--> -->

Đề xuất chi trả hỗ trợ học phí theo phương thức cấp trực tiếp cho người học

Ủy ban Văn hóa và Xã hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu, quy định việc chi trả hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục theo phương thức cấp trực tiếp cho người học.
Nhất trí trình Quốc hội xem xét miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông Về việc miễn học phí cho học sinh: Giúp giảm "gánh nặng" tài chính cho gia đình công nhân

Hỗ trợ với cả người học tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục

Sáng 22/5, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết cho biết, trên cơ sở rà soát quy định hiện hành, ngoài đối tượng được miễn, giảm, hỗ trợ, không phải đóng học phí đã được pháp luật quy định, Nghị quyết bổ sung các đối tượng được miễn, hỗ trợ đóng học phí gồm: (1) Trẻ em mầm non dưới 5 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục; (2) Học sinh trung học phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục.

Theo dự thảo Nghị quyết, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ học phí đối với cả trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục.

Đề xuất chi trả hỗ trợ học phí theo phương thức cấp trực tiếp cho người học
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: Quốc hội

Theo đó, trẻ em mầm non 5 tuổi tại các cơ sở dân lập, tư thục, học sinh tiểu học ở các trường tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập, học sinh trung học cơ sở tại các cơ sở tư thục đang được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng học phí.

Do vậy, việc quy định hỗ trợ cho cả người học tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục để hiện đầy đủ sự ưu việt của chế độ, đảm bảo tính thực thi thống nhất trong chính sách, công bằng trong tiếp cận giáo dục; khuyến khích phát triển giáo dục ngoài công lập, tăng cường xã hội hóa giáo dục.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, theo số liệu thống kê năm học 2023 - 2024, hiện cả nước có 23,2 triệu học sinh (trong đó có 21,5 triệu học sinh công lập, chiếm 93%; 1,7 triệu học sinh ngoài công lập, chiếm 7%).

Số học sinh chia theo cấp học: 4,8 triệu trẻ em mầm non (3,8 triệu trẻ em công lập; 1 triệu trẻ em ngoài công lập); 8,8 triệu học sinh tiểu học, 6,5 triệu học sinh trung học cơ sở; 2,99 triệu học sinh trung học phổ thông.

Đề xuất chi trả hỗ trợ học phí theo phương thức cấp trực tiếp cho người học
Toàn cảnh Kỳ họp. Ảnh: Quốc hội

Tổng nhu cầu kinh phí tính theo mức học phí tối thiểu bình quân của 3 khu vực (thành thị, nông thôn, miền núi) tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP và Nghị định số 97/2023/NĐ-CP khoảng 30,6 nghìn tỷ đồng (trong đó khối công lập là 28,7 nghìn tỷ đồng; khối dân lập, tư thục là 1,9 nghìn tỷ đồng).

Mức ngân sách cần đảm bảo cụ thể sẽ phụ thuộc vào mức học phí cụ thể của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Trong đó tổng ngân sách Nhà nước đã và sẽ thực hiện miễn, không thu, hỗ trợ học phí kể từ ngày 1/9/2025 theo các quy định hiện hành là 22,4 nghìn tỷ đồng (khối công lập là 21,8 nghìn tỷ đồng; khối dân lập, tư thục: 0,6 nghìn tỷ đồng).

Cần cấp trực tiếp cho người học

Số ngân sách Nhà nước dự kiến phải bổ sung thêm khi Nghị quyết của Quốc hội được ban hành là 8,2 nghìn tỷ đồng (trong đó khối công lập là 6,9 nghìn tỷ đồng; khối dân lập, tư thục là 1,3 nghìn tỷ đồng) .

Riêng kinh phí để thực hiện miễn, hỗ trợ học phí cho người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục khác là 774,2 tỷ đồng cho 431.551 học viên (đều là học viên công lập, hiện nay chưa có học viên tư thục).

Đề xuất chi trả hỗ trợ học phí theo phương thức cấp trực tiếp cho người học
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh. Ảnh: Quốc hội

Qua thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban tán thành sự cần thiết ban hành Nghị quyết với những lý do được nêu tại Tờ trình số của Chính phủ.

Việc ban hành Nghị quyết nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta, bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục và trách nhiệm của Nhà nước đối với người học, chăm lo cho thế hệ trẻ và bảo đảm an sinh xã hội.

Ủy ban cơ bản nhất trí với chính sách miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông công lập, dân lập, tư thục của dự thảo Nghị quyết.

“Về phương thức chi trả hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, căn cứ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban đề nghị Chính phủ nghiên cứu, quy định việc chi trả hỗ trợ học phí cho nhóm đối tượng này theo phương thức cấp trực tiếp cho người học”, ông Nguyễn Đắc Vinh nêu rõ.

Về kinh phí thực hiện Nghị quyết, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo đánh giá kỹ lưỡng khả năng cân đối ngân sách của các địa phương, nhất là các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; bổ sung số kinh phí thực hiện đối với học viên học Chương trình giáo dục phổ thông tại cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục khác vào tổng nhu cầu kinh phí ngân sách Nhà nước để thực hiện việc miễn, hỗ trợ học phí từ năm học 2025 - 2026 cho các đối tượng theo dự thảo Nghị quyết.

Đồng thời, đề nghị Chính phủ điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 đối với các nhiệm vụ phát sinh năm 2025 gắn với việc triển khai Nghị quyết này.

Đến thời điểm hiện nay, ngân sách Nhà nước đã thực hiện miễn, giảm, không thu học phí cho các đối tượng:

(1) tất cả trẻ em mầm non 5 tuổi (kể cả trẻ em tư thục, dân lập);

(2) học sinh tiểu học công lập không phải đóng học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí đối với học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập;

(3) miễn học phí đối với học sinh trung học cơ sở ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;

(4) miễn học phí cho người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp;

(5) miễn, hỗ trợ học phí cho một số đối tượng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, đối tượng yếu thế, đặc thù khác.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xe ba bánh, xe tự chế vẫn “tung hoành”: Đến bao giờ mới xử lý triệt để?

Xe ba bánh, xe tự chế vẫn “tung hoành”: Đến bao giờ mới xử lý triệt để?

Dù đã có nhiều chỉ đạo và biện pháp xử lý, nhưng thời gian gần đây, tình trạng xe ba bánh, xe tự chế và các phương tiện chở vật liệu xây dựng vi phạm vẫn tiếp tục “tung hoành” trên các tuyến phố Hà Nội.
LĐLĐ quận Long Biên: Trao "bí quyết" giúp đoàn viên xây tổ ấm thời hội nhập

LĐLĐ quận Long Biên: Trao "bí quyết" giúp đoàn viên xây tổ ấm thời hội nhập

Thiết thực hướng về Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, sáng nay (22/5), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề ý nghĩa với chủ đề: “Bí quyết xây dựng và giữ gìn mái ấm gia đình trong thời kỳ hội nhập” và sinh hoạt Câu lạc bộ Nữ công LĐLĐ quận Long Biên nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Công bố 19 phương thức xét tuyển đại học năm 2025

Công bố 19 phương thức xét tuyển đại học năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa chính thức công bố 19 phương thức xét tuyển đại học chính quy năm 2025, kèm theo mã số cụ thể cho từng phương thức nhằm đảm bảo minh bạch, đồng bộ trong tổ chức tuyển sinh.
Đà Nẵng: Tạm giữ gần 2.000 sản phẩm hàng giả, hàng nhái thương hiệu LV, Chanel, Hermès

Đà Nẵng: Tạm giữ gần 2.000 sản phẩm hàng giả, hàng nhái thương hiệu LV, Chanel, Hermès

Các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra hàng loạt cửa hàng thời trang thuộc địa bàn quận Hải Châu và thu giữ gần 2.000 sản phẩm giả, nhái các thương hiệu nổi tiếng đã được bảo hộ tại Việt Nam.
Cần những chính sách có tính kiến tạo để hộ kinh doanh “lớn lên”

Cần những chính sách có tính kiến tạo để hộ kinh doanh “lớn lên”

Để tăng tốc độ gia nhập thị trường của doanh nghiệp, đặc biệt là thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân, theo các chuyên gia, cần có những chính sách mang tính kiến tạo để hộ kinh doanh trong khu vực phi chính thức chuyển đổi thành doanh nghiệp và để các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi thành doanh nghiệp quy mô lớn hơn.
Đoàn viên huyện Chương Mỹ nhận hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn”

Đoàn viên huyện Chương Mỹ nhận hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn”

Ngày 22/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức trao hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên Nguyễn Thị Bình - Công đoàn Trường Tiểu học Phụng Châu, thuộc LĐLĐ huyện Chương Mỹ.
“Thay đổi mật khẩu tự động”, tính năng mới trên trình duyệt Chrome

“Thay đổi mật khẩu tự động”, tính năng mới trên trình duyệt Chrome

Google vừa công bố một tính năng bảo mật mới dành cho trình duyệt Chrome, giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc bảo vệ tài khoản trực tuyến. Cụ thể, trình quản lý mật khẩu tích hợp (Google Password Manager) nay có thể tự động thay mật khẩu khi phát hiện tài khoản bị rò rỉ mà không cần người dùng phải thao tác thủ công.

Tin khác

Quy định rõ đối tượng sau sắp xếp được mua nhà ở xã hội

Quy định rõ đối tượng sau sắp xếp được mua nhà ở xã hội

Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị bổ sung thêm đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở xã hội (NOXH), tạo điều kiện thuận lợi nhất để các đối tượng có điều kiện được thuê, mua NOXH với giá ưu đãi; đồng thời cần quy định rõ các đối tượng cán bộ, công chức, người lao động khi đến làm việc ở đơn vị mới sau sắp xếp được thực hiện quyền lợi mua NOXH.
Đề xuất Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định khu vực bỏ phiếu

Đề xuất Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định khu vực bỏ phiếu

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 21/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Trong đó, nội dung được nhiều ĐBQH tham gia thảo luận là thẩm quyền xác định khu vực bỏ phiếu.
Đề nghị mở rộng đối tượng thuê nhà ở xã hội tại các địa phương thực hiện sáp nhập

Đề nghị mở rộng đối tượng thuê nhà ở xã hội tại các địa phương thực hiện sáp nhập

Đại biểu Nguyễn Hữu Đàn (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) đề nghị mở rộng đối tượng thuê nhà ở xã hội cho cán bộ, công chức, viên chức tại các địa phương thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính.
Trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc

Trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc

Sáng 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Qua tổng hợp của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung tại các điều 9, 10, khoản 1 Điều 84 Hiến pháp và đều cho rằng nội dung sửa đổi, bổ sung tại Điều 9 Hiến pháp 2013 đã khẳng định rõ hơn vị thế của MTTQ Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.
Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó xác định kinh tế tư nhân sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng trưởng bền vững. Làm thế nào để kinh tế tư nhân của Thủ đô phát triển? Đặc biệt, tạo ra nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp để làm bệ phóng cho chặng đường dài, đưa Thủ đô phát triển xứng tầm khu vực? Đây là một trong những nội dung mà phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã trao đổi với TS. Nguyễn Thị Thu Vân, chuyên gia nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Hà Nội.
Sửa Bộ luật Hình sự: Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm

Sửa Bộ luật Hình sự: Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm

Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm, mà là lựa chọn pháp lý phù hợp hơn với quyền con người và cam kết cải cách tư pháp.
Đại biểu Quốc hội đề xuất chuyển 5 triệu hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

Đại biểu Quốc hội đề xuất chuyển 5 triệu hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

Nêu những vướng mắc, hạn chế của quy định hiện hành, đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ xây dựng lộ trình chuyển đổi toàn bộ hộ kinh doanh sang mô hình doanh nghiệp gắn với thời hạn xóa bỏ thuế khoán vào năm 2026 như tinh thần Nghị quyết 68 - NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, điều hành doanh nghiệp

Mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, điều hành doanh nghiệp

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 20/5, nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị, cần rà soát mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp.
Đề xuất chuyển quyền cho vay đặc biệt từ Thủ tướng sang Ngân hàng Nhà nước

Đề xuất chuyển quyền cho vay đặc biệt từ Thủ tướng sang Ngân hàng Nhà nước

Chuyển thẩm quyền quyết định từ Thủ tướng Chính phủ (đối với trường hợp khoản cho vay đặc biệt có lãi suất 0%/năm, khoản cho vay đặc biệt không có tài sản bảo đảm) sang Ngân hàng Nhà nước nhằm triệt để phân cấp, phân quyền cho Ngân hàng Nhà nước trong việc quyết định cho vay đặc biệt; tăng cường vai trò, nâng cao trách nhiệm của thành viên Chính phủ.
Xem thêm
Phiên bản di động