--> -->

Đề nghị mở rộng đối tượng thuê nhà ở xã hội tại các địa phương thực hiện sáp nhập

Đại biểu Nguyễn Hữu Đàn (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) đề nghị mở rộng đối tượng thuê nhà ở xã hội cho cán bộ, công chức, viên chức tại các địa phương thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính.
Cần có chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức thuê, mua nhà ở công vụ Chính phủ trình Quốc hội một số chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội

Thành lập Quỹ phát triển nhà ở thu nhập thấp

Thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội) ủng hộ việc bỏ quy định về thẩm định phê duyệt dự án khả thi, tiền khả thi, bỏ việc phê duyệt chủ trương quy hoạch.

Về việc xác định giá bán, đại biểu Hoàng Văn Cường cho biết, với dự án nhà ở xã hội, nhà đầu tư bỏ tiền ra xây nhưng Nhà nước duyệt giá bán. Hiện nay chúng ta làm 2 bước là khi xây dựng xong móng thì được bán. Giá bán lúc xây dựng xong móng mang tính dự kiến, doanh nghiệp trình cơ quan quản lý Nhà nước thẩm tra, công bố giá tạm tính.

Sau khi xây dựng xong toàn bộ thì đơn vị xây dựng quyết toán trở lại, kiểm toán vào kiểm tra chi phí và tính ra giá bán mới. Nếu giá bán mới cao hơn giá công bố thì không thu thêm, nếu giá bán thấp hơn thì phải trả lại cho người mua.

Đề nghị mở rộng đối tượng thuê nhà ở xã hội tại các địa phương thực hiện sáp nhập
Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội thảo luận tại tổ sáng 21/5. Ảnh: Như Ý

"Việc quy định Nhà nước kiểm tra lần 2, bỏ bước kiểm tra ban đầu như dự thảo Nghị quyết quy định là phù hợp, tránh mất thời gian", đại biểu Hoàng Văn Cường nói.

Đồng tình với quy định về thành lập Quỹ phát triển nhà ở thu nhập thấp, đại biểu phân tích, theo quy định khi đầu tư vào nhà ở thu nhập thấp thì đầu tư sinh lợi rất thấp (chỉ 10%). Trong khi đó, huy động vốn rất khó được 10%, lãi suất thấp, lợi nhuận không bù được. Vì thế việc xây dựng Quỹ là phù hợp.

Đại biểu cũng đề xuất lấy toàn bộ tiền 2% phát triển nhà ở xã hội chuyển sang nhà thương mại đưa vào Quỹ phát triển nhà ở xã hội. Trong đó, phải ưu tiên các dự án đầu tư nhà ở xã hội cho thuê để ổn định lâu dài, tránh việc mua nhà ở xã hội và bán lại sau 5 năm.

Cần có tiêu chí lựa chọn đối tượng thụ hưởng

Đại biểu Nguyễn Thị Lưu Mai (Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội) nhất trí với quy trình đặc thù tại dự thảo Nghị quyết và nhấn mạnh, đi đôi với đơn giản hóa thủ tục cần đưa ra điều kiện. Ví dụ như dự án nhà ở xã hội được áp dụng quy trình rút gọn không qua đấu thầu mà chỉ định thầu rút gọn, hoặc không cần báo cáo giá tiền khả thi...

"Đây là chính sách tác động đến cuộc sống người dân, khi dự án được thực hiện phải bảo đảm chất lượng. Vì thế đề nghị bổ sung trách nhiệm của cơ quan chỉ định thầu nhằm bảo đảm chất lượng nhà ở, an toàn tính mạng của người dân", đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nhấn mạnh.

Về đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội, theo nữ đại biểu, thực tế đối tượng thụ hưởng khá rộng, trong khi nguồn lực có hạn. Do vậy cần có tiêu chí lựa chọn đối tượng thụ hưởng, có thứ tự ưu tiên rõ ràng để chính sách đúng và trúng, xứng đáng với người được hưởng.

Liên quan đến việc thành lập Quỹ nhà ở xã hội, đại biểu khẳng định, việc có Quỹ là cần thiết, tuy nhiên dự thảo Nghị quyết cần bổ sung địa vị pháp lý, nguồn, cơ chế sử dụng, trách nhiệm trong quản lý Quỹ. Đồng thời, Quỹ cần được thanh tra, kiểm soát đầy đủ bảo đảm tính hiệu quả trong sử dụng nguồn lực.

Việc xác định giá bán, giá thuê mua phải gắn liền với trách nhiệm giải trình

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận) cho biết, về xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội, qua nghiên cứu, ông thấy rằng vẫn còn có những điểm chưa phù hợp, còn mẫu thuẫn và có thể khó triển khai trong thực tế.

Cụ thể, khoản 1 Điều 8 của dự thảo Nghị quyết quy định: "Chủ đầu tư tự xây dựng, thuê tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra trước khi chủ đầu tư phê duyệt giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội".

Trong khi đó, khoản 3 của Điều 8 lại quy định: "Trường hợp giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội theo kiểm toán, quyết toán cao hơn giá bán, giá thuê mua do chủ đầu tư đã ký hợp đồng thì không được thu thêm; thấp hơn thì phải hoàn trả phần chênh lệch".

Quy định trên, theo đại biểu, một mặt trao quyền cho chủ đầu tư được tự xác định giá bán, tự thẩm tra rồi tự phê duyệt mà không có bất kỳ cơ chế kiểm soát giá nào trước thời điểm giao kết hợp đồng. Điều này có thể tạo ra sự không công bằng trong việc tiếp cận thông tin, đẩy người mua - người thuê mua nhà ở xã hội vào thế yếu, không có khả năng thẩm định hay đối chiếu với một mốc giá chuẩn nào được cơ quan nhà nước ban hành.

Mặt khác, dự thảo Nghị quyết lại yêu cầu chủ đầu tư sau khi kiểm toán - quyết toán phải hoàn trả phần chênh lệch nếu giá thực tế thấp hơn giá đã ký hợp đồng. Điều này rất khó triển khai trên thực tế.

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông phân tích, khi công trình đã đưa vào sử dụng, cư dân đã vào ở, hợp đồng đã thực hiện, thì việc hoàn trả không những phức tạp về thủ tục mà còn rất dễ bị né tránh, chậm trễ hoặc kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người dân. Thực tế ở nhiều địa phương đã cho thấy, chủ đầu tư thường tìm cách không trả hoặc kéo dài quá mức việc trả chênh lệch sau quyết toán, trong khi người dân không có cơ chế nào để đòi lại phần thiệt hại này.

Bên cạnh đó, quy định trên đặt toàn bộ quyền xác định giá vào tay chủ đầu tư nhưng lại không kèm theo nghĩa vụ kiểm soát công khai minh bạch. Giá bán, giá thuê mua không cần trình bất kỳ cơ quan nhà nước nào trước khi đưa ra thị trường, không có bảng giá chuẩn, không có hệ thống đối chiếu, và người dân hoàn toàn bị động.

Trong khi đó, các dự án nhà ở xã hội phần lớn đều được hưởng những ưu đãi rất lớn về đất đai, tài chính, thuế, hạ tầng… do đó, việc xác định giá bán, giá thuê mua phải gắn liền với trách nhiệm giải trình rõ ràng, minh bạch và có sự giám sát nhất định từ phía nhà nước.

Vì vậy, đại biểu đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 8 theo hướng phân loại dự án để áp dụng cơ chế định giá phù hợp; bổ sung nghĩa vụ công khai cơ cấu giá theo hướng chủ đầu tư phải niêm yết giá bán, giá thuê mua, kèm theo bảng chi tiết các chi phí cấu thành, lợi nhuận định mức, ưu đãi được hưởng, để người dân và cơ quan chức năng cùng giám sát.

UBND cấp tỉnh cần xây dựng bảng giá chuẩn, làm cơ sở đối chiếu với giá mà chủ đầu tư đề xuất; quy định chặt chẽ hơn trách nhiệm hoàn trả chênh lệch giá sau kiểm toán; ứng dụng công nghệ số để giám sát định giá...

Đại biểu Nguyễn Hữu Đàn (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) đề nghị mở rộng đối tượng thuê nhà ở xã hội cho cán bộ, công chức, viên chức tại các địa phương thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính. Vì việc sáp nhập tuy mang lại hiệu quả trong quản lý nhưng đồng thời tạo ra áp lực lớn về ổn định đời sống cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm việc tại cơ sở.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm: Cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành

Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm: Cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành

Nửa đầu năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt đặc biệt đối với thị trường bất động sản Việt Nam khi các thay đổi thể chế và quy hoạch cấp tỉnh chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7. Việc sáp nhập địa giới hành chính, đưa cả nước từ 63 xuống còn 34 tỉnh, thành phố, tạo ra làn sóng dịch chuyển dòng tiền và cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành. Trong bối cảnh đó, thị trường đang dần hình thành những trục phát triển mới, đồng thời hé lộ những vấn đề mang tính cơ cấu cần được xử lý để tạo nền tảng phát triển bền vững.
Ban Bí thư ra chỉ thị mới về nhân sự, tiến độ tổ chức Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp

Ban Bí thư ra chỉ thị mới về nhân sự, tiến độ tổ chức Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Chỉ thị số 48 của Ban Bí thư về lãnh đạo Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Ám ảnh những “hung thần” quốc lộ

Ám ảnh những “hung thần” quốc lộ

Tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), thời gian qua mặc dù các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nhưng vẫn còn nhiều ô tô vận chuyển hàng hoá quá khổ, vô tư lưu thông trên các tuyến đường, đe dọa tính mạng người tham gia giao thông và mất mỹ quan đô thị. Điều này đòi hỏi các lực lượng chức năng cần tiếp tục tăng cường xử lý nghiêm.
Bảo vệ cao nhất quyền lợi của cán bộ Công đoàn chuyên trách làm việc theo chế độ hợp đồng

Bảo vệ cao nhất quyền lợi của cán bộ Công đoàn chuyên trách làm việc theo chế độ hợp đồng

Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đang tập trung nghiên cứu, tham mưu, đề xuất giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ Công đoàn chuyên trách làm việc theo chế độ hợp đồng. Quan điểm nhất quán của Tổng LĐLĐ Việt Nam là bảo vệ cao nhất quyền lợi của cán bộ Công đoàn trên cơ sở mặt bằng chung của các chính sách.
Dự báo giá vàng tuần tới: Nhà đầu tư cá nhân nghiêng về xu hướng tăng giá

Dự báo giá vàng tuần tới: Nhà đầu tư cá nhân nghiêng về xu hướng tăng giá

Chuyên gia phố Wall dự báo giá vàng tuần tới sẽ đi ngang, trong khi phần lớn nhà đầu tư cá nhân tin kim loại quý này sẽ tiếp tục tăng.
Mbappe lập siêu phẩm, Real Madrid chốt vé gặp PSG ở bán kết Club World Cup 2025

Mbappe lập siêu phẩm, Real Madrid chốt vé gặp PSG ở bán kết Club World Cup 2025

Real Madrid đã chính thức trở thành cái tên cuối cùng góp mặt ở vòng bán kết FIFA Club World Cup 2025 sau chiến thắng nghẹt thở 3-2 trước Borussia Dortmund.
Để Hà Nội cất cánh từ công nghệ và đổi mới sáng tạo: Kỳ 2- Đánh thức "tài nguyên mềm" đang ngủ say

Để Hà Nội cất cánh từ công nghệ và đổi mới sáng tạo: Kỳ 2- Đánh thức "tài nguyên mềm" đang ngủ say

Như đã đề cập, Hà Nội không thiếu tiềm năng về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Thậm chí, so với nhiều địa phương khác, Thủ đô đang sở hữu hệ sinh thái giáo dục - nghiên cứu - doanh nghiệp công nghệ có quy mô và chất lượng hàng đầu cả nước. Tuy nhiên, việc đánh thức và khai thác hiệu quả các “tài nguyên mềm” này vẫn là bài toán cần lời giải căn cơ, đồng bộ và dài hơi.

Tin khác

Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người

Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người

Đoàn Việt Nam sẽ tham gia Phiên đối thoại trên tinh thần cởi mở, chân thành, hợp tác và xây dựng. Phiên đối thoại sẽ tập trung vào một số thông điệp như Việt Nam đang tập trung thực hiện nhiều đột phá có tính cách mạng để đưa đất nước Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới, trong đó có việc đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
Rút ngắn thời gian, giảm chi phí và thủ tục thi hành án dân sự

Rút ngắn thời gian, giảm chi phí và thủ tục thi hành án dân sự

Ngày 4/7, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật đã tổ chức hội thảo khoa học Góp ý dự thảo Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) năm 2025, do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo.
Bộ Tư pháp công bố các quyết định về công tác tổ chức hệ thống Thi hành án dân sự

Bộ Tư pháp công bố các quyết định về công tác tổ chức hệ thống Thi hành án dân sự

Sáng 4/7, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ công bố các quyết định về công tác tổ chức cán bộ hệ thống Thi hành án dân sự (THADS) và ra mắt phần mềm Biên lai điện tử THADS.
Thành phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm lãnh đạo 10 cơ quan báo chí

Thành phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm lãnh đạo 10 cơ quan báo chí

Sáng 3/7, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí minh Nguyễn Văn Được đã trao quyết định bổ nhiệm cán bộ và công bố quyết định thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng Bí thư chỉ đạo 8 nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Tổng Bí thư chỉ đạo 8 nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, ngày 2/7, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao kết quả đạt được trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số 6 tháng đầu năm của Chính phủ, Quốc hội và các bộ, ngành, địa phương.
Đại tá Lưu Nam Tiến nhận nhiệm vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội

Đại tá Lưu Nam Tiến nhận nhiệm vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội

Ngày 2/7, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị bàn giao nhiệm vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô. Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội và Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tham dự hội nghị.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội: Liên thông dữ liệu giữa các cơ quan là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội: Liên thông dữ liệu giữa các cơ quan là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt

Phát biểu tham luận tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, sáng 2/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã nêu kinh nghiệm của Hà Nội trong liên thông dữ liệu giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị phục vụ triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chủ trì hội nghị.
Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2025).
Chính thức vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Chính thức vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Ngày 1/7 cùng với các địa phương của cả nước, chính quyền 2 cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) mới chính thức vận hành, đi vào hoạt động phục vụ người dân và doanh nghiệp. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động