Để Hà Nội cất cánh từ công nghệ và đổi mới sáng tạo - Kỳ cuối: Công nghệ sinh học, khởi nguồn cho tương lai
Để Hà Nội cất cánh từ công nghệ và đổi mới sáng tạo: Kỳ 1- Từ hội đủ "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" Để Hà Nội cất cánh từ công nghệ và đổi mới sáng tạo: Kỳ 2- Đánh thức "tài nguyên mềm" đang ngủ say |
Định hình hành lang công nghệ mới
Các chuyên gia khẳng định sự phát triển của đời sống và sản xuất công nghiệp sẽ kéo theo sự gia tăng các vấn đề về môi trường, thực phẩm, nông nghiệp... Bởi thế, ngành công nghệ sinh học đã trở thành một trong những ngành nghề mũi nhọn của thời đại công nghệ cao.
Công nghệ sinh học không chỉ là một lĩnh vực nghiên cứu mà còn là cánh cửa mở ra sự phát triển bền vững của xã hội và bảo vệ môi trường. Sự kết hợp giữa sức sáng tạo với kiến thức khoa học; giữa công nghệ và sinh học.
![]() |
Khu CNC sinh học Hà Nội nằm tại vị trí đắc địa. |
Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã chính thức phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng Khu Công nghệ cao (CNC) sinh học Hà Nội, tỷ lệ 1/2000. Dự án được triển khai tại các phường Tây Tựu, Liên Mạc, Minh Khai, Thụy Phương và Cổ Nhuế 2, thuộc quận Bắc Từ Liêm (nay là các phường Tây Tựu, Thượng Cát…) với tổng diện tích nghiên cứu lập quy hoạch gần 200ha.
Theo UBND thành phố Hà Nội, việc quy hoạch khu CNC sinh học là bước đi cụ thể hóa các định hướng phát triển đã được đề ra trong các đồ án Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đồng thời phù hợp với điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; Quy hoạch tổng thể phát triển các khu công nghệ cao đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; cùng với Đề án thành lập Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội và chỉ đạo của Chính phủ cũng như lãnh đạo thành phố Hà Nội.
Theo Tờ trình số 330/TTr-UBND của UBND thành phố Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại Quyết định số 1054/QĐ-TTg, phân khu chức năng chính của dự án bao gồm: Khu công nghệ cao lõi: Nằm tại phía Bắc, Tây và Đông Nam khu vực quy hoạch, tiếp giáp các trục giao thông chính, khu vực này tập trung các hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và sản xuất sản phẩm công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ sinh học. Ngoài ra còn bao gồm các không gian phục vụ giáo dục, đào tạo, ươm tạo công nghệ, nhà lưu trú và cảnh quan sinh thái.
Khu dịch vụ phụ trợ: Phân bố tại phía Nam và một phần phía Đông khu vực quy hoạch, tiếp giáp tuyến đường Tây Thăng Long. Khu vực này sẽ hình thành các tổ hợp thương mại, dịch vụ, văn phòng, khách sạn và cơ sở y tế.
Không gian mở - cây xanh, hồ điều hòa: Tọa lạc tại trung tâm khu vực nghiên cứu, đóng vai trò là lõi sinh thái của toàn bộ dự án, góp phần cân bằng vi khí hậu và tạo điểm nhấn cảnh quan.
Khu hạ tầng kỹ thuật: Được bố trí ở phía Bắc và Đông Bắc, gồm trạm điện, hệ thống cấp nước, xử lý nước thải và khu xử lý rác thải tạm thời.
![]() |
Dự án có đường Tây Thăng Long chạy ngang qua, một trong những hướng phát triển trọng điểm. |
Theo định hướng quy hoạch, khu CNC sinh học Hà Nội sẽ được xây dựng với mô hình hiện đại, thân thiện với môi trường và phù hợp xu thế phát triển công nghệ cao toàn cầu, đặc biệt ưu tiên lĩnh vực công nghệ sinh học. Các lô đất xây dựng được thiết kế với không gian mở trung tâm, kết nối hài hòa với trục không gian chính Bắc - Nam và hệ thống cây xanh.
Cấu trúc công trình kiến trúc hướng tới sự đồng bộ, hiện đại; các khối cao tầng được tổ chức hợp lý, hài hòa với cảnh quan và công trình xung quanh, phần đế kết hợp cây xanh và các công trình thấp tầng để tăng cường tính thẩm mỹ và tiện ích.
Dự án nằm trên trục đại lộ Tây Thăng Long, một trong những hướng phát triển kinh tế trọng điểm Hồ Tây - Ba Vì. Do đó, trong quy hoạch sẽ xem xét bố trí các công trình mang tính biểu tượng, điểm nhấn kiến trúc, có chiều cao từ 1 đến tối đa 25 tầng, kết nối trực tiếp từ trục Tây Thăng Long đến khu công viên trung tâm.
Khởi nguồn cho tương lai phát triển bền vững
Theo các chuyên gia, hiện nay, công nghệ sinh học đang trở thành một trong những trụ cột của kinh tế tri thức và là chìa khóa để giải quyết các thách thức toàn cầu trong y tế, nông nghiệp, môi trường, năng lượng và an ninh lương thực. Trong bối cảnh hậu Covid-19, các quốc gia càng nhận thức rõ hơn vai trò của công nghệ sinh học trong phát triển bền vững và khả năng tự chủ chiến lược.
Hà Nội, với thế mạnh về nhân lực trí thức, hệ thống trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực sinh học, y sinh, công nghệ thực phẩm, có cơ sở vững chắc để phát triển lĩnh vực này. Đặc biệt, Đại học Y Hà Nội, Học viện Quân y, Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Viện Công nghệ sinh học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam)... đều đóng vai trò tiên phong trong nghiên cứu và đào tạo chuyên sâu.
Việc xây dựng một khu công nghiệp sinh học quy mô lớn sẽ tạo “bệ phóng” để các kết quả nghiên cứu sớm được thương mại hóa, từ đó hình thành chuỗi giá trị công nghệ sinh học nội địa: từ nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất, ứng dụng, đến phân phối sản phẩm.
![]() |
Theo các chuyên gia, hiện nay, công nghệ sinh học đang trở thành một trong những trụ cột của kinh tế tri thức và là chìa khóa để giải quyết các thách thức toàn cầu. Ảnh minh họa. |
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Nguyên cán bộ Viện công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng, Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng có tiềm năng lớn trong công nghệ sinh học, nhất là trong nông nghiệp, y sinh học và vi sinh vật học. Vấn đề là cần không gian và cơ chế để biến nghiên cứu thành sản phẩm, thành công nghệ thực tế phục vụ đời sống.
Ông Thịnh cho rằng, việc ra đời khu CNC sinh học đầu tiên tại Hà Nội là rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, vấn đề cơ bản là làm thế nào để xác định được đầu vào, đầu ra, để việc xây dựng và phát triển có ý nghĩa thực tế chứ không phải mang tính chất "có để mà có".
Tuy tiềm năng rất lớn, nhưng để mô hình khu CNC sinh học phát huy hiệu quả, theo chuyên gia Nguyễn Duy Thịnh, Hà Nội cần đồng thời thực hiện nhiều giải pháp. Trước hết, Hà Nội cần có đề án cụ thể cho từng lĩnh vực, từng bước một, đầu tư theo từng lĩnh vực một chứ không đầu tư tràn lan, sẽ mang lại hiệu quả thấp.
"Để phát triển công nghệ sinh học tại Hà Nội thành ngành mũi nhọn, ngoài chiến lược quy hoạch dài hạn và cơ chế chính sách phù hợp, cần đặc biệt chú trọng đầu tư bài bản về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế.
Bên cạnh đó, yếu tố then chốt chính là con người, nguồn lực quyết định sự thành công. Thành phố cần có chính sách đãi ngộ, thu hút đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, kỹ sư công nghệ sinh học chất lượng cao, đồng thời đào tạo thế hệ kế cận có năng lực chuyên môn vững vàng. Nếu kết hợp hài hòa giữa tiềm lực tài chính, hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực tinh hoa, Hà Nội hoàn toàn có thể trở thành trung tâm công nghệ sinh học hàng đầu khu vực trong tương lai", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nhấn mạnh.
Không quá lời khi nói rằng, đầu tư vào công nghệ sinh học là đầu tư cho tương lai. Trong khi công nghệ số thay đổi cách con người sống và làm việc, thì công nghệ sinh học thay đổi cách con người tồn tại và phát triển bền vững.
Hà Nội với bước đi tiên phong xây dựng khu CNC sinh học đầu tiên, không chỉ thể hiện tầm nhìn chiến lược mà còn mở ra không gian mới cho sáng tạo, hợp tác quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Tại Hà Nội, công nghệ sinh học và khoa học công nghệ, chuyển đổi số đang được đẩy mạnh phát triển, trở thành một trong những trụ cột quan trọng trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ của Thủ đô. Thành phố tập trung đầu tư hạ tầng, xây dựng các khu nghiên cứu, phòng thí nghiệm hiện đại và hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Đồng thời, chú trọng đào tạo, thu hút nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy ứng dụng công nghệ sinh học vào nông nghiệp, y dược, môi trường... nhằm phục vụ phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hà Nội thí điểm cung cấp suất ăn sẵn cho học sinh bán trú

Thiếu 30.000 đơn vị máu cho công tác cấp cứu, điều trị trong dịp hè

La Phù: Người dân tự nguyên giao nộp 25 tấn bánh kẹo, thực phẩm và hàng lậu

Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương nhiệm kỳ 2025 - 2030

Tăng trưởng hai con số trong kỷ nguyên mới

Hà Nội hỗ trợ hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Hà Nội chuẩn bị giải phóng mặt bằng hai tuyến đường sắt huyết mạch
Tin khác

Giải tỏa chợ cóc, phát triển hệ thống chợ văn minh hiện đại
Thủ đô 09/07/2025 14:51

“Khơi nguồn” đổi mới sáng tạo để Thủ đô phát triển
Thủ đô 09/07/2025 08:14

Công bố quyết định thành lập Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và công tác cán bộ
Nhịp sống Thủ đô 08/07/2025 20:10

Tháo gỡ vướng mắc để các xã, phường hoạt động hiệu quả
Thủ đô 08/07/2025 20:02

Để Hà Nội cất cánh từ công nghệ và đổi mới sáng tạo: Kỳ 3 - "Cú đấm thép" đưa Hòa Lạc vươn mình
Nhịp sống Thủ đô 08/07/2025 11:54

Kịp thời xử lý tình trạng vứt xác lợn gây ô nhiễm môi trường
Nhịp sống Thủ đô 07/07/2025 15:54

Để Hà Nội cất cánh từ công nghệ và đổi mới sáng tạo: Kỳ 2- Đánh thức "tài nguyên mềm" đang ngủ say
Nhịp sống Thủ đô 06/07/2025 08:32

Để Hà Nội cất cánh từ công nghệ và đổi mới sáng tạo: Kỳ 1- Từ hội đủ "thiên thời, địa lợi, nhân hòa"
Nhịp sống Thủ đô 05/07/2025 17:42

Cử tri đề nghị công khai danh sách các cơ sở sản xuất, buôn bán hàng giả, kém chất lượng
Nhịp sống Thủ đô 04/07/2025 21:02

Đề xuất ban hành hướng dẫn thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới
Nhịp sống Thủ đô 04/07/2025 17:57