Phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn: Tăng tốc đào tạo chuyên sâu
Hà Nội cần làm gì để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn? Hà Nội: Dành nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn Tiềm năng tăng trưởng ngành công nghiệp bán dẫn |
Đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực chất lượng cao
Ngành bán dẫn đang bước vào kỷ nguyên bùng nổ, trở thành tâm điểm chiến lược trong cuộc đua công nghệ toàn cầu. Thị trường chip bán dẫn duy trì tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) lên tới 14% trong suốt hai thập kỷ qua. Với đà phát triển này, ngành bán dẫn sẽ cán mốc nghìn tỷ USD vào năm 2030, trở thành trụ cột chiến lược của nền kinh tế toàn cầu. Hơn nữa, không chỉ là động lực kinh tế và công nghệ, chất bán dẫn ngày nay còn là biểu tượng của sức mạnh và vị thế quốc gia trên bản đồ địa chính trị. Từ thực tế đó, nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành bán dẫn đang đóng vai trò quan trọng để phát triển công nghiệp bán dẫn. Đây là lực lượng có vai trò kết nối giữa kỹ thuật, điều hành, nghiên cứu, sản xuất và hoạch định chính sách.
Bắt nhịp xu thế phát triển thời đại, Chính phủ Việt Nam đã có hàng loạt bước đi cụ thể nhằm phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, tập trung vào phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ nghiên cứu, thiết kế và sản xuất bán dẫn. Đặc biệt Việt Nam đã rất đúng và trúng khi xác định phát triển nguồn nhân lực với trọng tâm là nhân lực kỹ sư và kỹ thuật viên vận hành nhà máy là bước đi đầu tiên, là điểm đột phá và là mục tiêu chiến lược trong lộ trình phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.
Tháng 9/2024, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1018/QĐ-TTg) và Chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 (Quyết định số 1017/QĐ-TTg). Mục tiêu đặt ra là đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực chất lượng cao cho ngành, trong đó có 42.000 kỹ sư, 7.500 thạc sĩ, 500 nghiên cứu sinh và 5.000 chuyên gia trí tuệ nhân tạo.
![]() |
Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2050 sẽ đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn. Ảnh minh họa. |
Tại Hội thảo quốc tế "Quản trị nguồn nhân lực chiến lược trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam" do Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức mới đây, nhiều chuyên gia đầu ngành, đại diện các cơ quan quản lý, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước đã trao đổi giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần hiện thực hóa chiến lược quốc gia về công nghiệp bán dẫn.
Từ góc độ quốc tế, ông Felix Weiden Kaff - chuyên gia chính sách thị trường lao động và việc làm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nhận định rằng, ngành công nghiệp điện tử đang là động lực tạo việc làm quan trọng tại Việt Nam, nhất là các vị trí có tay nghề trung bình trong sản xuất thiết bị máy tính, điện tử và quang học. Ông Felix Weiden Kaff cho biết, nhiều động lực đang làm thay đổi sâu sắc bản chất công việc và yêu cầu về kỹ năng, bao gồm tiến bộ công nghệ (robot, tự động hóa, vật liệu tiên tiến), toàn cầu hóa (căng thẳng địa chính trị, dịch chuyển chuỗi giá trị) và biến đổi khí hậu (xu hướng giảm sử dụng các sản phẩm điện tử gây hại môi trường).
Cần chiến lược và hành động cụ thể ngay từ bây giờ
Tiến sĩ Chử Đức Hoàng - Chánh Văn phòng Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia, Bộ Khoa học và công nghệ cho rằng, Việt Nam muốn phát triển ngành công nghiệp bán dẫn cần xây dựng hệ sinh thái đầy đủ, không chỉ về nhân lực mà còn cả hạ tầng, logistics và chuỗi cung ứng. Mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn trong vòng 5 đến 10 năm tới là thách thức lớn nếu thiếu nền tảng chiến lược và hành động cụ thể ngay từ bây giờ.
Tiến sĩ Hoàng đề xuất cần áp dụng mô hình đào tạo “song cấp”: Đào tạo đồng thời giảng viên và sinh viên thông qua các giáo sư thỉnh giảng, từ đó tạo ra đội ngũ nhân lực tinh hoa. Ông cũng nhấn mạnh vai trò của việc thu hút các “đại bàng” công nghệ bằng các chính sách ưu đãi vượt trội, môi trường sống và điều kiện làm việc hấp dẫn. Bên cạnh đó, các trường đại học cần được trao quyền tự chủ học thuật, tái cấu trúc linh hoạt, xây dựng phòng thí nghiệm dùng chung, thúc đẩy hợp tác đào tạo với doanh nghiệp, khuyến khích các mô hình spin-off và startup trong lĩnh vực công nghệ cao.
Đặc biệt, Tiến sĩ Hoàng nhấn mạnh yêu cầu đi liền giữa tiếp nhận và làm chủ công nghệ, chuyển giao công nghệ phải gắn với sở hữu trí tuệ để tạo giá trị thực tế. Chánh Văn phòng Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia kiến nghị, Chính phủ tiếp tục ban hành chính sách đặc thù thu hút, hỗ trợ nhân tài; các bộ, ngành cụ thể hóa bằng các văn bản hướng dẫn, trong khi doanh nghiệp cần tham gia sâu vào quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Ông Đỗ Tiến Thịnh - Phó Giám đốc Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) Việt Nam cho rằng Việt Nam cần một chiến lược đồng bộ và dài hạn. “Trước hết, cần xây dựng các chương trình đào tạo liên ngành, kết hợp giữa công nghệ và quản trị chiến lược. Những chương trình này không chỉ dạy lập trình hay tài chính, mà còn trang bị kiến thức về sở hữu trí tuệ, gọi vốn, và các xu hướng công nghệ toàn cầu”, ông Đỗ Tiến Thịnh nói. Đặc biệt, ông Thịnh cho rằng việc hợp tác với các trường đại học danh tiếng như MIT, Stanford hoặc Harvard - tuy chi phí cao - nhưng là khoản đầu tư xứng đáng để tạo ra đội ngũ lãnh đạo cho các công ty công nghệ hàng đầu.
Ngoài ra, lãnh đạo NIC cũng nhấn mạnh việc tạo cơ hội cho các lãnh đạo trẻ được cọ xát thực tế. Các chương trình trao đổi quốc tế, thực tập tại các tập đoàn công nghệ lớn hoặc tham gia các dự án đa quốc gia sẽ giúp họ tích lũy kinh nghiệm thực tiễn. Ông Đỗ Tiến Thịnh cho rằng có thể cân nhắc chính sách đặc thù dành cho nhóm lãnh đạo công nghệ cao là người Việt Nam ở nước ngoài để thu hút họ về nước và giữ chân nhân tài, ví dụ như miễn thuế thu nhập cá nhân, phân bổ ngân sách nghiên cứu, và quan trọng hơn cả là trao quyền thực sự trong các dự án quốc gia.
Hội thảo quốc tế “Quản trị nguồn nhân lực chiến lược trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam” quy tụ nhiều chuyên gia đầu ngành về bán dẫn và các đại diện đến từ Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học & Công nghệ, Trung tâm Đổi mới Sáng tạo quốc gia, các doanh nghiệp FDI như Intel, CoAsia Semi Vietnam, các tổ chức quốc tế như GIZ, ILO và một số trường đại học trong nước và quốc tế. Những ý kiến đóng góp tại hội thảo sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn quan trọng để đề xuất các chính sách phù hợp, cũng như định hình giải pháp chiến lược thúc đẩy các cơ sở giáo dục, đào tạo, doanh nghiệp tích cực tham gia phát triển nguồn nhân lực quản trị chiến lược - yếu tố then chốt cho sự bứt phá và phát triển bền vững của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 10/7: Ban ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào rải rác

Nhận định trận Hong Kong vs Hàn Quốc: “Những chiến binh Taegeuk” thị uy sức mạnh

Nhận định Shakhtar Donetsk vs Ilves Tampere: Đại diện Ukraine gặp khó

Giá xăng dầu hôm nay (10/7): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

Sheriff vs Prishtina: Chiến thắng đậm cho đại diện Moldova tại Europa League

Cảnh báo mạo danh tổ chức giải đua xe đạp để lừa đảo người tham gia

Tỷ giá USD hôm nay (10/7): Giá bán USD tăng nhẹ
Tin khác

6 tháng đầu năm, gần 75.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 09/07/2025 20:58

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Việc làm 08/07/2025 18:32

Hà Nội sẽ đào tạo nghề cho cán bộ nghỉ việc, đảm bảo chính quyền 2 cấp hoạt động thông suốt
Việc làm 08/07/2025 11:18

Thu hút nhân tài công nghệ số bằng chính sách ưu đãi đột phá
Việc làm 07/07/2025 22:23

Chủ động chấm dứt hành vi vi phạm, công chức được giảm nhẹ mức kỷ luật
Việc làm 03/07/2025 07:38

Công ty sữa hàng đầu Việt Nam mở đơn tìm kiếm nhân lực tài năng trẻ
Việc làm 02/07/2025 15:31

Quy định mới nhất về cách tính hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần từ 1/7
Việc làm 28/06/2025 13:09

Người lao động phải đăng ký thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia
Việc làm 27/06/2025 07:28

Đề xuất phạt tù, phạt tiền tới 400 triệu đồng đối với hành vi sa thải lao động trái luật
Việc làm 26/06/2025 21:16

Công ty Hoàng Long và Công ty Sona bị cấm đưa lao động đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Australia
Việc làm 25/06/2025 22:23