--> -->

Hành trình 65 năm ngành Du lịch Việt Nam phát triển và vươn mình mạnh mẽ

Năm 2025 đánh dấu cột mốc khi ngành Du lịch Việt Nam chính thức tròn 65 tuổi (9/7/1960 - 9/7/2025), từ những bước đi đầu tiên trong bối cảnh kháng chiến cứu quốc, qua thời kỳ hội nhập quốc tế trong công cuộc đổi mới và mở cửa, đến việc vươn mình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Chung tay tạo sức bật mới cho ngành du lịch Việt Nam Hiến kế để du lịch cất cánh Tăng tốc phát triển ngành Du lịch

Hành trình phát triển đầy tự hào

Ngày 9/7/1960 được ghi nhớ như dấu mốc khai sinh ngành Du lịch Việt Nam. Theo Nghị định số 26/CP do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ban hành, Công ty Du lịch Việt Nam được thành lập, chính thức đánh dấu sự ra đời của ngành Du lịch nước nhà.

Trong bối cảnh chiến tranh khốc liệt, khi cả nước đang dồn sức cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, việc xác lập một lĩnh vực kinh tế mới như du lịch thực sự là một bước đi táo bạo, mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước.

Dù còn non trẻ, ngành Du lịch Việt Nam thời kỳ đầu đã được tổ chức một cách bài bản nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đón và phục vụ các đoàn khách của Đảng, Nhà nước, các đoàn chuyên gia quốc tế đến đóng góp vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Không chỉ vậy, hoạt động du lịch còn phục vụ cán bộ, thương bệnh binh và công nhân nghỉ dưỡng. Các cơ sở lưu trú, điểm nghỉ dưỡng lần lượt hình thành tại những vùng có khí hậu mát mẻ, cảnh quan đẹp như Sa Pa, Tam Đảo, Đồ Sơn, tạo nền tảng đầu tiên cho sự phát triển sau này.

Hành trình 65 năm ngành Du lịch Việt Nam phát triển và vươn mình mạnh mẽ
Ngành Du lịch Việt Nam đã chứng kiến một chặng đường dài phát triển và vươn mình mạnh mẽ.

Sau ngày đất nước thống nhất năm 1975, ngành Du lịch bước vào giai đoạn mới với việc tiếp quản và phát triển hệ thống du lịch ở các tỉnh, thành phía Nam như Sài Gòn, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ, Côn Đảo. Những trung tâm du lịch tiềm năng này dần được khôi phục và đưa vào vận hành, làm tiền đề quan trọng cho giai đoạn phát triển sôi động trong những thập kỷ tiếp theo.

Bước ngoặt thực sự quan trọng vào năm 1986, khi đất nước thực hiện công cuộc Đổi mới và mở cửa hội nhập. Du lịch từ một ngành chủ yếu phục vụ nội bộ và đối ngoại đã chuyển mình mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế có sức hút đầu tư lớn, tiềm năng tăng trưởng cao và khả năng lan tỏa rộng đến nhiều lĩnh vực khác.

Năm 1992, Tổng cục Du lịch được thành lập, đánh dấu sự nâng tầm trong công tác quản lý nhà nước đối với ngành. Các chính sách khuyến khích phát triển du lịch dần được hoàn thiện thông qua những văn kiện quan trọng như Chỉ thị 46 của Ban Bí thư Trung ương Đảng năm 1994 về "Lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới", hay Thông báo Kết luận 179 của Bộ Chính trị năm 1998 về "Phát triển du lịch trong tình hình mới" - văn bản chỉ đạo đặt nền tảng cho nhiều chính sách quan trọng sau này.

Chuỗi các chính sách và cơ chế quan trọng tiếp tục được ban hành, bao gồm Pháp lệnh Du lịch năm 1999, Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch năm 1999, Chương trình Hành động Quốc gia về Du lịch năm 2000, và Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010.

Đặc biệt, sau gần 20 năm, vào năm 2017, Bộ Chính trị lại ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW về "Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn", thể hiện quyết tâm chính trị cao nhất của Đảng, Nhà nước nhằm kiến tạo cơ sở pháp lý và động lực mạnh mẽ để ngành Du lịch phát triển bứt phá.

Du lịch Việt vươn mình mạnh mẽ

Giai đoạn 1990 - 2019 chứng kiến thời kỳ tăng trưởng liên tục và ấn tượng của ngành Du lịch. Lượng khách quốc tế năm 2019 đạt 18 triệu lượt, cao gấp 72 lần so với năm 1990 chỉ với 250 nghìn lượt. Khách nội địa đạt 85 triệu lượt, tổng thu du lịch lên tới 755 nghìn tỷ đồng, và du lịch đóng góp 9,2% GDP. Các thị trường quốc tế quan trọng như Đông Bắc Á, ASEAN, châu Âu, Mỹ, Úc dần được mở rộng. Năng lực cạnh tranh được cải thiện đáng kể nhờ việc đa dạng hóa sản phẩm, đầu tư hạ tầng và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Thế nhưng, giai đoạn 2020 - 2025 lại chứng kiến những thử thách khắc nghiệt chưa từng có trong lịch sử khi đại dịch Covid-19 ập đến. Ngành Du lịch Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề với các đường bay quốc tế ngưng trệ, hoạt động du lịch "đóng băng" hoàn toàn. Có thời điểm 90 - 95% doanh nghiệp du lịch phải dừng hoạt động, người lao động trong ngành mất việc làm, nhiều người phải chuyển sang lĩnh vực khác mưu sinh. Trong bối cảnh đó, việc khôi phục ngành du lịch trở thành nhiệm vụ cấp bách, mang tính sống còn.

Với tinh thần chủ động, thích ứng linh hoạt, ngành Du lịch Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp đổi mới, sáng tạo để duy trì hoạt động và thích nghi với thực tiễn. Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đã thể hiện vai trò trung tâm trong việc tham mưu, kiến tạo chính sách, đưa ra nhiều đề xuất chiến lược nhằm "gỡ băng" cho ngành, thúc đẩy phục hồi trong điều kiện bình thường mới. Các chính sách hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng của dịch bệnh cùng với đề xuất mở cửa trở lại du lịch khi dịch bệnh được kiểm soát đã tạo nền tảng vững chắc cho sự phục hồi.

Ngay sau khi Việt Nam chính thức mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch từ ngày 15 tháng 3 năm 2022, hàng loạt biện pháp đã được triển khai đồng bộ, nhất quán, thể hiện sự quyết liệt trong công tác tham mưu và chỉ đạo điều hành. Đích thân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì 3 hội nghị lớn cấp quốc gia về du lịch chỉ trong vòng hơn 1 năm nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy du lịch phục hồi. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách đột phá, tiêu biểu như Nghị quyết 82/NQ-CP năm 2023 về nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh phục hồi và phát triển du lịch hiệu quả, bền vững; Chỉ thị 08/CT-TTg năm 2024 về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững; và Quyết định 509/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045.

Đặc biệt, các chính sách mới về thị thực đã tạo ra bước đột phá quan trọng: miễn thị thực với thời hạn tạm trú nâng từ 15 ngày lên 45 ngày, cấp thị thực điện tử cho tất cả các nước với thời hạn tạm trú lên tới 90 ngày, miễn thị thực ngắn hạn cho Séc, Đức, Ba Lan theo chương trình kích cầu phát triển du lịch năm 2025. Không chỉ vậy, Chính phủ cũng vừa chính thức áp dụng giá bán lẻ điện cho các cơ sở lưu trú du lịch tương đương với các cơ sở sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp du lịch.

Đồng thời, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cùng toàn ngành đã tập trung đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến quảng bá, tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ hỗ trợ quản lý, kinh doanh và quảng bá du lịch.

Việc khai thác tiềm năng quảng bá du lịch thông qua điện ảnh, tăng cường liên kết du lịch với các lĩnh vực như văn hóa nghệ thuật, thể thao, nông nghiệp, đường sắt, hàng không, y tế, khoa học công nghệ đã phát triển hệ thống sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, hấp dẫn. Việc thúc đẩy hợp tác quốc tế cũng đã nâng cao vị thế du lịch Việt Nam trên thế giới một cách rõ rệt.

Nhờ các chính sách trúng và đúng, du lịch Việt Nam đã có bước phục hồi thực sự ấn tượng. Từ 3,7 triệu lượt khách quốc tế năm 2022, con số này tăng vọt lên 12,6 triệu lượt năm 2023 và đạt 17,6 triệu lượt năm 2024, tương đương 98% so với năm 2019 - tỷ lệ phục hồi cao nhất trong khu vực ASEAN. Khách nội địa năm 2024 đạt 110 triệu lượt, tổng thu từ du lịch lên tới 840.000 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước. Đặc biệt, sáu tháng đầu năm 2025 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ khi Việt Nam đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2024, phục vụ 77,5 triệu lượt khách nội địa và đạt tổng thu từ du lịch 515 nghìn tỷ đồng. Du lịch đã được Chính phủ đánh giá là điểm sáng trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

Những nỗ lực không ngừng của Du lịch Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế, các tổ chức giải thưởng và các hãng truyền thông quốc tế ghi nhận một cách tích cực. Tổ chức Giải thưởng du lịch thế giới (World Travel Awards) đã 5 lần vinh danh Việt Nam là "Điểm đến di sản hàng đầu thế giới" và 6 lần "Điểm đến hàng đầu châu Á".

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Sau chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025 và hoạt động song phương tại Brazil của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí về những kết quả nổi bật của chuyến công tác.
Kiến nghị đầu tư cơ sở vật chất, xem xét chế độ cho cán bộ Tòa án

Kiến nghị đầu tư cơ sở vật chất, xem xét chế độ cho cán bộ Tòa án

Trong 6 tháng năm 2025, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội thụ lý 27.283 vụ việc, giải quyết 16.990 vụ việc, đạt tỷ lệ 62,27%. So với cùng kỳ năm 2024, số thụ lý tăng 3.456 vụ; giải quyết tăng 2.295 vụ. Đặc biệt Tòa thụ lý vụ án vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân (cũ); các vụ án liên quan đến trung tâm đăng kiểm; vụ án liên quan đến “Nhận hối lộ"...
Phạt 2,5 triệu đồng người phụ nữ đuổi khách đợi xe gần bến xe Mỹ Đình

Phạt 2,5 triệu đồng người phụ nữ đuổi khách đợi xe gần bến xe Mỹ Đình

Công an phường Từ Liêm, Hà Nội, cho biết, đơn vị vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 2,5 triệu đồng đối với người phụ nữ lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh trên đường Phạm Hùng.
Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Cần ứng dụng các giải pháp số như ứng dụng AI để phân biệt hàng thật, hàng giả, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung giữa các ngành, địa phương trong xử lý hàng giả… Đó là thông tin được các đại diện cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra tại Hội nghị “Chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại trong tình hình mới” vừa qua.
Bán kết FIFA Club World Cup 2025 - PSG vs Real Madrid: Trận cầu của những “ông lớn”

Bán kết FIFA Club World Cup 2025 - PSG vs Real Madrid: Trận cầu của những “ông lớn”

Vào lúc 02h00 ngày 10/7, làng túc cầu thế giới sẽ dồn mọi ánh mắt về trận đấu bán kết được mong chờ nhất tại FIFA Club World Cup 2025 giữa hai ông lớn PSG và Real Madrid. Đây không chỉ là một cuộc đối đầu mang tính chất loại trực tiếp mà còn là trận chiến khẳng định vị thế giữa nhà đương kim vô địch UEFA Champions League và đội bóng giàu truyền thống nhất lịch sử giải đấu này.
Luật Thương mại điện tử: Thúc đẩy xuất khẩu qua nền tảng số

Luật Thương mại điện tử: Thúc đẩy xuất khẩu qua nền tảng số

Dự thảo Luật Thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ hướng đến việc tạo môi trường pháp lý minh bạch, thúc đẩy sáng tạo, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp, tăng cường quản lý nhà nước và phát triển TMĐT bền vững; mà còn đặt nền móng pháp lý mới nhằm thúc đẩy xuất khẩu số, hỗ trợ doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường toàn cầu.
Thi đua là động lực phát triển bền vững của doanh nghiệp

Thi đua là động lực phát triển bền vững của doanh nghiệp

Thi đua là một trong những truyền thống quý báu, là động lực to lớn góp phần thúc đẩy sự phát triển của mỗi tập thể và cá nhân. Tại Công ty CP Công trình giao thông Hà Nội, phong trào thi đua luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, gắn liền với nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh, là phương thức hiệu quả để khơi dậy tinh thần đoàn kết, sáng tạo và trách nhiệm trong mỗi đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ).

Tin khác

Bản Liền “gây sốt” sau khi lên sóng truyền hình

Bản Liền “gây sốt” sau khi lên sóng truyền hình

Sau khi xuất hiện trong chương trình truyền hình thực tế ghi lại hành trình trải nghiệm của nhóm nghệ sĩ tại vùng cao, bản Liền - một ngôi làng xanh mướt thuộc xã Bắc Hà, tỉnh Lào Cai nhanh chóng trở thành điểm đến được săn đón. Những thước phim chỉn chu, chân thực về nếp sống, cảnh quan và sự thân thiện của người dân nơi đây đã lan tỏa mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm từ du khách trong và ngoài nước.
Hang Dơi Kho Mường, vẻ đẹp nguyên sơ giữa lòng Pù Luông

Hang Dơi Kho Mường, vẻ đẹp nguyên sơ giữa lòng Pù Luông

Ẩn mình giữa những dãy núi đá vôi kỳ vĩ của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa), Hang Dơi là điểm đến mang đậm dấu ấn hoang sơ, bí ẩn, được ví như viên ngọc thô giữa đại ngàn miền Tây xứ Thanh. Nơi đây không chỉ cuốn hút bởi vẻ đẹp kiến tạo hàng trăm triệu năm mà còn là điểm kết nối văn hóa, sinh thái của cộng đồng người Thái sinh sống tại bản Kho Mường.
Nghỉ dưỡng trên các hòn đảo biệt lập: Cuộc chơi mới của giới siêu giàu

Nghỉ dưỡng trên các hòn đảo biệt lập: Cuộc chơi mới của giới siêu giàu

Trong bối cảnh giới siêu giàu ngày càng ưu tiên không gian nghỉ dưỡng riêng tư và cao cấp, Flamingo Majestic Island Resort - khu nghỉ dưỡng 6 sao đầu tiên ở miền Bắc ra đời như một thiên đường biệt lập, đáp ứng trọn vẹn những tiêu chuẩn khắt khe nhất về phong cách sống, cá nhân hóa và tính bền vững.
6 tháng đầu năm 2025: Hà Nội đón hơn 15,5 triệu lượt du khách

6 tháng đầu năm 2025: Hà Nội đón hơn 15,5 triệu lượt du khách

Theo Chi cục Thống kê thành phố Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2025, tổng số lượng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 15,56 triệu lượt khách, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 3,66 triệu lượt khách, tăng 22% và khách du lịch nội địa ước đạt 11,9 triệu lượt khách, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 62,366 nghìn tỷ đồng, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2024.
Khám phá đảo Cái Chiên - Viên ngọc hoang sơ của Quảng Ninh

Khám phá đảo Cái Chiên - Viên ngọc hoang sơ của Quảng Ninh

Cái Chiên, hòn đảo bé nhỏ thuộc huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, đang dần trở thành cái tên được nhiều tín đồ du lịch săn lùng. Nằm cách trung tâm huyện Vân Đồn khoảng 60 km về phía đông bắc, Cái Chiên như một viên ngọc thô còn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp nguyên sơ, tách biệt hoàn toàn với sự ồn ào, náo nhiệt của phố thị. Đây chính là điểm đến lý tưởng cho những ai khao khát tìm về chốn bình yên, hòa mình vào không gian thiên nhiên trong lành, xanh mát.
Các khách sạn ở Hà Nội tung nhiều ưu đãi "khủng" dịp hè 2025

Các khách sạn ở Hà Nội tung nhiều ưu đãi "khủng" dịp hè 2025

Tuy được xem là "mùa vàng" của ngành Du lịch Việt Nam, mùa hè lại không phải thời điểm cao điểm của du lịch Hà Nội bởi những đặc điểm riêng về địa lý và thời tiết. Nhằm thu hút du khách, các cơ sở lưu trú tại Hà Nội đang tích cực triển khai đa dạng chương trình kích cầu đầy ấn tượng, nhất là dịp sắp tới kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6).
Hà Nội đón gần 2,8 triệu lượt khách du lịch trong tháng 6

Hà Nội đón gần 2,8 triệu lượt khách du lịch trong tháng 6

Theo báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, ngành Du lịch Thủ đô ghi nhận những kết quả khả quan trong tháng 6/2025 với sự tăng trưởng mạnh mẽ về lượng khách và doanh thu, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
Đầm Vân Long: Điểm đến lý tưởng bốn mùa giữa lòng Bắc Bộ

Đầm Vân Long: Điểm đến lý tưởng bốn mùa giữa lòng Bắc Bộ

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 80km về phía Nam, đầm Vân Long thuộc xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, từ lâu đã trở thành một điểm đến đặc biệt của du lịch sinh thái miền Bắc. Với mặt nước phẳng lặng như gương, những dãy núi đá vôi sừng sững soi bóng trời mây, nơi đây được mệnh danh là “vịnh không sóng”, không ồn ào, không náo nhiệt, chỉ có vẻ đẹp hoang sơ và yên bình làm say lòng người.
Du lịch mạo hiểm hút du khách bằng trải nghiệm độc, lạ

Du lịch mạo hiểm hút du khách bằng trải nghiệm độc, lạ

Không chỉ dừng lại ở nghỉ dưỡng, xu hướng du lịch mạo hiểm ngày càng được ưa chuộng trên toàn thế giới. Việt Nam với địa hình đa dạng, thiên nhiên phong phú và bản sắc văn hóa độc đáo đang nổi lên như một điểm đến lý tưởng cho dòng sản phẩm du lịch mạo hiểm. Mới đây, tạp chí du lịch uy tín Wanderlust (Anh) đã gợi ý nhiều địa danh tại Việt Nam dành cho những ai đam mê chinh phục, khám phá và thử thách bản thân.
Đảo Mắt Rồng: Viên ngọc hoang sơ giữa lòng kỳ quan thế giới

Đảo Mắt Rồng: Viên ngọc hoang sơ giữa lòng kỳ quan thế giới

Nằm ẩn mình phía Nam của vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới nổi tiếng, đảo Mắt Rồng hay còn được biết đến với tên gọi hòn Bái Đông là một địa điểm du lịch còn nguyên nét hoang sơ và kỳ vĩ giữa vùng biển trời Quảng Ninh.
Xem thêm
Phiên bản di động