--> -->

Đồng bộ các giải pháp, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng

Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, Ngân hàng Nhà nước khẳng định đang tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chủ động, linh hoạt và thận trọng. Các giải pháp tín dụng thời gian tới sẽ được triển khai đồng bộ, bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, đồng thời hướng đến mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng và nền kinh tế Phó Thống đốc NHNN: Điều hành chính sách tiền tệ không cho phép “thử sai” Bỏ “room tín dụng” từ 2026: Bước ngoặt chính sách, kỳ vọng khai thông dòng vốn

Điu hành chính sách tin t ch động, linh hot

Ngày 8/7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà chủ trì Hội nghị.

Theo Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà, từ đầu năm 2025 đến nay, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh đó, NHNN đã chủ động, linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ, bám sát chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác.

Bên cạnh công tác điều hành, NHNN cũng chú trọng sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo hướng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Đồng bộ các giải pháp, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng
Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết, thời gian tới NHNN sẽ đồng bộ các giải pháp, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng.

Từ đầu năm đến nay, NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành nhằm duy trì mặt bằng lãi suất ổn định, tạo điều kiện thúc đẩy tín dụng. Theo chỉ đạo của NHNN, các ngân hàng thương mại đã tích cực giữ ổn định lãi suất huy động, góp phần tiết giảm chi phí và qua đó giảm lãi suất cho vay. Kết quả, lãi suất cho vay bình quân đối với các khoản vay mới đã giảm còn 6,38%/năm.

Về tín dụng, NHNN tiếp tục điều hành để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho nền kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên. Tín dụng dành cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng 23,16%; còn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 17,51%. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đều đạt mức rất cao, lần lượt là 15,69% và 17,59%, gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân.

Các tổ chức tín dụng cũng đẩy mạnh giải ngân theo các chương trình tín dụng trọng điểm mà Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo. Đơn cử như chương trình tín dụng cho lĩnh vực lâm - thủy sản đã được nâng quy mô từ 15.000 tỷ đồng lên 100.000 tỷ đồng, hiện đang triển khai hiệu quả. Bên cạnh đó, chương trình tín dụng hỗ trợ chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ 1 triệu ha lúa gạo chất lượng cao tại Đồng bằng sông Cửu Long cũng đang được triển khai tích cực.

Ngoài ra, các chương trình tín dụng khác như cho vay nhà ở xã hội, hỗ trợ người trẻ dưới 35 tuổi thuê/mua nhà ở xã hội, hay gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số... đều đang được hệ thống ngân hàng triển khai đồng bộ, góp phần hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế.

Kim soát lm phát, n định kinh tế vĩ

Tại hội nghị, đại diện Vụ Chính sách tiền tệ cho biết, hiện nay đồng Việt Nam đang chịu áp lực mất giá so với đồng Đô la Mỹ. Nguyên nhân chủ yếu đến từ xu hướng tăng giá của đồng USD trên thị trường quốc tế, trong bối cảnh chính sách tiền tệ của Mỹ tiếp tục thắt chặt và các biện pháp đánh thuế mới của chính quyền Hoa Kỳ có thể ảnh hưởng đáng kể đến cán cân thương mại toàn cầu.

Trong bối cảnh đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã chủ động phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để điều hành linh hoạt tỷ giá, đảm bảo ổn định thị trường ngoại hối. Đại diện NHNN cũng thừa nhận, khi duy trì mặt bằng lãi suất ở mức thấp để hỗ trợ tăng trưởng, thì áp lực lên cân đối tiền tệ và tỷ giá là điều không tránh khỏi.

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà: Đồng bộ các giải pháp, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng
Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp từng bước phục hồi. (Ảnh minh họa)

Đại diện Vụ Chính sách tiền tệ cũng đánh giá, nền kinh tế trong nước đã có dấu hiệu phục hồi tích cực sau giai đoạn khó khăn, tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức. Đặc biệt, số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn ở mức cao, cho thấy áp lực lớn trong việc duy trì đà tăng trưởng bền vững.

Về lạm phát, NHNN nhận định vẫn đang trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, NHNN không chủ quan mà tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, sức mua và chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Trường hợp cần thiết, NHNN sẽ nghiên cứu điều chỉnh hạn mức tín dụng, tạo thêm dư địa linh hoạt cho các tổ chức tín dụng, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn mà vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Theo NHNN, để thực hiện mục tiêu kép là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo đúng định hướng của Chính phủ, trong 6 tháng cuối năm 2025, NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chủ động, linh hoạt và đồng bộ. Trọng tâm là điều hành các giải pháp tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, cũng như khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Đồng bộ các giải pháp, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng
Quang cảnh Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.

Theo đó, NHNN sẽ tiếp tục tạo điều kiện mở rộng tín dụng hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, các ngành ưu tiên. Bên cạnh đó, NHNN cũng sẽ theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước để có giải pháp điều hành kịp thời, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi trong bối cảnh còn nhiều biến động.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp trong tiếp cận tín dụng. NHNN sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và địa phương để triển khai đồng bộ các giải pháp về cơ chế, chính sách tín dụng, đặc biệt là các chương trình tín dụng ưu đãi theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hàng tỷ đồng "bốc hơi" vì chiêu trò lừa đảo sàn vàng quốc tế siêu lợi nhuận

Hàng tỷ đồng "bốc hơi" vì chiêu trò lừa đảo sàn vàng quốc tế siêu lợi nhuận

Hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng của nhiều người dân Hà Nội đã "bốc hơi" chỉ sau vài cú nhấp chuột vì tin những lời mời gọi "rót vốn" siêu lợi nhuận vào các sàn giao dịch vàng quốc tế ảo. Công an thành phố Hà Nội tiếp tục cảnh báo về chiêu thức lừa đảo tinh vi này, khi các đối tượng lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết để chiếm đoạt tài sản.
Giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng quy định pháp luật

Giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng quy định pháp luật

Thời gian qua tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục được giữ ổn định. Viện Kiểm sát nhân dân hai cấp Thành phố phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp và chính quyền địa phương giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.
Thuê chuyên gia làm lãnh đạo trong một số nhiệm vụ cải cách thể chế, hoạch định chính sách công

Thuê chuyên gia làm lãnh đạo trong một số nhiệm vụ cải cách thể chế, hoạch định chính sách công

Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ của công chức được áp dụng trong việc thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý mang tính chất chiến lược, đột xuất, cấp bách, không thường xuyên.
Góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Sau chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025 và hoạt động song phương tại Brazil của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí về những kết quả nổi bật của chuyến công tác.
Kiến nghị đầu tư cơ sở vật chất, xem xét chế độ cho cán bộ Tòa án

Kiến nghị đầu tư cơ sở vật chất, xem xét chế độ cho cán bộ Tòa án

Trong 6 tháng năm 2025, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội thụ lý 27.283 vụ việc, giải quyết 16.990 vụ việc, đạt tỷ lệ 62,27%. So với cùng kỳ năm 2024, số thụ lý tăng 3.456 vụ; giải quyết tăng 2.295 vụ. Đặc biệt Tòa thụ lý vụ án vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân (cũ); các vụ án liên quan đến trung tâm đăng kiểm; vụ án liên quan đến “Nhận hối lộ"...
Phạt 2,5 triệu đồng người phụ nữ đuổi khách đợi xe gần bến xe Mỹ Đình

Phạt 2,5 triệu đồng người phụ nữ đuổi khách đợi xe gần bến xe Mỹ Đình

Công an phường Từ Liêm, Hà Nội, cho biết, đơn vị vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 2,5 triệu đồng đối với người phụ nữ lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh trên đường Phạm Hùng.
Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Cần ứng dụng các giải pháp số như ứng dụng AI để phân biệt hàng thật, hàng giả, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung giữa các ngành, địa phương trong xử lý hàng giả… Đó là thông tin được các đại diện cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra tại Hội nghị “Chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại trong tình hình mới” vừa qua.

Tin khác

Bỏ “room tín dụng” từ 2026: Bước ngoặt chính sách, kỳ vọng khai thông dòng vốn

Bỏ “room tín dụng” từ 2026: Bước ngoặt chính sách, kỳ vọng khai thông dòng vốn

Quyết định của Chính phủ về việc chấm dứt cơ chế “room tín dụng” từ năm 2026 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong điều hành chính sách tiền tệ. Từ chỗ bị ràng buộc bởi hạn mức cấp phát tín dụng, hệ thống ngân hàng sẽ vận hành theo nguyên tắc thị trường, dựa trên năng lực thực tế, mức độ an toàn vốn và hiệu quả quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ đạo ưu tiên mạnh mẽ hơn cho tín dụng nhà ở xã hội, đặc biệt đối với người trẻ, nhóm đang bị “bỏ quên” trong nhiều chính sách hiện hành.
Nhiều thuận lợi trong hợp tác công tư lĩnh vực khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Nhiều thuận lợi trong hợp tác công tư lĩnh vực khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Cơ chế hợp tác công tư (PPP) trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số sẽ được điều chỉnh theo hướng mở, linh hoạt và ưu đãi hơn đáng kể so với trước.
Bổ sung trách nhiệm của sàn và người livestream bán hàng trong dự án Luật Thương mại điện tử

Bổ sung trách nhiệm của sàn và người livestream bán hàng trong dự án Luật Thương mại điện tử

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, Bộ Công Thương đang đề xuất bổ sung quy định về định danh điện tử, trách nghiệm của sàn đối với các mô hình thương mại điện tử như livestream bán hàng để tạo thuận lợi cho hộ, cá nhân tuân thủ quy định về thuế.
Hà Nội: Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng năm 2025 ước đạt trên 392.000 tỷ đồng

Hà Nội: Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng năm 2025 ước đạt trên 392.000 tỷ đồng

Theo Sở Tài chính Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2025 ước thực hiện 392,1 nghìn tỷ đồng, đạt 76,3% dự toán pháp lệnh năm và tăng 51,4% so với cùng kỳ năm 2024.
Thanh tra NHNN chỉ ra các sai phạm tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Điện Biên

Thanh tra NHNN chỉ ra các sai phạm tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Điện Biên

Kết quả thanh tra của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Điện Biên chưa hoàn thành một số chỉ tiêu kinh doanh được giao từ Hội sở chính. Bên cạnh đó, công tác quản trị điều hành và kiểm soát nội bộ còn nhiều lỗ hổng. Đặc biệt, quá trình cấp tín dụng tồn tại sai sót trong việc thiết lập hồ sơ vay vốn, hồ sơ bảo lãnh, hồ sơ tài sản bảo đảm.
Thu ngân sách của Hà Nội trong 6 tháng đạt 76,3% dự toán

Thu ngân sách của Hà Nội trong 6 tháng đạt 76,3% dự toán

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025 ước thực hiện 392,1 nghìn tỷ đồng, đạt 76,3% dự toán pháp lệnh năm và tăng 51,4% so với cùng kỳ năm 2024.
Đã chi trả gần 30 nghìn tỷ đồng cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy

Đã chi trả gần 30 nghìn tỷ đồng cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy

Bộ Tài chính khẳng định nguồn kinh phí để giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy được bố trí đầy đủ, không lo thiếu.
Hợp tác công tư bước sang trang mới: Hàng loạt ưu đãi thu hút vốn tư nhân

Hợp tác công tư bước sang trang mới: Hàng loạt ưu đãi thu hút vốn tư nhân

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, việc huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân thông qua phương thức đối tác công tư (PPP) được xem là giải pháp chiến lược.
Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để phát triển khoa học, công nghệ

Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để phát triển khoa học, công nghệ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 182/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 18/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Bộ Tài chính họp báo thường kỳ quý 2: Nhiều vấn đề liên quan đến thuế được quan tâm

Bộ Tài chính họp báo thường kỳ quý 2: Nhiều vấn đề liên quan đến thuế được quan tâm

Chiều nay (2/7), Bộ Tài chính tổ chức họp báo thường kỳ quý 2 năm 2025. Một số vấn đề liên quan đến thuế thu nhập cá nhân, thuế khoán cho doanh nghiệp, các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán, chống lãng phí tài sản công,… được chú ý.
Xem thêm
Phiên bản di động