Du lịch Việt đang ở thời điểm “vàng” để bứt phá
VITM Hà Nội 2025: Khởi động hành trình du lịch xanh Thêm một doanh nghiệp kết nối du lịch Việt Nam - Nhật Bản “Vietnam is calling”: Trào lưu mới đưa du lịch Việt Nam ra thế giới |
Cùng với đó, du lịch nội địa đạt 66 triệu lượt khách, góp phần đưa khu vực dịch vụ đạt mức tăng trưởng 8,14%, cao nhất trong 15 năm qua và đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng GDP ấn tượng 7,52%. Tuy nhiên, những con số đẹp chưa phải là điểm đến cuối cùng. Đây mới chỉ là vạch xuất phát cho một hành trình khác: Chuyển dịch từ tăng trưởng số lượng sang phát triển chất lượng và bền vững.
Đằng sau cú bứt tốc của du lịch là hàng loạt chính sách kích cầu đúng thời điểm: Miễn thị thực cho nhiều quốc gia châu Âu, visa điện tử 90 ngày và chiến dịch xúc tiến thị trường bài bản tại Đức, Pháp, Ba Lan, Ấn Độ, Trung Quốc... Điều này không chỉ giúp Việt Nam lọt vào top 6 quốc gia tăng trưởng khách quốc tế nhanh nhất thế giới trong quý I/2025 (theo UNWTO), mà còn dẫn đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương về tốc độ phục hồi du lịch, vượt qua cả những cường quốc như Nhật Bản.
Song, bài học từ chính Nhật Bản hay Thái Lan cho thấy, sự phục hồi về lượng khách không đồng nghĩa với phát triển bền vững. Việc khách đến đông, nhưng chi tiêu ít, lưu trú ngắn, ít trải nghiệm cao cấp sẽ khiến doanh thu ngành du lịch không tương xứng với tiềm năng.
![]() |
Du lịch không chỉ là câu chuyện của ngành mà còn là động lực tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng dịch vụ hóa và xanh hóa. |
Việt Nam vẫn đang “làm du lịch” theo kiểu đón khách là chính, chưa giữ được khách lâu và chưa tạo ra giá trị cao từ mỗi lượt khách. Hạ tầng, sản phẩm cao cấp, các dịch vụ bổ trợ và chuỗi giá trị du lịch hiện còn rời rạc, thiếu tính kết nối và trải nghiệm độc đáo.
Đây là bài toán không mới, nhưng trong giai đoạn tăng trưởng mạnh hiện nay, nếu không giải quyết kịp thời, Việt Nam sẽ rơi vào cái bẫy của tăng trưởng ngắn hạn, đông khách nhưng hiệu quả kinh tế thấp.
Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam không nên chạy theo cuộc đua số lượng mà bỏ quên chất lượng. Chuyển đổi tư duy từ “khách đến đông” sang “khách tiêu nhiều, quay lại thường xuyên” mới là bước đi chiến lược”.
Việc sáp nhập đơn vị hành chính tại nhiều địa phương trong năm 2025 cũng đang đặt ra một thách thức chưa từng có với ngành du lịch: Làm sao để không đánh mất dấu ấn địa phương trong mắt du khách quốc tế?
Ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia đã chỉ rõ “cần sớm điều chỉnh thông điệp truyền thông và cập nhật bản đồ du lịch theo hướng linh hoạt, kết hợp tên địa danh cũ và mới để đảm bảo sự thân thuộc, tránh gây hoang mang cho du khách”.
Đây cũng là dịp để tái cấu trúc lại các tuyến du lịch liên vùng, kết nối các điểm đến theo mạch trải nghiệm thay vì đơn vị hành chính khô cứng, hướng đến cách làm du lịch hiện đại hơn, thông minh hơn.
Trong bối cảnh du khách tự túc ngày càng phổ biến và xu hướng tìm kiếm, đặt dịch vụ trên nền tảng số trở thành hành vi chủ đạo, du lịch Việt Nam không thể tiếp tục xúc tiến theo cách cũ.
Để tiếp cận khách hàng hiệu quả, cần dịch chuyển mạnh sang nền tảng số: Từ Google Maps đến TikTok, từ ứng dụng du lịch tích hợp AI đến hệ sinh thái review và bản đồ trải nghiệm. Đầu tư vào công nghệ không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, mà còn tăng khả năng tiếp cận đúng nhóm đối tượng, đúng thời điểm và đúng nhu cầu.
Du lịch không chỉ là câu chuyện ngành mà còn là động lực tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng dịch vụ hóa và xanh hóa. Nếu biết đầu tư đúng chỗ, du lịch không chỉ tăng GDP mà còn tăng chất lượng sống, giữ chân lao động trẻ và lan tỏa thương hiệu quốc gia.
Tuy nhiên, để làm được điều đó, ngành Du lịch cần có bản chiến lược rõ ràng, không chỉ tập trung vào mùa cao điểm, mà chú trọng vào phát triển quanh năm, tăng cường hợp tác công - tư và đồng hành với cộng đồng địa phương.
Những con số ấn tượng về khách quốc tế nửa đầu 2025 không phải là sự kết thúc, mà là lời cảnh báo cho sự bắt đầu mới. Khi thế giới đang hồi phục và cạnh tranh du lịch toàn cầu nóng trở lại, chỉ những quốc gia làm du lịch có chiều sâu, biết chuyển mình theo xu hướng tiêu dùng mới mới giữ được lợi thế.
Du lịch Việt Nam đang ở thời điểm “vàng” để bứt phá nhưng nếu không “vào guồng” tái định vị thương hiệu, làm mới sản phẩm và hiện đại hóa cách tiếp cận, chúng ta sẽ lại bỏ lỡ một chu kỳ tăng trưởng quý giá.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Điều tra 5 người gây lãng phí hơn 850 tỷ đồng ở dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2

Khởi tố nguyên Tổng giám đốc, nhiều lãnh đạo PJICO

Hà Nội triển khai tuyển sinh trực tuyến lớp 6 năm học 2025 - 2026

Công chứng điện tử có giá trị như văn bản giấy, thuận tiện giao dịch

Không khởi tố vụ án hình sự đối với Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam

Bắt hai cựu Tổng giám đốc Pjico Đào Nam Hải và Nguyễn Thị Hương Giang

Chơi Poker có hợp pháp tại Việt Nam?
Tin khác

Bản Liền “gây sốt” sau khi lên sóng truyền hình
Du lịch 06/07/2025 06:53

Hang Dơi Kho Mường, vẻ đẹp nguyên sơ giữa lòng Pù Luông
Du lịch 05/07/2025 19:00

Nghỉ dưỡng trên các hòn đảo biệt lập: Cuộc chơi mới của giới siêu giàu
Du lịch 05/07/2025 15:44

6 tháng đầu năm 2025: Hà Nội đón hơn 15,5 triệu lượt du khách
Infographic 03/07/2025 12:18

Khám phá đảo Cái Chiên - Viên ngọc hoang sơ của Quảng Ninh
Du lịch 29/06/2025 06:49

Các khách sạn ở Hà Nội tung nhiều ưu đãi "khủng" dịp hè 2025
Du lịch 26/06/2025 12:56

Hà Nội đón gần 2,8 triệu lượt khách du lịch trong tháng 6
Du lịch 26/06/2025 12:54

Đầm Vân Long: Điểm đến lý tưởng bốn mùa giữa lòng Bắc Bộ
Du lịch 26/06/2025 06:54

Du lịch mạo hiểm hút du khách bằng trải nghiệm độc, lạ
Du lịch 24/06/2025 09:45

Đảo Mắt Rồng: Viên ngọc hoang sơ giữa lòng kỳ quan thế giới
Du lịch 16/06/2025 06:44