Đồng bộ các giải pháp để bảo đảm tốt hơn việc thụ hưởng các quyền dân sự và chính trị
Việt Nam lần thứ 3 trúng cử thành viên Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO 2005 Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người |
Tại trụ sở của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ, vừa diễn ra Phiên khai mạc và Phiên rà soát đầu tiên đối với Báo cáo quốc gia lần thứ tư của Việt Nam về thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước ICCPR).
Đoàn công tác liên ngành của Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm Trưởng đoàn, cùng với đại diện của 9 Bộ, ngành liên quan trực tiếp đến việc thực thi Công ước ICCPR, đã tham dự Phiên rà soát này.
Phát biểu tại Phiên khai mạc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Thanh Tịnh nêu rõ, với phương châm đặt con người ở vị trí trung tâm, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, thời gian qua, Việt Nam luôn dành sự quan tâm đặc biệt, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ để thúc đẩy, đảm bảo thực thi một cách tốt nhất quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền dân sự và chính trị theo Công ước ICCPR.
Các cải cách pháp luật, hành chính và tư pháp cũng như việc thực thi pháp luật của Việt Nam đều lấy người dân là trung tâm, là chủ thể phục vụ, thực hiện các biện pháp bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo quy định pháp luật.
Trưởng đoàn Việt Nam cho biết, ngay sau phiên đối thoại mang tính xây dựng với Ủy ban vào năm 2019, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Kế hoạch quốc gia để triển khai thực hiện Công ước và các khuyến nghị của Ủy ban với mong muốn xác định rõ các khía cạnh cần được cải thiện và thực hiện hoàn thiện về thể chế và tổ chức thực thi bảo đảm thực chất.
![]() |
Đoàn công tác liên ngành của Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm Trưởng đoàn tham dự Phiên rà soát. |
Bên cạnh đó, trong quá trình chuẩn bị cho Phiên đối thoại, Đoàn công tác cũng đã nghiêm túc nghiên cứu các khuyến nghị, câu hỏi do Uỷ ban đặt ra trong Danh mục các vấn đề cũng như nội dung của trên 50 báo cáo đóng góp của các tổ chức, cá nhân khác nhau đã gửi tới Ủy ban nhân quyền.
“Chúng tôi thấu hiểu rằng, Phiên đối thoại này là cơ hội rất tốt để chúng tôi tiếp thu những ý kiến đóng góp mang tính xây dựng, đồng thời, đây cũng là cơ hội để chúng tôi cung cấp thêm những thông tin nhằm giúp các thành viên Uỷ ban và các tổ chức, cá nhân khác có được bức tranh đầy đủ, chính xác và toàn diện hơn về nỗ lực và những bước phát triển của Việt Nam trong quá trình thực thi Công ước”, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh nhấn mạnh.
Trong phát biểu khai mạc, Trưởng đoàn Việt Nam đã truyền tải về những bước phát triển mạnh mẽ của Việt Nam trong công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, cải cách pháp luật và tư pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa việc ghi nhận, bảo đảm và thực thi các quyền dân sự và chính trị trên thực tế, qua đó đảm bảo và thúc đẩy các quyền dân sự và chính trị.
Theo đó, về cải cách thể chế, pháp luật, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, kể từ sau khi nộp Báo cáo quốc gia lần thứ tư, Việt Nam đã tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới hơn 150 luật, nghị quyết của Quốc hội, trong đó có nhiều luật, chính sách liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân, thúc đẩy quyền dân sự, chính trị như quyền tiếp cận công lý, quyền bình đẳng thông qua các quy định về tăng khả năng, cơ hội tiếp cận nhà ở cho người thu nhập thấp; trợ giúp pháp lý miễn phí cho người dưới 18 tuổi và nạn nhân của vụ việc mua bán người…
Mới đây nhất, Việt Nam đã thông qua Bộ luật Hình sự sửa đổi với việc thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử hình, theo đó bỏ hình phạt tử hình đối với 8 tội danh, bao gồm cả tội về vận chuyển trái phép chất ma túy, một số tội phạm tham nhũng.
“Chúng tôi cũng vừa ban hành Nghị quyết số 66 ngày 30/4/2025 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, trong đó yêu cầu ngay trong năm 2025 phải hoàn thành việc tháo gỡ điểm nghẽn do quy định pháp luật, trong đó có vấn đề về quyền con người, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cho hay.
Nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả phục vụ người dân, cắt giảm chi phí hành chính để dành nguồn lực đầu tư cho phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, Việt Nam đang quyết liệt thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy nhà nước, bỏ cấp trung gian (cấp huyện), thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp, tăng cường phân cấp, phân quyền, tăng cường nguồn lực cho bộ máy chính quyền cấp cơ sở (có vai trò then chốt trong việc thực thi chính sách, pháp luật, trực tiếp giải quyết các nhu cầu, thủ tục của người dân).
Việt Nam cũng đã thực hiện các giải pháp để minh bạch, công khai và hiệu quả trong thực thi các chính sách và pháp luật, tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức về quyền dân sự, chính trị.
Điểm lại một số kết quả tích cực, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, Việt Nam đã đưa vào hoạt động Cổng pháp luật quốc gia nhằm cung cấp kịp thời, đầy đủ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; đồng thời ban hành và thực thi hiệu quả nhiều chính sách trực tiếp thúc đẩy, bảo vệ quyền dân sự và chính trị.
Chính phủ đã quyết định miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên phạm vi cả nước; hỗ trợ bữa ăn trưa cho học sinh ở miền núi, biên giới, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số.
“Chúng tôi cũng đang tích cực xây dựng lộ trình, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến tới miễn viện phí cho toàn dân”, Thứ trưởng Bộ Tư pháp thông tin.
Về chính sách an sinh xã hội, Việt Nam luôn nỗ lực bảo đảm an sinh xã hội, an toàn, an dân với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Về bình đẳng giới, theo Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu năm 2025 của Diễn đàn kinh tế thế giới, Việt Nam giữ vị trí 74/148 quốc gia (tăng 2 bậc so với năm 2024), trong đó các chỉ số về tham gia kinh tế và giáo dục của phụ nữ có những bước tiến bộ hơn...
Trưởng đoàn Việt Nam cũng thẳng thắn nhìn nhận, trong quá trình bảo đảm, bảo vệ, thúc đẩy thực thi quyền con người, Việt Nam vẫn phải đối mặt với không ít các khó khăn, thách thức đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau ảnh hưởng tới việc thực hiện Công ước.
Vì vậy, Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế về quyền con người, thúc đẩy đối thoại và hợp tác trong lĩnh vực này. Đồng thời, tiến hành các biện pháp đồng bộ để thúc đẩy, bảo vệ và bảo đảm tốt hơn việc thụ hưởng các quyền dân sự và chính trị, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó bao gồm cả nhóm đối tượng dễ bị tổn thương với bước đi, lộ trình phù hợp trong thời gian tới đây.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Triệt phá đường dây giết mổ, tiêu thụ thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi quy mô lớn

Đặt nhiều kỳ vọng vào phát triển kinh tế và chỉnh trang đô thị Thủ đô

Đồng bộ các giải pháp để bảo đảm tốt hơn việc thụ hưởng các quyền dân sự và chính trị

Công bố quyết định thành lập Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và công tác cán bộ

Phường Cửa Lò chấn chỉnh hoạt động mô tô nước

Tháo gỡ vướng mắc để các xã, phường hoạt động hiệu quả

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Tin khác

Thuê chuyên gia làm lãnh đạo trong một số nhiệm vụ cải cách thể chế, hoạch định chính sách công
Sự kiện 08/07/2025 15:28

Công chứng điện tử có giá trị như văn bản giấy, thuận tiện giao dịch
Sự kiện 07/07/2025 20:11

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nêu rõ mục tiêu dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 07/07/2025 08:54

Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Cần trách nhiệm của ba bên
Sự kiện 06/07/2025 17:55

Rút ngắn thời gian, giảm chi phí và thủ tục thi hành án dân sự
Sự kiện 04/07/2025 20:05

Bộ Tư pháp công bố các quyết định về công tác tổ chức hệ thống Thi hành án dân sự
Sự kiện 04/07/2025 13:53

Thành phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm lãnh đạo 10 cơ quan báo chí
Sự kiện 03/07/2025 12:20

Tổng Bí thư chỉ đạo 8 nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
Sự kiện 02/07/2025 17:30

Đại tá Lưu Nam Tiến nhận nhiệm vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội
Sự kiện 02/07/2025 15:30

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội: Liên thông dữ liệu giữa các cơ quan là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt
Sự kiện 02/07/2025 11:14