Xóa bỏ thuế khoán mang lại công bằng cho các hộ kinh doanh
Viết tiếp câu chuyện quản lý thuế khoán hiện nay ở Việt Nam Hơn 23 nghìn tỷ đồng tiền thuế “khoanh nợ”, Bộ Tài chính nói gì? Hình thức thuế khoán không còn phù hợp với thực tế |
Đây không chỉ là một giải pháp kỹ thuật về quản lý thuế mà còn là bước đi chiến lược để hỗ trợ hộ kinh doanh phát triển bền vững, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách và xã hội.
Tại họp báo thường kỳ quý 2 của Bộ Tài chính, Phó Cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn cho biết, ngày 26/6 vừa qua, Cục Thuế đã ban hành văn bản lấy ý kiến rộng rãi về Dự thảo Luật Quản lý thuế, trong đó có đề xuất xóa bỏ thuế khoán từ ngày 1/1/2026, thực hiện chủ trương của Trung ương tại Nghị quyết 68.
Việc bãi bỏ thuế khoán nhằm minh bạch hóa hoạt động kinh doanh, giảm chênh lệch giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo công bằng với người làm công ăn lương.
Thực tế, nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ như hàng quán, chợ truyền thống có doanh thu dưới hoặc chỉ nhỉnh hơn ngưỡng chịu thuế, trong khi vẫn đóng thuế khoán cố định. Điều này gây nên sự bất bình đẳng, khi có những hộ kinh doanh doanh thu rất cao nhưng đóng thuế tương đương với các hộ doanh thu thấp, dẫn đến thất thu và tạo kẽ hở cho việc lách thuế.
Để thay thế thuế khoán, Dự thảo Luật Quản lý thuế dự kiến chia hộ, cá nhân kinh doanh thành 4 nhóm doanh thu, áp dụng phương pháp quản lý khác nhau. Cụ thể, nhóm 1 gồm hộ có doanh thu dưới 200 triệu đồng/năm sẽ không phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân; nhóm 2 có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỷ đồng/năm được khuyến khích áp dụng hóa đơn điện tử có mã cơ quan thuế hoặc máy tính tiền từ năm 2027 - 2028, chỉ cần sổ kế toán đơn giản.
![]() |
Nhóm có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỷ đồng/năm được khuyến khích áp dụng hóa đơn điện tử có mã cơ quan thuế hoặc máy tính tiền từ năm 2027-2028, chỉ cần sổ kế toán đơn giản. (Ảnh minh họa: BT) |
Nhóm 3 gồm hộ kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng có doanh thu từ 1-3 tỷ đồng/năm; thương mại, dịch vụ từ 1-10 tỷ đồng/năm bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử, kế toán đơn giản. Nhóm 4 có doanh thu trên 10 tỷ đồng/năm sẽ thực hiện kế toán như doanh nghiệp vừa và nhỏ, bắt buộc dùng hóa đơn điện tử.
Ngoài ra, Cục Thuế đang đề xuất tăng ngưỡng doanh thu không chịu thuế từ 200 triệu lên ít nhất 400 triệu đồng/năm để phù hợp thực tế, đồng thời điều chỉnh tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân cho từng nhóm.
Việt Nam hiện có hơn 5,2 triệu hộ kinh doanh, tạo ra khoảng 8-9 triệu việc làm. Trong đó, có 3,6 triệu hộ đang được quản lý thuế, đóng góp gần 26.000 tỷ đồng mỗi năm vào ngân sách. Đáng chú ý, thống kê cho thấy có hơn 4.000 hộ kinh doanh có doanh thu trên 10 tỷ đồng/năm, riêng 860 hộ đạt doanh thu từ 30 tỷ đồng, và có 5 hộ có doanh thu trên 200 tỷ đồng/năm, tương đương quy mô của một doanh nghiệp vừa.
Điều này cho thấy dư địa rất lớn để ngành thuế siết chặt quản lý, khuyến khích minh bạch doanh thu, áp dụng công nghệ số, từ đó hạn chế thất thu ngân sách và bảo đảm môi trường kinh doanh công bằng hơn.
Phó Cục trưởng Mai Sơn khẳng định: “Việc thay đổi này sẽ giúp hộ kinh doanh làm quen với hóa đơn điện tử, quản lý thu chi minh bạch, tiết kiệm thời gian và chi phí. Các nội dung mới chỉ là dự kiến, Cục Thuế sẽ tiếp tục lấy ý kiến người dân, hiệp hội, chuyên gia để hoàn thiện khung quản lý, báo cáo Bộ Tài chính, trình cấp có thẩm quyền ban hành”.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong quá trình mới triển khai thực hiện, sẽ có những tác động nhất định đến hàng triệu hộ kinh doanh. Do đó, Bộ Tài chính đang chuẩn bị đồng bộ về pháp lý và công nghệ để hỗ trợ thực hiện, nhằm đảm bảo thuận lợi và giảm gánh nặng về thủ tục cũng như chi phí cho các hộ. Theo kế hoạch, từ nay đến 2026, ngành thuế sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, địa phương và hiệp hội để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ kỹ thuật, giúp hộ kinh doanh từng bước chuẩn bị sẵn sàng cho lộ trình bỏ thuế khoán.
Việc xóa bỏ thuế khoán không chỉ góp phần minh bạch hóa quản lý thuế mà còn mở ra cơ hội để các hộ kinh doanh phát triển bền vững, vươn lên thành doanh nghiệp chính thức, đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế và xã hội. Đây là bước đi mang tính chiến lược, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường minh bạch, bình đẳng và phát triển lâu dài.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tập huấn về chuyển đổi số và AI: Nâng cao năng lực cho Công an Hà Nội trong kỷ nguyên mới

Kinh tế tư nhân kỳ vọng vào Nghị quyết 68: Không chỉ ưu đãi, mà là sự đồng hành và tin tưởng

Tuyển chọn tác phẩm báo chí chất lượng cao dự Giải Búa liềm vàng

Việt Nam đóng góp 6 cơ thủ tại vòng chính World Cup Carom 3 băng Porto 2025

Doanh nghiệp, người dân sẽ dễ tiếp cận vay tín dụng hơn trong 6 tháng cuối năm

Bộ Công an thông tin về vụ sữa Hiup giả và dầu ăn chăn nuôi “phù phép” thành dầu ăn cho người

Bổ sung trách nhiệm của sàn và người livestream bán hàng trong dự án Luật Thương mại điện tử
Tin khác

Kinh tế tư nhân kỳ vọng vào Nghị quyết 68: Không chỉ ưu đãi, mà là sự đồng hành và tin tưởng
Doanh nghiệp 03/07/2025 22:03

Bộ Tài chính lên tiếng sau khi bị nhắc nhở về báo cáo vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu
Doanh nghiệp 02/07/2025 19:30

Tín hiệu vui khi doanh nghiệp gia nhập thị trường cao hơn số doanh nghiệp rút lui
Doanh nghiệp 02/07/2025 19:13

Bộ Tài chính báo cáo chậm, không đủ nội dung trong vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu
Doanh nghiệp 02/07/2025 13:39

Thủ tục, trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp từ 1/7 có gì mới?
Doanh nghiệp 02/07/2025 10:52

Từ 1/7, quy định cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua Hệ thống eCoSys chính thức có hiệu lực
Doanh nghiệp 01/07/2025 09:44

Khởi công dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương tổng vốn đầu tư trên 17.700 tỷ đồng
Doanh nghiệp 30/06/2025 17:17

Viettravel Airlines đón may bay Airbus A321 đầu tiên thuộc sở hữu của hãng
Doanh nghiệp 29/06/2025 18:38

Chuyển đổi xanh: Cuộc chơi không của riêng ai
Doanh nghiệp 28/06/2025 17:54

Hải quan dừng tiếp nhận tờ khai từ 22h ngày 30/6 đến 5h sáng 1/7
Doanh nghiệp 28/06/2025 13:11