--> -->

Giá nhà ở xã hội vẫn ở mức cao do nhiều yếu tố cấu thành

Trong bối cảnh nhu cầu nhà ở xã hội ngày càng tăng cao nhưng giá bán liên tục bị phản ánh là “vượt tầm tay” của người thu nhập thấp, đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) đã có những lý giải cụ thể về nguyên nhân khiến giá nhà ở xã hội không còn “rẻ” như kỳ vọng.
Đề nghị Chính phủ chỉ đạo thanh tra toàn diện nhà ở xã hội Chính phủ sẽ có biện pháp kiểm soát giá nhà ở xã hội ở mức hợp lý Thêm dự án nhà ở xã hội đủ điều kiện bán sẽ giúp hạ nhiệt “cơn sốt” về giá nhà

Hạ tầng, giải phóng mặt bằng,... đẩy giá nhà lên cao

Tại tọa đàm “Gỡ nút thắt, ngăn trục lợi chính sách nhà ở xã hội”, ông Hà Quang Hưng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết: Cần nhìn nhận toàn diện về cách hình thành giá bán nhà ở xã hội trước khi cho rằng “giá đang bị đẩy lên bất hợp lý”.

“Giá bán nhà ở xã hội hiện nay không phải được quy định cứng. Chủ đầu tư được phép tính toán đầy đủ các cấu phần hình thành giá theo đúng pháp luật, bao gồm chi phí xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, lãi vay, chi phí vận hành, quản lý… nên giá bán mỗi dự án là khác nhau”, ông Hưng nói.

Theo ông Hưng, nếu dự án nhà ở xã hội được thực hiện trên nền tảng đất sạch đã có sẵn, được Nhà nước đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội đầy đủ thì giá thành chỉ bao gồm chi phí xây dựng phần nhà, dẫn đến giá bán có thể thấp hơn đáng kể. Tuy nhiên, với các dự án độc lập mà doanh nghiệp phải tự lo toàn bộ hạ tầng kỹ thuật và xã hội, kể cả giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư... thì chi phí này sẽ được cộng vào giá thành.

“Tiền sử dụng đất được miễn nhưng chi phí đầu vào khác không hề nhỏ. Nếu địa phương giao quỹ đất sạch, có kết nối hạ tầng, giá nhà ở xã hội chắc chắn sẽ rẻ hơn. Ngược lại, nếu doanh nghiệp tự xoay sở từ đầu đến cuối, giá sẽ tăng là điều dễ hiểu”, ông Hưng phân tích.

Điều này cũng lý giải vì sao trong cùng một địa phương, thậm chí cùng một quận, nhưng các dự án nhà ở xã hội lại có giá bán rất khác nhau.

Giá nhà ở xã hội cao do nhiều yếu tố cấu thành
Ông Hà Quang Hưng (ngồi giữa) - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng.

Phân bổ chi phí chưa phù hợp

Một số trường hợp bị phản ánh là giá bán nhà ở xã hội cao bất thường, theo ông Hưng, có thể do cách phân bổ chi phí giữa phần thương mại và phần nhà ở xã hội trong các dự án hỗn hợp chưa phù hợp, hoặc chủ đầu tư tính lợi nhuận vượt mức định mức tối đa 10%. Tuy nhiên, hiện đã có cơ chế để kiểm soát điều này.

Từ sau khi Nghị quyết về nhà ở xã hội được thông qua, quy trình xác định giá bán cũng được yêu cầu siết chặt hơn. Chủ đầu tư phải thuê đơn vị thẩm định giá độc lập, sau khi công trình hoàn thành phải tiếp tục thuê kiểm toán độc lập và chịu kiểm toán Nhà nước với các công trình dùng vốn đầu tư công.

“Giá bán phải được Sở Xây dựng xác nhận phù hợp mới được công bố bán ra. Nếu chủ đầu tư tự ý bán cao hơn giá quyết toán thì không được thu thêm, bán thấp hơn cũng không được giữ lại phần chênh lệch”, ông Hưng nhấn mạnh.

Ông Hưng cho rằng, đây là cách làm vừa minh bạch, vừa linh hoạt, cho phép doanh nghiệp tự tính toán nhưng vẫn nằm trong vòng kiểm soát chặt chẽ của cơ quan nhà nước.

Thời gian triển khai dự án kéo dài

Ngoài yếu tố chi phí hạ tầng, ông Hưng cho rằng giá nhà ở xã hội hiện nay còn chịu áp lực lớn từ lãi vay, chi phí quản lý và đặc biệt là độ trễ trong triển khai dự án. Các dự án kéo dài nhiều năm sẽ phát sinh thêm chi phí tài chính, chi phí vận hành, vật liệu, nhân công… tất cả đều tăng theo thời gian và buộc chủ đầu tư phải cộng dồn vào giá.

“Vật liệu xây dựng có loại tăng gấp đôi trong thời gian ngắn. Lãi vay ngân hàng hiện nay cũng không rẻ. Chủ đầu tư càng kéo dài, giá càng cao. Đó là thực tế không thể phủ nhận”, ông Hưng cho biết.

Tuy nhiên, ông cũng khẳng định: Dù giá nhà ở xã hội có tăng so với trước đây, nhưng nếu so với mặt bằng nhà ở thương mại thì vẫn thấp hơn rõ rệt. Việc so sánh phải đặt trong bối cảnh chi phí đầu vào và điều kiện triển khai dự án hiện nay đều thay đổi nhanh chóng.

Từ các phân tích trên, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng: Giải pháp then chốt để giảm giá nhà ở xã hội không phải là siết doanh nghiệp hay áp giá trần cứng nhắc, mà là tăng cường vai trò của địa phương trong việc giao đất sạch, đầu tư hạ tầng và giám sát minh bạch giá bán.

“Không thể để doanh nghiệp tự xoay sở từ A đến Z rồi lại bắt họ bán giá thấp như nơi được hỗ trợ đầy đủ. Nhà nước cần tham gia sâu hơn ở khâu chuẩn bị đầu tư nếu muốn nhà ở xã hội thực sự rẻ và đủ cho người thu nhập thấp”, ông Hưng nhấn mạnh.

Ông Hưng cũng đề xuất tăng cường vai trò hậu kiểm và giám sát giá bán sau khi dự án hoàn thành để ngăn chặn tình trạng “trục lợi chính sách”, đồng thời mở rộng chính sách tín dụng ưu đãi, giảm chi phí lãi vay cho chủ đầu tư và người mua nhà ở xã hội.

Giá nhà ở xã hội không thể “rẻ bằng mọi giá” khi chủ đầu tư phải tự lo toàn bộ hạ tầng, giải phóng mặt bằng, chịu lãi vay và nhiều chi phí phát sinh khác. Tuy nhiên, nếu các địa phương cùng Nhà nước vào cuộc mạnh mẽ trong việc giao đất sạch, đầu tư hạ tầng và kiểm soát minh bạch giá bán thì bài toán giảm giá nhà ở xã hội hoàn toàn khả thi đúng với mục tiêu “an cư cho người thu nhập thấp” mà chính sách đang hướng tới.
Tuệ Lâm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tập huấn về chuyển đổi số và AI: Nâng cao năng lực cho Công an Hà Nội trong kỷ nguyên mới

Tập huấn về chuyển đổi số và AI: Nâng cao năng lực cho Công an Hà Nội trong kỷ nguyên mới

Ngày 3/7/2025, Phòng An ninh chính trị nội bộ và Phòng An ninh điều tra - Công an thành phố (CATP) Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên đề về chuyển đổi số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác chuyên môn của hai đơn vị.
Kinh tế tư nhân kỳ vọng vào Nghị quyết 68: Không chỉ ưu đãi, mà là sự đồng hành và tin tưởng

Kinh tế tư nhân kỳ vọng vào Nghị quyết 68: Không chỉ ưu đãi, mà là sự đồng hành và tin tưởng

Không đợi ưu ái, không xin hỗ trợ, hàng nghìn doanh nghiệp tư nhân vẫn ngày ngày lặng lẽ lớn lên bằng chính nội lực của mình. Trong dòng chảy đổi mới mạnh mẽ từ Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, niềm tin đã trở thành “chất dẫn” giúp kinh tế tư nhân khẳng định vai trò động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia. Những chia sẻ chân thật từ các doanh nghiệp cho thấy điều họ cần nhất không phải ưu đãi, mà chính là sự tin tưởng, đồng hành và khích lệ phát triển dài hạn.
Tuyển chọn tác phẩm báo chí chất lượng cao dự Giải Búa liềm vàng

Tuyển chọn tác phẩm báo chí chất lượng cao dự Giải Búa liềm vàng

Ngày 3/7, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội ban hành Kế hoạch số 30-KH/BTGDVTU và Công văn số 368-CV/BTGDVTU, triển khai tổ chức sơ tuyển, tuyên truyền, vận động tham gia Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ X - năm 2025 trên địa bàn Hà Nội.
Việt Nam đóng góp 6 cơ thủ tại vòng chính World Cup Carom 3 băng Porto 2025

Việt Nam đóng góp 6 cơ thủ tại vòng chính World Cup Carom 3 băng Porto 2025

Billiards Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế trên đấu trường quốc tế khi có tới 6 đại diện góp mặt tại vòng chính của giải World Cup Carom 3 băng Porto 2025. Trong số này, ngoài những cái tên quen thuộc như Trần Quyết Chiến hay Bao Phương Vinh, còn có sự xuất hiện đáng chú ý của hai tay cơ mới vượt qua vòng loại - Thón Viết Hoàng Minh và Đào Văn Ly.
Doanh nghiệp, người dân sẽ dễ tiếp cận vay tín dụng hơn trong 6 tháng cuối năm

Doanh nghiệp, người dân sẽ dễ tiếp cận vay tín dụng hơn trong 6 tháng cuối năm

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà, tính đến ngày 26/6, dư nợ toàn hệ thống đạt trên 16,9 triệu tỷ đồng, tăng 8,3% so với cuối năm 2024. Từ nay đến cuối năm Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận với tín dụng của ngân hàng.
Bộ Công an thông tin về vụ sữa Hiup giả và dầu ăn chăn nuôi “phù phép” thành dầu ăn cho người

Bộ Công an thông tin về vụ sữa Hiup giả và dầu ăn chăn nuôi “phù phép” thành dầu ăn cho người

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/7, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản, Chánh văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an trả lời làm rõ thông tin về vụ việc dầu ăn chăn nuôi “phù phép” thành dầu ăn cho người và tình trạng hàng giả, hàng nhái thời gian qua.
Bổ sung trách nhiệm của sàn và người livestream bán hàng trong dự án Luật Thương mại điện tử

Bổ sung trách nhiệm của sàn và người livestream bán hàng trong dự án Luật Thương mại điện tử

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, Bộ Công Thương đang đề xuất bổ sung quy định về định danh điện tử, trách nghiệm của sàn đối với các mô hình thương mại điện tử như livestream bán hàng để tạo thuận lợi cho hộ, cá nhân tuân thủ quy định về thuế.

Tin khác

Giải pháp hạ giá bất động sản: Cần gỡ nút thắt pháp lý và kiểm soát đầu cơ

Giải pháp hạ giá bất động sản: Cần gỡ nút thắt pháp lý và kiểm soát đầu cơ

Thị trường bất động sản (BĐS) thời gian qua liên tục ghi nhận mức giá cao, vượt xa khả năng chi trả của phần lớn người dân, đặc biệt là nhóm thu nhập trung bình và thấp. Trong khi giao dịch vẫn trầm lắng, giá nhà đất không hạ nhiệt, kéo theo nhiều hệ lụy về an sinh xã hội và tính bền vững của nền kinh tế. Để đưa giá BĐS trở về giá trị thực, loạt giải pháp đang được đề xuất và triển khai, tập trung vào cải cách thủ tục hành chính, điều chỉnh chính sách thuế, tín dụng và cơ cấu sản phẩm.
Shophouse chân đế chung cư: Từ “gà đẻ trứng vàng” đến nỗi lo thoát hàng

Shophouse chân đế chung cư: Từ “gà đẻ trứng vàng” đến nỗi lo thoát hàng

Từng được xem là kênh đầu tư hấp dẫn nhờ tiềm năng sinh lời cao, shophouse chân đế tại các dự án chung cư nay đang rơi vào cảnh ế ẩm, giá thuê giảm sâu, giá bán đi ngang hoặc thậm chí sụt nhẹ. Thị trường biến động nhanh cùng sự thay đổi hành vi tiêu dùng đang khiến mô hình đầu tư này mất dần sức hút.
Đa dạng sản phẩm tại Triển lãm Vietbuild 2025

Đa dạng sản phẩm tại Triển lãm Vietbuild 2025

Nhiều thương hiệu lớn trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực bất động sản, xây dựng, nội ngoại thất tham gia Triển lãm Quốc tế Vietbuild Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) 2025, thể hiện sự phục hồi, khởi sắc thị trường nhà ở Việt Nam nói chung trong những tháng đầu năm 2025.
Hàng trăm dự án nhà ở thương mại tại TP.HCM chưa được cấp sổ

Hàng trăm dự án nhà ở thương mại tại TP.HCM chưa được cấp sổ

Dù chính quyền các cấp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã nỗ lực vào cuộc, thậm chí thành lập tổ công tác giải quyết, nhưng đến nay việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gọi tắt là giấy chứng nhận) tại hàng trăm dự án nhà ở thương mại trên địa bàn Thành phố vẫn “tắc”, ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của người mua nhà.
Thuế 20% lãi chuyển nhượng bất động sản: Cẩn trọng kẻo “siết” luôn thị trường

Thuế 20% lãi chuyển nhượng bất động sản: Cẩn trọng kẻo “siết” luôn thị trường

Bộ Tài chính đề xuất áp dụng thuế suất 20% trên phần lãi chuyển nhượng bất động sản, thay vì cách thu 2% trên tổng giá bán như hiện nay. Nếu được thông qua, đây sẽ là thay đổi lớn sau gần một thập kỷ giữ nguyên cách tính thuế.
Thị trường đất nền thời hậu sốt: Không dành cho người nóng vội, thiếu hiểu biết

Thị trường đất nền thời hậu sốt: Không dành cho người nóng vội, thiếu hiểu biết

Sau những cơn sốt đất nền lan rộng từ 2020 - 2022, thị trường bất động sản tại Hà Nội và các tỉnh lân cận năm 2025 đang có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, liệu đây có phải là thời điểm vàng để đầu tư hay chỉ là một cái bẫy tinh vi được giăng sẵn?
Công bố mở bán đợt cuối tòa QMS TOP TOWER

Công bố mở bán đợt cuối tòa QMS TOP TOWER

Công ty cổ phần Dịch vụ trường học Quang Minh vừa công bố mở bán đợt cuối dự án bất động sản QMS TOP TOWER tại điểm giao phố Tố Hữu và phố Vũ Trọng Khánh, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND ngày 21/4/2025 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Thành phố Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố. Khung giá có hiệu lực từ 14/4/2025.
Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Khi TOD trở thành chuẩn quy hoạch mới tại đô thị lớn, Masterise Homes cho thấy năng lực đón đầu hạ tầng, phát triển dự án theo xu hướng, mở ra dư địa tăng trưởng bền vững.
Xem thêm
Phiên bản di động