--> -->

Người lao động mong sớm được tăng lương

Biết tin Hội đồng tiền lương quốc gia đã họp phiên thứ nhất, bàn việc tăng lương, nhiều người lao động rất phẩn khởi và kỳ vọng lương tối thiểu sẽ được tăng càng sớm càng tốt để cuộc sống bớt phần khó khăn.
Đại biểu kiến nghị xem xét tăng lương tối thiểu vùng từ tháng 7 Tăng lương tối thiểu vùng năm 2026: Cần thiết để đảm bảo mức sống người lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam lý giải về đề xuất tăng lương tối thiểu vùng mức 9,2%

Thu nhập chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống

Thị trường lao động những tháng đầu năm 2025 được đánh giá là khá ổn định khi tỷ lệ có việc làm của người lao động tăng, số việc làm mới liên tục gia tăng ở nhiều lĩnh vực nhưng trong đó nổi bật nhất là ở lĩnh vực sản xuất. Đáng chú ý, thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và tăng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể theo Cục Thống kê, quý I/2025, thu nhập bình quân tháng của người lao động tiếp tục được cải thiện, đạt 8,3 triệu đồng/tháng, tăng 131.000 đồng so với quý trước và tăng 720.000 đồng so với cùng kỳ năm trước, tương đương với tăng 1,6% và tăng 9,5%.

Tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Hà Nội Nguyễn Huy Khánh cho biết: Hiện nay, Hà Nội có trên 270.000 doanh nghiệp với khoảng 2,7 triệu lao động. Quý I/2025, dù thu nhập bình quân của người lao động là 7,7 triệu đồng/tháng (tăng 7,35% so với cùng kỳ năm 2024) nhưng mức thu nhập này của người lao động vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống, nhất là với công nhân lao động đang làm việc ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Nguyên nhân do giá cả tăng cao, trong khi đó đa phần người lao động phải thuê nhà trọ nên đã đẩy chi phí sinh hoạt tăng cao, khiến cuộc sống của người lao động gặp rất nhiều khó khăn.

Người lao động mong sớm được tăng lương
Quang cảnh phiên họp thứ nhất trong năm 2025 của Hội đồng tiền lương quốc gia.

“Nhà ở cho công nhân hiện nay dù đã được quan tâm nhưng chưa theo kịp sự gia tăng của lực lượng lao động. Một số khu nhà trọ diện tích chật hẹp, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, mức giá thuê trọ và tiền điện, tiền nước cao... Ngoài ra, các trường học công lập cho con công nhân lao động còn thiếu. Điều đó đã gây khó khăn hơn cho người lao động”, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Huy Khánh cho biết.

Thực tế, theo chia sẻ của nhiều công nhân lao động, với mức lương, thu nhập hiện nay phần lớn không đủ giúp người lao động trang trải những chi phí sinh hoạt tối thiểu. “Cả hai vợ chồng đều là công nhân với tổng mức thu nhập từ 16 đến 18 triệu đồng/tháng. Trong đó riêng tiền thuê nhà và điện nước mỗi tháng đã phải chi từ 4 đến 5 triệu đồng. Tiền học của các con cũng là gánh nặng vì không có hộ khẩu nên không được học trường công. Tháng nào trong gia đình không có người ốm thì vừa đủ chi tiêu còn không thì đều bị thiếu trước hụt sau”, chị Nguyễn Thị Mơ - công nhân Khu công nghiệp Thạch Thất (Hà Nội) chia sẻ.

Đề xuất 2 phương án tăng lương tối thiểu

Xuất phát từ thực tế trên, tại Phiên họp Hội đồng tiền lương quốc gia mới đây, đại diện phía người lao động - Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng ở mức 8,3% và 9,2 %. Lý giải cho đề xuất này, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho rằng, trong thời gian gần đây, giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu đã liên tục tăng cao. Đơn cử, giá điện đã điều chỉnh tăng 4 lần trong giai đoạn từ đầu năm 2023 đến tháng 5/2025, với tổng mức tăng hơn 17%, trong khi lương tối thiểu chỉ mới được điều chỉnh 6% trong cùng kỳ.

Về căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, năm 2024, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,09%. Năm 2025, Quốc hội đặt mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên và giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát... Bên cạnh đó, năng suất lao động năm 2024 tăng 5,88% so với năm 2023, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao. Mục tiêu của chiến lược tăng năng suất lao động đến năm 2030 của Việt Nam là đạt trên 6,5%/năm. Về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong năm 2025, nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã và đang được triển khai, tập trung vào việc giảm, giãn, hoãn và miễn thuế, phí, lệ phí, cũng như hỗ trợ tiếp cận đất đai và tài chính.

Người lao động mong sớm được tăng lương
Tăng lương là động lực tăng năng suất lao động. (Ảnh minh họa)

Đặc biệt, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân; Quốc hội ban hành Nghị quyết số 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân... được đánh giá là những “cú hích” chính sách, tạo động lực cho khu vực kinh tế này phát triển mạnh mẽ. Do đó, đề xuất tăng lương tối thiểu vùng lên 9,2% hoặc 8,3% được đánh giá là vẫn khiêm tốn so với những biến động chi phí sinh hoạt và mục tiêu thu nhập quốc gia.

“Thực tế các quốc gia và nhiều doanh nghiệp cho thấy, việc tăng lương không chỉ mang lại lợi ích cho người lao động, nó còn là động lực giúp tăng năng suất lao động, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhanh, mạnh, là tiền đề gắn bó giữa người lao động với doanh nghiệp”, đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam nhấn mạnh.

Ở chiều ngược lại, đại diện cộng đồng doanh nghiệp, ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia đề xuất mức điều chỉnh thấp hơn, trong khoảng 3 - 5%, áp dụng từ ngày 1/1/2026. Theo ông Phòng, mức tăng vừa phải sẽ giúp doanh nghiệp có thời gian thích ứng, đảm bảo khả năng duy trì sản xuất kinh doanh, đồng thời có điều kiện thưởng thêm cho người lao động có năng suất tốt.

Trong khi đó, Bộ phận kỹ thuật của Hội đồng tiền lương quốc gia đề xuất mức tăng lương tối thiểu từ 6,5% - 7%. Như vậy, hiện các mức đề xuất lương tối thiểu của các bên trong Hội đồng đang có sự chênh lệnh. Thông tin với báo chí sau phiên họp thứ nhất của Hội đồng tiền lương quốc gia, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Mạnh Khương - Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia cũng thông tin, hiện các bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, chưa thống nhất dù đã có gợi mở bỏ phiếu. Dự kiến đầu tháng 8, Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ có phiên họp tiếp theo để xem xét phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng.

Biết tin về phiên họp thứ nhất Hội đồng tiền lương quốc gia, nhiều công nhân lao động bày tỏ niềm phấn khởi. Chị Nguyễn Thị Vân Anh - Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội bày tỏ mong muốn được tăng lương càng sớm càng tốt vì mọi chi phí như tiền thuê phòng trọ, tiền ăn của cả gia đình, tiền học của con, tiền điện, nước hằng tháng đều tăng trong thời gian qua. Mọi chi phí sinh hoạt đều tăng nên nếu được tăng lương thì cuộc sống của gia đình chị sẽ bớt khó khăn. Đây cũng là mong muốn của mọi người lao động trong điều kiện thu nhập chưa đủ trang trải cuộc sống hiện nay.
Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: GRDP 6 tháng đầu năm 2025 ước tăng 7,63%, dịch vụ tiếp tục là trụ đỡ

Hà Nội: GRDP 6 tháng đầu năm 2025 ước tăng 7,63%, dịch vụ tiếp tục là trụ đỡ

Bất chấp những thách thức từ biến động kinh tế toàn cầu và sức mua trong nước chững lại, kinh tế Thủ đô tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực. Theo Chi cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2025 ước tăng 7,63% so với cùng kỳ năm trước, vượt cả mức kịch bản tăng trưởng đề ra.
Van Phuc Water Show thu hút gần một triệu khán giả đến tham quan, thưởng thức

Van Phuc Water Show thu hút gần một triệu khán giả đến tham quan, thưởng thức

Năm 2024, Van Phuc City đã tổ chức hàng trăm lễ hội, sự kiện đẳng cấp quốc tế như Anh Trai Say Hi, Ravolution Music Festival… Riêng chương trình nhạc nước Van Phuc Water Show đã thu hút gần một triệu khán giả đến tham quan và thưởng thức.
Xóa bỏ thuế khoán mang lại công bằng cho các hộ kinh doanh

Xóa bỏ thuế khoán mang lại công bằng cho các hộ kinh doanh

Từ năm 2026, thuế khoán - phương thức thu thuế đã áp dụng suốt nhiều thập kỷ với các hộ kinh doanh sẽ chính thức bị xóa bỏ, đánh dấu bước ngoặt lớn trong công tác quản lý thuế ở Việt Nam.
Đã chi trả gần 30 nghìn tỷ đồng cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy

Đã chi trả gần 30 nghìn tỷ đồng cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy

Bộ Tài chính khẳng định nguồn kinh phí để giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy được bố trí đầy đủ, không lo thiếu.
"Dịu dàng màu nắng" tập 23: Nghĩa sững sờ chứng kiến Xuân thân mật với sếp Phong giữa đêm khuya

"Dịu dàng màu nắng" tập 23: Nghĩa sững sờ chứng kiến Xuân thân mật với sếp Phong giữa đêm khuya

Tập 23 của bộ phim “Dịu dàng màu nắng” tiếp tục đẩy cao mạch kịch tính với những tình huống chạm ngưỡng nhạy cảm về tình cảm và đấu đá nơi công sở.
Quy định mới về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức

Quy định mới về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 170/2025/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
Chủ động chấm dứt hành vi vi phạm, công chức được giảm nhẹ mức kỷ luật

Chủ động chấm dứt hành vi vi phạm, công chức được giảm nhẹ mức kỷ luật

Trường hợp công chức chủ động chấm dứt hành vi vi phạm, tự giác nộp tài sản tham nhũng sẽ được giảm nhẹ mức kỷ luật.

Tin khác

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp - nền tảng cho sự phát triển bền vững

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp - nền tảng cho sự phát triển bền vững

Xác định văn hóa là nền tảng phát triển, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm tạo môi trường làm việc an toàn, thân thiện, văn minh, khẳng định giá trị và thương hiệu của doanh nghiệp. Từ đó, giữ chân và thúc đẩy tinh thần làm việc của người lao động.
Từ 1/7, mức hưởng lương hưu tính thế nào?

Từ 1/7, mức hưởng lương hưu tính thế nào?

Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xa hội 2024 chính thức có hiệu lực sẽ mở rộng cơ hội hưởng lương hưu cho người lao động khi rút ngắn thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động xuống tổi thiểu 15 năm đã có thể được hưởng lương hưu.
Phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững trong bối cảnh đô thị hóa

Phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững trong bối cảnh đô thị hóa

Hà Nội đang đối mặt với bài toán lớn khi tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, khiến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp. Trong bối cảnh này, việc đầu tư phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững không chỉ giúp bảo tồn không gian xanh đô thị mà còn mở ra cơ hội nâng cao thu nhập cho người dân. Khu vực ven đô Hà Nội đang trở thành minh chứng rõ nét cho chiến lược này.
Các nhóm công chức nghỉ hưu trước tuổi nhưng không bị trừ tỷ lệ lương hưu

Các nhóm công chức nghỉ hưu trước tuổi nhưng không bị trừ tỷ lệ lương hưu

Nghị định số 154/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế đã quy định các nhóm đối tượng công chức được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu.
Đưa giấc mơ an cư thành hiện thực

Đưa giấc mơ an cư thành hiện thực

Không chỉ là mái nhà che mưa nắng, những ngôi nhà mới ở những nơi ngoại thành xa còn chất chứa tình người, được xây nên từ những bàn tay sẻ chia, từ trái tim ấm áp của tình đồng chí, nghĩa đồng nghiệp. Ở nơi đó, từng viên gạch, từng bức tường không đơn thuần là hồ vữa, mà là hiện thân của sự quan tâm, của tinh thần tương thân tương ái mà tổ chức Công đoàn dành tặng người lao động có hoàn cảnh khó khăn thông qua chương trình “Mái ấm Công đoàn”.
Tặng quà của Chủ tịch nước tới đối tượng chính sách kịp thời trước ngày 30/6

Tặng quà của Chủ tịch nước tới đối tượng chính sách kịp thời trước ngày 30/6

Bộ Nội vụ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Giám đốc Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan của địa phương tổ chức tuyên truyền và thực hiện tặng quà của Chủ tịch nước tới đối tượng chính sách kịp thời, đầy đủ trước ngày 30/6/2025, không để xảy ra sai sót, tiêu cực.
Lan tỏa phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”

Lan tỏa phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”

Phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” đã và đang được triển khai sâu rộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phong trào đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo công nhân lao động và sự đồng hành, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp.
Cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ một năm sẽ bị tinh giản biên chế

Cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ một năm sẽ bị tinh giản biên chế

Từ ngày 16/6, Nghị định 154/2025/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế của Chính phủ chính thức có hiệu lực. Nghị định nêu rõ, cán bộ, công chức, viên chức trong năm trước liền kề hoặc năm xét tinh giản biên chế bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị tinh giản biên chế.
Gia đình văn minh và hạnh phúc: Nền tảng để mỗi thành viên phát triển toàn diện

Gia đình văn minh và hạnh phúc: Nền tảng để mỗi thành viên phát triển toàn diện

Gia đình văn minh và hạnh phúc không chỉ là một mục tiêu lý tưởng của mỗi gia đình mà còn là nền tảng để mỗi thành viên có thể phát triển toàn diện, là nền móng của một xã hội phát triển. Nhưng để đạt được mục tiêu đó thì đều cần sự chung tay, nỗ lực của các thành viên trong gia đình.
Hà Nội: 11.000 người dôi dư sau sắp xếp bộ máy sẽ được hỗ trợ chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm

Hà Nội: 11.000 người dôi dư sau sắp xếp bộ máy sẽ được hỗ trợ chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm

Qua rà soát, Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, số lượng cán bộ công chức, viên chức và không chuyên trách dôi dư sau sắp xếp của Thành phố khoảng 11 nghìn người. Thành phố sẽ có chính sách hỗ trợ hướng nghiệp, đào tạo, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho họ.
Xem thêm
Phiên bản di động