--> -->

Cần những chính sách có tính kiến tạo để hộ kinh doanh “lớn lên”

Để tăng tốc độ gia nhập thị trường của doanh nghiệp, đặc biệt là thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân, theo các chuyên gia, cần có những chính sách mang tính kiến tạo để hộ kinh doanh trong khu vực phi chính thức chuyển đổi thành doanh nghiệp và để các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi thành doanh nghiệp quy mô lớn hơn.
Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh Cách nào để chủ hộ kinh doanh, người đại diện của doanh nghiệp biết mình đang bị tạm hoãn xuất cảnh? Đại biểu Quốc hội đề xuất chuyển 5 triệu hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

Vẫn còn nhiều bất cập trong đăng ký khởi sự kinh doanh

Đưa ra nhận định tại Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân” vừa qua, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc Economica Vietnam (một tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực tư vấn phát triển, nghiên cứu kinh tế, phân tích chính sách và quản trị dự án) cho rằng, cơ cấu của các doanh nghiệp tư nhân đăng ký chính thức có sự mất cân đối về cơ cấu. Trong số 940.000 doanh nghiệp đang hoạt động, phần lớn vẫn là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, trong khi số lượng doanh nghiệp cỡ vừa còn hạn chế.

Cần những chính sách có tính kiến tạo để hộ kinh doanh “lớn lên”
Cần những chính sách có tính kiến tạo để hộ kinh doanh “lớn lên” (Ảnh Đ.Đ)

Cụ thể, khoảng 97% các doanh nghiệp khu vực tư nhân trong nước có quy mô siêu nhỏ và nhỏ. Các doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 1,5% tổng số. Đáng chú ý, theo TS. Lê Duy Bình, các doanh nghiệp quy mô vừa chỉ chiếm 1,5%, tạo ra cơ cấu doanh nghiệp “bất thường” khi so sánh với cơ cấu của khu vực doanh nghiệp khác như tại Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. Hiện tượng “thiếu doanh nghiệp cỡ vừa”, tức là tình trạng các doanh nghiệp có quy mô trung bình có số lượng rất ít ỏi, là một điều đáng quan ngại.

Cũng theo TS. Bình, việc “thiếu doanh nghiệp cỡ vừa” là một biểu hiện cho thấy có rất ít doanh nghiệp nhỏ đã lớn lên để trở thành doanh nghiệp quy mô vừa. Nguyên nhân là do hạn chế về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và do những khó khăn của môi trường kinh doanh bên ngoài. Các doanh nghiệp nhỏ thiếu năng lực cũng như động cơ và tham vọng phát triển về quy mô. Hiện tượng “thiếu doanh nghiệp cỡ vừa” cũng cho thấy sẽ không có nhiều doanh nghiệp quy mô vừa phát triển thành doanh nghiệp quy mô lớn trong trung hạn.

Bên cạnh đó, tính phi chinh thức của khu vực kinh tế tư nhân còn rất cao. Bởi bên cạnh 940.000 doanh nghiệp đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, còn có hơn 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, hàng trăm ngàn cá nhân kinh doanh, buôn bán, sản xuất nhỏ lẻ không đăng ký. Đây chính là đội ngũ được kỳ vọng sẽ bổ sung vào khối doanh nghiệp để có thể đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030. Tuy nhiên, việc “đẩy” khối hộ kinh doanh, kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn.

Nguyên nhân lớn nhất khiến hàng triệu hộ kinh doanh “không chịu lớn” đã được đề cập đến trong nhiều năm nay, đó chính là thủ tục hành chính. Mới đây, Báo cáo khảo sát thực trạng cung cấp thực hiện hành chính cho doanh nghiệp năm 2024 (gọi tắt là Báo cáo) do Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng tư vấn cải cách hành chính của Thủ tướng Chính phủ càng khẳng định điều này. Theo báo cáo này, khó khăn trong thực hiện thủ tục hành chính và đáp ứng các quy định pháp luật là một trong ba nhóm vấn đề khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp đối diện với 44,4% tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát lựa chọn.

Xét theo quy mô doanh nghiệp, 56,3% các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (có quy mô dưới 50 lao động), vốn đã hạn chế về nguồn lực phát triển, là đối tượng gặp khó khăn lớn nhất trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính so với các doanh nghiệp khác. Trong đó, những khó khăn liên quan đến khởi sự kinh doanh mặc dù có cải thiện nhưng chỉ 26,4% doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá tốt.

Cần có các chính sách có tính kiến tạo để hộ kinh doanh “lớn lên”

Theo báo cáo của Ban IV, một trong những vấn đề nổi bật mà các doanh nghiệp phản ánh là quy trình thủ tục hành chính trong khởi sự kinh doanh chưa được thực hiện đồng bộ và nhất quán giữa các địa phương. Mặc dù Chính phủ đã thực hiện nhiều cải cách nhằm đơn giản hóa thủ tục nhưng hộ kinh doanh, doanh nghiệp tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác phản ánh thực tế vẫn gặp khó khăn trong quá trình khởi sự kinh doanh.

Nguyên nhân quy trình thủ tục liên quan đến khởi sự kinh doanh vẫn còn kéo dài được xác định là do các cơ quan vẫn yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các thông tin trùng lặp hoặc không cần thiết, thiếu sự kết nối, chia sẻ thông tin, liên thông thủ tục giữa các cơ quan liên quan.

Trước thực tế này, Việt Nam đã thực hiện một số cải cách. Theo đó, thay vì thực hiện 4 thủ tục tại 4 cơ quan khác nhau, doanh nghiệp sẽ chỉ phải chuẩn bị 1 bộ hồ sơ, kê khai 1 biểu mẫu, thực hiện thủ tục tại 1 cơ quan và nhận 1 kết quả. Các cơ quan sẽ chia sẻ thông tin với nhau thông qua mạng điện tử giữa các hệ thống dữ liệu của mỗi cơ quan. Kết quả, về mặt quy định, quy trình khởi sự kinh doanh ở Việt Nam giảm xuống còn tối thiểu 3 thủ tục với thời gian thực hiện 6 ngày.

Tuy nhiên, theo Báo cáo, thực tế phản ánh của doanh nghiệp khi thực hiện nhóm thủ tục hành chính này cho thấy vẫn còn những vấn đề ở khâu thực thi, khiến thời gian và chi phí tuân thủ có sự khác biệt giữa các địa phương và thường không đảm bảo được theo quy định. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp nhỏ phản ánh rằng quy định về các giấy phép con và điều kiện kinh doanh là trở ngại lớn nhất khi bắt đầu hoạt động kinh doanh. Việc phải xin nhiều giấy phép từ nhiều cơ quan khác nhau làm chậm quá trình gia nhập thị trường của doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ vốn hạn chế về nguồn lực

Trong khi đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nhấn mạnh rằng việc cải thiện quy trình xử lý hồ sơ có thể giúp giảm thiểu chi phí khởi nghiệp và tăng tốc độ gia nhập thị trường của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực như hiện nay.

Do đó, để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân, cần có các chính sách có tính kiến tạo để hộ kinh doanh trong khu vực phi chính thức chuyển đổi thành doanh nghiệp, để các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi thành doanh nghiệp quy mô lớn hơn, để các doanh nghiệp lớn sẽ nâng cao được năng lực và trở thành động lực, hạt nhân tăng trưởng của một ngành, một khu vực hay một cụm doanh nghiệp.

Theo đánh giá của các chuyên gia, sự tập trung gần đây vào khu vực kinh tế tư nhân dường như mới chủ yếu là vào các doanh nghiệp tư nhân được đăng ký chính thức, đặc biệt là các tập đoàn doanh nghiệp tư nhân lớn. Phát triển được các chủ thể kinh tế ở khu vực này có ý nghĩa quan trọng không kém đối với việc phát huy được vai trò của các doanh nghiệp, tập đoàn tư nhân lớn…

Do đó, để tổng hợp được sức mạnh và lực lượng kinh tế tư nhân, các chính sách phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới cần quan tâm mạnh mẽ hơn nữa tới các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, tới vấn đề phát triển các doanh nghiệp cỡ vừa và tới khu vực cơ sở kinh tế, các chủ thể kinh doanh vẫn đang được coi là phi chính thức hoặc bán chính thức như hộ kinh doanh và các cá nhân kinh doanh.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Sau chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025 và hoạt động song phương tại Brazil của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí về những kết quả nổi bật của chuyến công tác.
Kiến nghị đầu tư cơ sở vật chất, xem xét chế độ cho cán bộ Tòa án

Kiến nghị đầu tư cơ sở vật chất, xem xét chế độ cho cán bộ Tòa án

Trong 6 tháng năm 2025, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội thụ lý 27.283 vụ việc, giải quyết 16.990 vụ việc, đạt tỷ lệ 62,27%. So với cùng kỳ năm 2024, số thụ lý tăng 3.456 vụ; giải quyết tăng 2.295 vụ. Đặc biệt Tòa thụ lý vụ án vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân (cũ); các vụ án liên quan đến trung tâm đăng kiểm; vụ án liên quan đến “Nhận hối lộ"...
Phạt 2,5 triệu đồng người phụ nữ đuổi khách đợi xe gần bến xe Mỹ Đình

Phạt 2,5 triệu đồng người phụ nữ đuổi khách đợi xe gần bến xe Mỹ Đình

Công an phường Từ Liêm, Hà Nội, cho biết, đơn vị vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 2,5 triệu đồng đối với người phụ nữ lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh trên đường Phạm Hùng.
Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Cần ứng dụng các giải pháp số như ứng dụng AI để phân biệt hàng thật, hàng giả, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung giữa các ngành, địa phương trong xử lý hàng giả… Đó là thông tin được các đại diện cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra tại Hội nghị “Chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại trong tình hình mới” vừa qua.
Bán kết FIFA Club World Cup 2025 - PSG vs Real Madrid: Trận cầu của những “ông lớn”

Bán kết FIFA Club World Cup 2025 - PSG vs Real Madrid: Trận cầu của những “ông lớn”

Vào lúc 02h00 ngày 10/7, làng túc cầu thế giới sẽ dồn mọi ánh mắt về trận đấu bán kết được mong chờ nhất tại FIFA Club World Cup 2025 giữa hai ông lớn PSG và Real Madrid. Đây không chỉ là một cuộc đối đầu mang tính chất loại trực tiếp mà còn là trận chiến khẳng định vị thế giữa nhà đương kim vô địch UEFA Champions League và đội bóng giàu truyền thống nhất lịch sử giải đấu này.
Luật Thương mại điện tử: Thúc đẩy xuất khẩu qua nền tảng số

Luật Thương mại điện tử: Thúc đẩy xuất khẩu qua nền tảng số

Dự thảo Luật Thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ hướng đến việc tạo môi trường pháp lý minh bạch, thúc đẩy sáng tạo, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp, tăng cường quản lý nhà nước và phát triển TMĐT bền vững; mà còn đặt nền móng pháp lý mới nhằm thúc đẩy xuất khẩu số, hỗ trợ doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường toàn cầu.
Thi đua là động lực phát triển bền vững của doanh nghiệp

Thi đua là động lực phát triển bền vững của doanh nghiệp

Thi đua là một trong những truyền thống quý báu, là động lực to lớn góp phần thúc đẩy sự phát triển của mỗi tập thể và cá nhân. Tại Công ty CP Công trình giao thông Hà Nội, phong trào thi đua luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, gắn liền với nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh, là phương thức hiệu quả để khơi dậy tinh thần đoàn kết, sáng tạo và trách nhiệm trong mỗi đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ).

Tin khác

Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Cần ứng dụng các giải pháp số như ứng dụng AI để phân biệt hàng thật, hàng giả, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung giữa các ngành, địa phương trong xử lý hàng giả… Đó là thông tin được các đại diện cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra tại Hội nghị “Chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại trong tình hình mới” vừa qua.
Luật Thương mại điện tử: Thúc đẩy xuất khẩu qua nền tảng số

Luật Thương mại điện tử: Thúc đẩy xuất khẩu qua nền tảng số

Dự thảo Luật Thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ hướng đến việc tạo môi trường pháp lý minh bạch, thúc đẩy sáng tạo, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp, tăng cường quản lý nhà nước và phát triển TMĐT bền vững; mà còn đặt nền móng pháp lý mới nhằm thúc đẩy xuất khẩu số, hỗ trợ doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường toàn cầu.
Đổi mới quản trị - Nền tảng để doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình

Đổi mới quản trị - Nền tảng để doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình

Kỷ nguyên số đặt ra thách thức lớn với mọi mô hình quản trị truyền thống. Đổi mới quản trị không chỉ là thay đổi cách làm, mà là tái cấu trúc tư duy, công cụ và văn hóa để doanh nghiệp thích ứng nhanh, vận hành hiệu quả và phát triển bền vững.
Kinh tế tư nhân kỳ vọng vào Nghị quyết 68: Không chỉ ưu đãi, mà là sự đồng hành và tin tưởng

Kinh tế tư nhân kỳ vọng vào Nghị quyết 68: Không chỉ ưu đãi, mà là sự đồng hành và tin tưởng

Không đợi ưu ái, không xin hỗ trợ, hàng nghìn doanh nghiệp tư nhân vẫn ngày ngày lặng lẽ lớn lên bằng chính nội lực của mình. Trong dòng chảy đổi mới mạnh mẽ từ Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, niềm tin đã trở thành “chất dẫn” giúp kinh tế tư nhân khẳng định vai trò động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia. Những chia sẻ chân thật từ các doanh nghiệp cho thấy điều họ cần nhất không phải ưu đãi, mà chính là sự tin tưởng, đồng hành và khích lệ phát triển dài hạn.
Xóa bỏ thuế khoán mang lại công bằng cho các hộ kinh doanh

Xóa bỏ thuế khoán mang lại công bằng cho các hộ kinh doanh

Từ năm 2026, thuế khoán - phương thức thu thuế đã áp dụng suốt nhiều thập kỷ với các hộ kinh doanh sẽ chính thức bị xóa bỏ, đánh dấu bước ngoặt lớn trong công tác quản lý thuế ở Việt Nam.
Bộ Tài chính lên tiếng sau khi bị nhắc nhở về báo cáo vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Bộ Tài chính lên tiếng sau khi bị nhắc nhở về báo cáo vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Sau khi Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phê bình Bộ Tài chính liên quan đến việc Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu, Bộ Tài chính cho biết sẽ phối hợp Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Đồng Nai rà soát các nội dung để báo cáo lại Chính phủ.
Tín hiệu vui khi doanh nghiệp gia nhập thị trường cao hơn số doanh nghiệp rút lui

Tín hiệu vui khi doanh nghiệp gia nhập thị trường cao hơn số doanh nghiệp rút lui

Số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường đã vượt số doanh nghiệp rút lui với tỷ lệ 1,2 lần trong tháng 6 vừa qua. Đây được xem là tín hiệu vui, phản ánh sự hồi phục rõ rệt của niềm tin kinh doanh.
Bộ Tài chính báo cáo chậm, không đủ nội dung trong vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Bộ Tài chính báo cáo chậm, không đủ nội dung trong vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phê bình Bộ Tài chính chậm trễ, chưa rõ trách nhiệm trong quản lý đấu thầu.
Thủ tục, trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp từ 1/7 có gì mới?

Thủ tục, trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp từ 1/7 có gì mới?

Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
Từ 1/7, quy định cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua Hệ thống eCoSys chính thức có hiệu lực

Từ 1/7, quy định cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua Hệ thống eCoSys chính thức có hiệu lực

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 40/2025/TT-BCT quy định chi tiết về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu. Thông tư được ban hành theo khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 của Chính phủ, nhằm cụ thể hóa chủ trương phân quyền, phân cấp và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
Xem thêm
Phiên bản di động