--> -->

Hàng trăm dự án nhà ở thương mại tại TP.HCM chưa được cấp sổ

Dù chính quyền các cấp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã nỗ lực vào cuộc, thậm chí thành lập tổ công tác giải quyết, nhưng đến nay việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gọi tắt là giấy chứng nhận) tại hàng trăm dự án nhà ở thương mại trên địa bàn Thành phố vẫn “tắc”, ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của người mua nhà.
Nguyên nhân hơn 81.000 căn nhà ở TP.HCM chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Xây dựng hoàn thành hàng trăm dự án phân lô, tách thửa tại Thành phố Hồ Chí Minh Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu theo Luật Đất đai 2024

3 nhóm dự án gặp vướng

Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM: Các sở ngành, đơn vị liên quan của Thành phố đã phân loại thành 3 nhóm dự án nhà ở vướng mắc việc cấp giấy chứng nhận.

Cụ thể nhóm 1 là nhóm các dự án có vi phạm pháp luật về xây dựng, trong đó có 33 dự án (từ năm 2014 đến năm 2023) như dự án chung cư Opal Garden tự ý thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng của nhà chung cư, nhà ở xã hội HQC Plaza xây dựng không đúng thiết kế được phê duyệt…

Đối với nhóm dự án này, theo Sở Xây dựng TP.HCM: giai đoạn 2014 - 2023, Sở Xây đựng đã xử lý 33 dự án, tham mưu ban hành 69 quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trong đó có 17/33 dự án đã chấp hành quyết định xử phạt, 4/33 dự án chưa nghiệm thu đưa vào sử dụng và 12/33 dự án chưa thực hiện quyết định xử phạt.

Nhóm 2 là nhóm các dự án có một phần liên quan đến nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư gồm dự án có nghĩa vụ phát triển nhà ở xã hội và dự án có một phần liên quan phục vụ tái định cư. Đơn cử như dự án tái định cư Tham Lương, dự án căn hộ Diamond Riverside, chung cư Khang Gia, khu nhà ở liền kề Hưng Phú…

Tại nhóm dự án này, trên địa bàn Thành phố có 188 dự án có diện tích đất dưới 10ha; trong đó có 46 dự án khu đô thị mới, dự án nhà ở thương mại thực hiện nghĩa vụ 20% nhà ở xã hội theo hình thức nộp bằng tiền; 142 dự án, khu đô thị mơi, dự án nhà ở thương mại chưa chọn phương thức thực hiện nghĩa vụ 20% nhà ở xã hội.

Theo đại diện Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA): Hiện Thành phố có khoảng 17 dự án nhà ở thương mại có vướng mắc từ việc Thành phố không mua lại quỹ nhà trong dự án để phục vụ tái định cư, đã dẫn đến hệ quả là có rất nhiều khách hàng đã mua loại nhà, nền nhà này nhưng đến nay vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận. Vì thế cần thiết và cấp bách phải sớm giải quyết cấp giấy chứng nhận để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người mua nhà.

Trong khi đó, nhóm 3 là nhóm dự án có đối tượng sở hữu là tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà với 118 dự án như khu phức hợp Sóng Việt, khu nhà ở cao tầng phường Tân Phú, quận 7, khu liên hợp thể dục thể thao và dân cư Tân Thắng…

Hàng trăm dự án nhà ở thương mại tại TP.HCM chưa được cấp sổ

Ắch tắc do thay đổi chính sách

Việc ách tắc cấp giấy chứng nhận đáng chú ý là nhóm 2 liên quan đến việc thay đổi chính sách, hoặc do chính cách giải quyết của cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có việc Thành phố không mua lại quỹ nhà trong dự án để phục vụ tái định cư (có 17 dự án). Điển hình tại khu nhà ở Tiến Hùng – Ehome3 (quận Bình Tân, còn 200 căn chưa cấp giấy chứng nhận), dự án chung cư Phương Việt (quận 4, còn 244 căn chưa cấp giấy chứng nhận), dự án khu nhà ở 9B4 - 9B8 (huyện Bình Chánh, còn 25 căn chưa cấp giấy chứng nhận).

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, phát sinh lớn nhất của nhóm dự án này là việc Sở Tài nguyên và môi trường (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường) khi trình Hội đồng thẩm định giá đất Thành phố đã tách riêng phần giá trị quyền sử dụng đất 20% nhà ở xã hội, nhưng chưa được Hội đồng thẩm định giá đất Thành phố xem xét, do nội dung này không thuộc chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng thẩm định giá đất Thành phố.

Trong khi đó, các quyết định phê duyệt phương án giá đất dự án của Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM cũng không có nội dung tách bạch giá trị quyền sử dụng đất tương ứng với phần diện tích đất nhà ở thương mại và giá trị quyền sử dụng đất tương ứng phần diện tích đất 20% nhà ở xã hội. Do đó Cục Thuế Thành phố không có cơ sở để thực hiện tách phần giá trị quyền sử dụng đất 20% nhà ở xã hội này. Đơn cử cho vướng mắc này phải kể đến dự án khu nhà ở phường Bình Trưng Đông và dự án khu nhà ở số 32 đường Thủy Lợi cũ, thuộc thành phố Thủ Đức.

Mặt khác, quá trình triển khai các dự án, chủ đầu tư đã lấy ý kiến của UBND quận huyện về việc không có nhu cầu mua lại quỹ nhà ở, đất có mục tiêu tái định cư trong dự án; UBND TP.HCM cũng đã chấp nhận không mua lại phần nhà, đất ở mà chủ đầu tư được yêu cầu bán lại cho Thành phố để phục vụ mục tiêu tái định cư theo Chỉ thị 07 năm 2003 và Chỉ thị số 24 năm 2004.

Do sự thay đổi chính sách, quy định của Thành phố về phát triển nhà thu nhập thấp, nhà ở xã hội đã “vô tình” đẩy khó cho chủ đầu tư mà hệ quả là người mua nhà chưa được cấp giấy chứng nhận theo quy định, dù đã hoàn tất nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật liên quan. Điển hình cho bất cập này là dự án khu nhà ở 9B4 - 9B8 của Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng và Kinh doanh nhà Dương Hồng (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh). Theo đó năm 2004 dự án này được UBND TP.HCM giao đất, chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, hoàn thiện 100% hạ tầng và đã bàn giao 90% giấy chứng nhận cho cư dân (229/254 căn). Tuy nhiên từ đó đến nay hơn 20 năm, việc cấp 10% giấy chứng nhận còn lại (25 căn) đang tạm ngưng do chính sự thay đổi chính sách, quy định của UBND TP.HCM.

Cụ thể, năm 2003 UBND TP.HCM ban hành Chỉ thị số 07 quy định chủ đầu tư có trách nhiệm dành 10% quỹ đất phục vụ Chương trình nhà ở cho đối tượng có thu nhập thấp nhưng sau đó vào năm 2005, UBND Thành phố lại ban hành Công văn số 7623 bãi bỏ quy định về nhà ở thu nhập thấp (bãi bỏ Chỉ thị số 07). Căn cứ vào đó, chủ đầu tư đã bán tất cả các sản phẩm nhà ở, căn hộ, nền nhà trong dự án cho khách hàng, bao gồm phần diện tích 10% quỹ đất đất phục vụ Chương trình nhà ở cho đối tượng có thu nhập thấp, dẫn tới “ách tắc” việc cấp giấy chứng nhận từ đó cho đến nay.

Cần tháo gỡ kịp thời và mạnh mẽ hơn

Trước diễn biến nói trên, ngày 5/11/2024, UBND TP.HCM ban hành Quyết định số 5013/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Công tác giải quyết các nội dung liên quan đến công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho tổ chức, cá nhân tại các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn. Từ năm 2023, Hội đồng nhân dân (HĐND) UBND TP.HCM đã nhiều lần chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan rà soát, thống kê danh sách các dự án theo từng nhóm; gỡ vướng mắc đối với từng dự án. Thế nhưng cho đến tháng 5/2025, vẫn còn 315 dự án với quy mô hàng chục nghìn căn hộ, đất nền vẫn chưa thể cấp giấy chứng nhận.

Để tháo gỡ vướng mắc, đối với các dự án nhóm 1, Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, sẽ theo dõi, đôn đốc UBND cấp huyện thực hiện việc tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính để làm cơ sở xem xét cấp giấy chứng nhận. Đối với các dự án thuộc nhóm 2, UBND TP.HCM giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan tham mưu UBND Thành phố cách thức phối hợp, xác định giá trị quỹ đất 20% trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mà chủ đầu tư có nghĩa vụ thực hiện với nhà nước theo hướng đơn giản, dễ thực hiện. UBND Thành phố cũng lưu ý khoản tiền nhà nước thu được tương đương giá trị quỹ đất 20% chỉ là tạm tính, không phải số liệu thu thực tế do chưa xác định được các khoản khấu trừ theo quy định nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện.

Hiện nay Sở xây dựng đang khẩn trương cập nhật những quy định mới của Luật Nhà ở và Nghị định của Chính phủ để sớm tham mưu, trình đề án giải pháp thí điểm về phương thức xác định nghĩa vụ tài chính phát sinh từ việc Thành phố không mua lại quỹ nhà ở, đất ở có mục tiêu tái định cư tác các dự án nhà ở trên địa bàn cho UBND Thành phố xem xét, xin ý kiến Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố trước khi triển khai.

Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Môi trường cũng kiến nghị UBND Thành phố báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương cho UBND Thành phố chỉ đạo các sở ngành xác định giá đất đối với phần diện tích tương ứng với giá trị quỹ đất 20% nhà ở xã hội trong các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn Thành phố tại thời điểm ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Trong khi đó, đối với các dự án thuộc nhóm 3, ngày 21/12/2024 UBND TP.HCM đã có Công văn số 8393 xin ý kiến Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, sau khi có ý kiến từ 2 bộ này sẽ triển khai thực hiện.

Trong khi đó, đại diện HoREA đề xuất UBND TP.HCM chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường hướng dẫn cụ thể các trường hợp thuộc nhóm 2 tương tự như dự án Khu nhà ở 9B4 - 9B8 xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh để sớm thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận, chấm dứt cảnh chờ đợi của người mua nhà suốt hơn 20 năm qua.

Sở Nông nghiệp và Môi trường, Cơ quan thường trực của Tổ Công tác giải quyết các nội dung liên quan đến công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho tổ chức, cá nhân tại các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn TP.HCM, đã tổ chức 27 cuộc họp nhằm tháo gỡ vướng mắc cho 142 dự án với 89.672 căn hộ/căn nhà/thửa đất/officetel/cửa hàng và hơn 888 sản phẩm bất động sản khác. Sau 6 tháng hoạt động (từ tháng 11/2024 – 5/2025), Tổ Công tác này đã tháo gỡ vướng mắc để thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà tại 97/142 dự án với 71.418 căn hộ.

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bóng chuyền nam Việt Nam thua tiếc nuối trước Indonesia 2-3, sau 5 set kịch tính

Bóng chuyền nam Việt Nam thua tiếc nuối trước Indonesia 2-3, sau 5 set kịch tính

Chiều 12/7, trong khuôn khổ lượt trận thứ tư chặng 1 giải bóng chuyền nam SEA V.League 2025, đội tuyển Việt Nam đã có màn trình diễn đầy nỗ lực nhưng đáng tiếc để thua Indonesia với tỉ số sát nút 2-3 sau 5 set kịch tính.
Hà Nội đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Hà Nội đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Thành phố Hà Nội đặc biệt chú trọng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. 6 tháng đầu năm 2025, Thành phố đã đạt kết quả rất đáng khích lệ lĩnh vực trên, từ đó mang lại tiện ích lớn cho người dân, doanh nghiệp.
Thủ tướng yêu cầu Hà Nội cấm xe máy xăng trong Vành đai 1 từ tháng 7/2026

Thủ tướng yêu cầu Hà Nội cấm xe máy xăng trong Vành đai 1 từ tháng 7/2026

Thủ tướng yêu cầu thành phố Hà Nội chuyển đổi phương tiện, lộ trình đến ngày 1/7/2026 không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1.
Bộ Y tế yêu cầu báo cáo vụ "cò mồi” phòng khám sản khoa ở Hà Nội

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo vụ "cò mồi” phòng khám sản khoa ở Hà Nội

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Hà Nội báo cáo công tác thẩm định cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám có liên quan hoạt động cò mồi bệnh viện.
Khởi nghiệp kinh tế số: Hành trình tạo công bằng cho người khuyết tật

Khởi nghiệp kinh tế số: Hành trình tạo công bằng cho người khuyết tật

Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp Việt Nam (SYS Việt Nam), Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghệ số (eComDX) - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) và Hội Thanh niên khuyết tật Việt Nam vừa ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình đào tạo, hỗ trợ việc làm và khởi nghiệp kinh tế số dành cho người khuyết tật.
Học nghề hệ 9+: Cơ hội lập nghiệp cho các bạn trẻ

Học nghề hệ 9+: Cơ hội lập nghiệp cho các bạn trẻ

Thời điểm này, đa số các em học sinh vừa rời mái trường Trung học cơ sở (THCS) ở Hà Nội đã lựa chọn được điểm đặt chân mới cho chặng đường học tập tiếp theo của mình ở các trường Trung học phổ thông (THPT) công lập hoặc dân lập. Tuy nhiên, vẫn còn không ít trường hợp vì nhiều lý do khác nhau, không thể tiếp tục con đường học hành ở các trường THPT. Với những trường hợp này, chương trình đào tạo nghề hệ 9+ đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thành phố Hà Nội thật sự là cơ hội quý dành cho các em.
Kết luận điều tra vụ án khu đất vàng 33 Nguyễn Du, TP.HCM

Kết luận điều tra vụ án khu đất vàng 33 Nguyễn Du, TP.HCM

Cơ quan An ninh điều tra - Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có kết luận điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II).

Tin khác

Bất động sản phục hồi: Thị trường chuẩn bị bước vào quỹ đạo "giá thật" để "mua thật"!

Bất động sản phục hồi: Thị trường chuẩn bị bước vào quỹ đạo "giá thật" để "mua thật"!

Trong 6 tháng đầu năm 2025, thị trường bất động sản ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực, cho thấy đang dần tiến tới giai đoạn cuối của quá trình phục hồi và chuẩn bị bước vào chu kỳ tăng trưởng mới. Các chủ thể trên thị trường, từ chủ đầu tư, sàn phân phối, môi giới đến khách hàng đều có sự chuẩn bị rõ rệt về chiến lược và nguồn lực để đón đầu giai đoạn mới.
Giá chung cư Hà Nội lập đỉnh mới

Giá chung cư Hà Nội lập đỉnh mới

Giá chung cư tại Hà Nội vẫn tiếp tục lập đỉnh, tăng đều từ cuối 2023 đến giữa năm 2025, hiện trung bình ở mức 70 - 80 triệu đồng/m², với những dự án cao cấp vượt 150 triệu. Thị trường đang trong chu kỳ tăng kéo dài, chi phí xây dựng cao, hạ tầng cải thiện, và cầu vẫn vượt cung, đặc biệt ở phân khúc bình dân. Trong ngắn hạn (nửa cuối 2025), giá khó có xu hướng giảm đáng kể.
Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm: Cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành

Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm: Cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành

Nửa đầu năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt đặc biệt đối với thị trường bất động sản Việt Nam khi các thay đổi thể chế và quy hoạch cấp tỉnh chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7. Việc sáp nhập địa giới hành chính, đưa cả nước từ 63 xuống còn 34 tỉnh, thành phố, tạo ra làn sóng dịch chuyển dòng tiền và cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành. Trong bối cảnh đó, thị trường đang dần hình thành những trục phát triển mới, đồng thời hé lộ những vấn đề mang tính cơ cấu cần được xử lý để tạo nền tảng phát triển bền vững.
Siết quản lý dự án nhà ở xã hội: Chủ đầu tư phải công khai giá bán để người dân giám sát

Siết quản lý dự án nhà ở xã hội: Chủ đầu tư phải công khai giá bán để người dân giám sát

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 201/2025/QH15 về giao chủ đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời giao chủ đầu tư không qua đấu thầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân không sử dụng vốn đầu tư công.
Giá nhà ở xã hội vẫn ở mức cao do nhiều yếu tố cấu thành

Giá nhà ở xã hội vẫn ở mức cao do nhiều yếu tố cấu thành

Trong bối cảnh nhu cầu nhà ở xã hội ngày càng tăng cao nhưng giá bán liên tục bị phản ánh là “vượt tầm tay” của người thu nhập thấp, đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) đã có những lý giải cụ thể về nguyên nhân khiến giá nhà ở xã hội không còn “rẻ” như kỳ vọng.
Giải pháp hạ giá bất động sản: Cần gỡ nút thắt pháp lý và kiểm soát đầu cơ

Giải pháp hạ giá bất động sản: Cần gỡ nút thắt pháp lý và kiểm soát đầu cơ

Thị trường bất động sản (BĐS) thời gian qua liên tục ghi nhận mức giá cao, vượt xa khả năng chi trả của phần lớn người dân, đặc biệt là nhóm thu nhập trung bình và thấp. Trong khi giao dịch vẫn trầm lắng, giá nhà đất không hạ nhiệt, kéo theo nhiều hệ lụy về an sinh xã hội và tính bền vững của nền kinh tế. Để đưa giá BĐS trở về giá trị thực, loạt giải pháp đang được đề xuất và triển khai, tập trung vào cải cách thủ tục hành chính, điều chỉnh chính sách thuế, tín dụng và cơ cấu sản phẩm.
Shophouse chân đế chung cư: Từ “gà đẻ trứng vàng” đến nỗi lo thoát hàng

Shophouse chân đế chung cư: Từ “gà đẻ trứng vàng” đến nỗi lo thoát hàng

Từng được xem là kênh đầu tư hấp dẫn nhờ tiềm năng sinh lời cao, shophouse chân đế tại các dự án chung cư nay đang rơi vào cảnh ế ẩm, giá thuê giảm sâu, giá bán đi ngang hoặc thậm chí sụt nhẹ. Thị trường biến động nhanh cùng sự thay đổi hành vi tiêu dùng đang khiến mô hình đầu tư này mất dần sức hút.
Đa dạng sản phẩm tại Triển lãm Vietbuild 2025

Đa dạng sản phẩm tại Triển lãm Vietbuild 2025

Nhiều thương hiệu lớn trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực bất động sản, xây dựng, nội ngoại thất tham gia Triển lãm Quốc tế Vietbuild Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) 2025, thể hiện sự phục hồi, khởi sắc thị trường nhà ở Việt Nam nói chung trong những tháng đầu năm 2025.
Đề xuất không thu quá 95% giá trị hợp đồng nhà ở xã hội trước khi người mua được cấp sổ đỏ

Đề xuất không thu quá 95% giá trị hợp đồng nhà ở xã hội trước khi người mua được cấp sổ đỏ

Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết 201/2025/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội (NƠXH). Trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là đề xuất chủ đầu tư không được thu quá 95% giá trị hợp đồng trước khi người mua nhà được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Hơn 50% mục tiêu nhà ở xã hội đến năm 2025 đã được triển khai

Hơn 50% mục tiêu nhà ở xã hội đến năm 2025 đã được triển khai

Ngày 6/6, tại Hội nghị giao ban công tác tháng 5 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 6/2025, lãnh đạo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, cả nước đã quy hoạch 1.309 vị trí với tổng diện tích 9.737ha đất để phát triển nhà ở xã hội. Phần lớn các địa phương đều dành đủ quỹ đất phục vụ mục tiêu này.
Xem thêm
Phiên bản di động