường kết nối cầu Tư Liên từ nút giao đường dẫn đầu cầu với đường Trường Sa và Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên (hơn 5.000 nghìn tỷ đồng), Sở Xây dựng dang thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi.
Về giải pháp 6 tháng cuối năm, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Trương Việt Dũng cho hay, sẽ đẩy nhanh các dự án giao thông, khởi công cầu Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi, Vân Phúc dịp 2/9/2025 và Thượng Cát dịp 10/10/2025, tăng cường giải ngân Vành đai 4 lên 50% kế hoạch vào quý IV/2025.
Cùng với đó, triển khai Kế hoạch chống ngập úng 2025, lắp đặt 50 trạm bơm tự động tại khu vực nội đô, xử lý các vi phạm trật tự đô thị.
Về việc bổ sung các tuyến đường sắt đô thị vào danh mục quy hoạch không gian ngầm, tới đây Thành phố sẽ rà soát, điều chỉnh cục bộ các quy hoạch phân khu, quy hoạch không gian ngầm khu vực nội đô để đảm bảo tổng thể với đề án phát triển đường sắt đô thị.
![]() |
Quang cảnh kỳ họp. |
Liên quan ý kiến công suất xử lý rác (7.500 tấn/ngày) chưa đáp ứng nhu cầu (8.500 tấn/ngày), ô nhiễm làng nghề và sông Tô Lịch, Lừ, Sét cần giải pháp liên vùng; Phó Chủ tịch UBND Thành phố Trương Việt Dũng cho hay, Thành phố xử lý hơn 1,3 triệu tấn rác thải (trong đó, hơn nửa triệu tấn chôn lấp, gần 800 nghìn tấn đốt phát điện), giảm hơn 30% vi phạm môi trường, cải tạo sông Tô Lịch, Lừ, Sét giảm 20% ô nhiễm. Tuy nhiên, công suất xử lý rác chưa đủ (thiếu 1.000 tấn/ngày), ô nhiễm làng nghề chiếm 40% tổng lượng chất thải rắn.
Về giải pháp 6 tháng cuối năm, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Trương Việt Dũng cho biết, sẽ nâng công suất xử lý rác lên 8.000 tấn/ngày, đáp ứng 90% nhu cầu, hoàn thành nhà máy đốt rác phát điện Sóc Sơn giai đoạn 2. Đẩy nhanh dự án xử lý nước thải Việt Hưng, Nam An Khánh, giảm 50% ô nhiễm sông nội đô trong năm 2025.
Cùng với đó, triển khai phân loại rác tại nguồn cho 80% hộ dân đô thị (trong năm 2026), hỗ trợ 50 làng nghề lắp đặt hệ thống xử lý nước thải (Kế hoạch số 267 ngày18/11/2024 của Thành ủy). Có các giải pháp phối hợp liên vùng qua Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm sông Cầu Bay - Bắc Hưng Hải, ký thỏa thuận với Bắc Ninh, Hưng Yên trong năm 2025.
Khắc phục xáo trộn, đảm bảo vận hành ổn định chính quyền 2 cấp
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Trương Việt Dũng cho hay, công tác tổ chức và hoạt động của các phòng chuyên môn của UBND cấp xã, phường trước mắt là rất khó khăn do các cán bộ đều mới, nhiều sở, ngành chuyên môn phụ trách, thiếu những hướng dẫn liên quan.
Theo mô hình tổ chức hiện nay, cấp xã, phường có 3 phòng chuyên môn gồm: Văn phòng; Phòng Văn hóa - Xã hội; Phòng Kinh tế (đối với xã), hoặc Phòng Kinh tế - Hạ tầng - Đô thị (đối với phường). Mỗi phòng chuyên môn đảm nhiệm trung bình từ 5 chuyên ngành, trong khi biên chế được phân bổ còn hạn chế, dẫn đến tình trạng thiếu cán bộ chuyên ngành tại một số địa phương.
Trước mắt Thành phố đã thực hiện tiếp nhận công chức theo quy trình đặc biệt theo Công văn số 11/CV-BCĐ ngày 04/6/2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương, bổ sung công chức cho các lĩnh vực như giáo dục, văn hóa, y tế. Tính đến nay, hơn 100 trường hợp đã được tiếp nhận và phân bổ về các phòng chuyên môn cấp xã, phường từ ngày 1/7/2025. Đồng thời, Thành phố đang tiếp tục rà soát, cân đối nguồn lực giữa các khối Đảng, MTTQ và chính quyền để điều động phù hợp; đồng thời nghiên cứu phương án tăng cường nhân sự từ các sở, ngành chuyên môn về hỗ trợ cơ sở, nhất là tại những địa bàn còn thiếu cán bộ.
Các cấp chính quyền Thủ đô sẽ tiếp tục nỗ lực hoàn thiện bộ máy, củng cố năng lực đội ngũ, từ đó nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân. Trong quá trình triển khai, UBND Thành phố luôn lắng nghe, tiếp thu nghiêm túc các ý kiến phản ánh từ cơ sở, từ thực tiễn hoạt động của các đơn vị hành chính mới và đặc biệt là từ các đại biểu HĐND Thành phố .
UBND Thành phố cam kết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với HĐND, các sở, ngành và Nhân dân để triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, phấn đấu hoàn thành mục tiêu GRDP đạt 8% trở lên; tổ chức thành công kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9; chuẩn bị tốt cho Đại hội Đảng các cấp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nghệ An tổ chức kỳ họp thứ 31 HĐND tỉnh khoá XVIII

Công an Hà Nội thông tin chính thức vụ tai nạn liên hoàn ở Trần Đại Nghĩa

Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng

Phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn: Tăng tốc đào tạo chuyên sâu

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình

Rà soát tuyến vận tải hành khách sau sắp xếp đơn vị hành chính

Hà Nội hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện, BHYT cho các đối tượng chính sách
Tin khác

Phải tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm về an toàn thực phẩm
Chỉ đạo - Điều hành 09/07/2025 15:14

Chuyển đổi số trong Đảng là yêu cầu cấp thiết
Chỉ đạo - Điều hành 09/07/2025 14:54

Hà Nội còn tồn tại hơn 700 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ chưa được kiểm soát
Chỉ đạo - Điều hành 09/07/2025 12:26

Hội đồng nhân dân Thành phố chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm
Chỉ đạo - Điều hành 09/07/2025 09:03

Đặt nhiều kỳ vọng vào phát triển kinh tế và chỉnh trang đô thị Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 08/07/2025 20:36

Giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng quy định pháp luật
Chỉ đạo - Điều hành 08/07/2025 15:38

HĐND thành phố Hà Nội tiếp tục đổi mới, chủ động, linh hoạt trong hoạt động
Chỉ đạo - Điều hành 08/07/2025 12:51

Cần nghiên cứu, xem xét quy hoạch lại không gian đô thị, khu vực trung tâm Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 08/07/2025 12:39

HĐND thành phố Hà Nội tiếp tục xem xét 9 Nghị quyết cụ thể hóa Luật Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 08/07/2025 10:23

Nghị quyết ban hành phải khả thi, giảm bớt thủ tục và thực sự đi vào cuộc sống
Chỉ đạo - Điều hành 08/07/2025 10:17