--> -->

Đại biểu Quốc hội: Cần thanh tra việc quản lý, sử dụng viên chức, người lao động

Thảo luận về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 22/5, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, việc thanh tra đối với doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp đại diện chủ sở hữu không chỉ xem xét việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản mà cần xem xét cả các nội dung như quản lý, sử dụng viên chức, người lao động, việc chấp hành pháp luật về đất đai, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, của Nhà nước đối với người lao động.
Làm rõ mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức trực thuộc Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi vào năm 2030 Đề xuất chi trả hỗ trợ học phí theo phương thức cấp trực tiếp cho người học

Đa số ĐBQH tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Thanh tra năm 2022 nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó có việc sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Đại biểu Quốc hội: Cần thanh tra việc quản lý, sử dụng viên chức, người lao động
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)

Nhiều ý kiến cho rằng, về cơ bản dự thảo Luật đã bám sát, kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng, nhất là Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm tính hợp hiến, cơ bản thống nhất với hệ thống pháp luật.

Các đại biểu đề nghị, việc sửa đổi lần này cần tiếp tục thể chế hóa đầy đủ quan điểm chỉ đạo, các nghị quyết của Đảng; khắc phục triệt để những bất cập đã được chỉ ra trong thực tiễn để đáp ứng yêu cầu của công cuộc sắp xếp bộ máy cải cách hành chính, chuyển đổi số quốc gia cũng như yêu cầu cấp bách trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý sai phạm trong quản lý Nhà nước.

Một vấn đề được nhiều ĐBQH quan tâm tại phiên thảo luận là về vị trí, chức năng của thanh tra tỉnh ở Điều 15 và nhiệm vụ, quyền hạn ở Điều 16.

Đại biểu Quốc hội: Cần thanh tra việc quản lý, sử dụng viên chức, người lao động
Đại biểu Trần Đình Gia phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH)

Đại biểu Trần Đình Gia (Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh) đề nghị xem xét sửa lại khoản 1, Điều 15 và khoản 2, Điều 16 để tránh trùng lặp. Đồng thời, đề nghị bỏ điểm d, khoản 1, Điều 16 thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp do UBND các cấp đại diện chủ sở hữu. Bởi theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều này, Thanh tra tỉnh có thẩm quyền thanh tra việc chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của các Sở. Bên cạnh đó, việc quản lý đối với vốn và tài sản Nhà nước giao Sở Tài chính nên có thẩm quyền để thanh tra đối với doanh nghiệp.

Mặt khác, việc thanh tra đối với doanh nghiệp do UBND các cấp đại diện chủ sở hữu không chỉ xem xét việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản mà đại biểu Trần Đình Gia cho rằng, cần xem xét cả các nội dung như quản lý, sử dụng viên chức, người lao động, việc chấp hành pháp luật về đất đai, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, của Nhà nước đối với người lao động. Do đó, quy định như dự thảo Luật là chưa đầy đủ và có sự trùng lặp.

Ở khía cạnh khác, tại điểm a, khoản 1, Điều 16 có quy định xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra, lấy ý kiến của Thanh tra Chính phủ, báo cáo Chủ tịch UBND cấp tỉnh cho ý kiến về chủ trương ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra.

Đại biểu Quốc hội: Cần thanh tra việc quản lý, sử dụng viên chức, người lao động
Đại biểu Đoàn Thị Lê An phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH)

Theo đại biểu Đoàn Thị Lê An (Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng), quy định này là chưa phù hợp vì theo Nghị định 109/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ cũng đã có định hướng công tác thanh tra hàng năm và căn cứ về tình hình thực tế của địa phương thì tỉnh xác định, phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm của tỉnh.

Đại biểu Đoàn Thị Lê An cho biết, hiện nay đang thực hiện việc phân cấp, phân quyền. Nếu như phải lấy ý kiến xong mới ban hành kế hoạch thì chưa đúng với tinh thần phân cấp, quy định trách nhiệm của cải cách thủ tục hành chính. Do đó, đại biểu đề nghị nghiên cứu xem xét, chỉnh lý quy định trên cho phù hợp với thực tế.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội) tán thành việc dự thảo Luật điều chỉnh theo hướng thống nhất một hoạt động thanh tra, không phân biệt thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành khi chấm dứt hoạt động của Thanh tra Bộ, Cơ quan ngang Bộ và Thanh tra sở. Đồng thời, tiếp tục duy trì hoạt động của các cơ quan Thanh tra có tính đặc thù: Thanh tra Bộ Quốc phòng, Thanh tra Bộ Công an, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước và Cơ quan thanh tra được thành lập theo điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên.

Đại biểu Quốc hội: Cần thanh tra việc quản lý, sử dụng viên chức, người lao động
Các đại biểu dự kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)

Góp ý vào nội dung này, đại biểu Đoàn Thị Lê An đề nghị tiếp tục rà soát các nội dung liên quan đến công tác phòng, chống lãng phí trong dự thảo Luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ thanh tra Chính phủ và Thanh tra cấp tỉnh để có quy định thống nhất với nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được quy định tại Quy định số 191-QĐ/TW ngày 29/10/2024 của Trung ương quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để bảo đảm tính khả thi khi tổ chức thực hiện sau này.

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, Thanh tra Chính phủ giúp Chính phủ khẩn trương phối hợp với Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, các cơ quan có liên quan để nghiên cứu, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến của ĐBQH chỉnh lý và hoàn thiện, hoàn chỉnh dự thảo luật, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội đang nghiên cứu thực hiện chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho học sinh

Hà Nội đang nghiên cứu thực hiện chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho học sinh

Thảo luận tại Tổ 1, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 22/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khẳng định việc ban hành Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí thể hiện rõ tính nhân văn và ưu việt của chế độ ta. Đồng thời, cũng đề xuất một số kiến nghị nhằm bảo đảm hiệu quả của chính sách khi triển khai vào thực tiễn.
Ford Việt Nam triển khai chương trình giảm giá lên đến 100 triệu đồng trong tháng 5

Ford Việt Nam triển khai chương trình giảm giá lên đến 100 triệu đồng trong tháng 5

Nhằm giúp khách hàng mở rộng khả năng di chuyển trong công việc và cuộc sống, cũng như tri ân khách hàng thân thiết gắn bó với thương hiệu Ford, Ford Việt Nam và hệ thống Đại lý trên toàn quốc triển khai đồng thời hai chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng mua xe trong tháng 5 này.
FPT Play độc quyền phát sóng FIFA Club World Cup 2025 tại Việt Nam

FPT Play độc quyền phát sóng FIFA Club World Cup 2025 tại Việt Nam

FPT Play vừa chính thức công bố trở thành đơn vị duy nhất tại Việt Nam sở hữu bản quyền phát sóng và truyền thông Giải Vô địch Bóng đá Thế giới các Câu lạc bộ - FIFA Club World Cup 2025™.
Biển số siêu VIP 88A-888.88 được chốt giá hơn 21 tỷ đồng sau 30 phút đấu giá

Biển số siêu VIP 88A-888.88 được chốt giá hơn 21 tỷ đồng sau 30 phút đấu giá

Chiều 22/5, biển số ngũ quý 88A-888.88 của tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được đưa lên sàn đấu giá trực tuyến và nhanh chóng trở thành tâm điểm của giới chơi biển số đẹp cả nước. Sau 30 phút đấu giá chính thức cùng 10 vòng gia hạn, chiếc biển siêu VIP này đã được một tài khoản trả giá cao nhất lên tới 21,325 tỷ đồng.
Góp phần xây dựng xã hội học tập, công bằng và phát triển bền vững

Góp phần xây dựng xã hội học tập, công bằng và phát triển bền vững

Trên địa bàn Hà Nội, các cơ sở giáo dục, trường học đã và đang triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số”; góp phần xây dựng xã hội học tập, công bằng và phát triển bền vững.
Đột phá truyền thông, tăng tốc bao phủ BHXH toàn dân

Đột phá truyền thông, tăng tốc bao phủ BHXH toàn dân

Với sự kết hợp đồng bộ của nhiều giải pháp và các thông điệp truyền thông gần gũi, thân thiện, Lễ ra quân tháng 5 nhân Tháng vận động, triển khai bảo hiểm xã hội (BHXH) toàn dân trên địa bàn thành phố Hà Nội đã giúp người dân hiểu đúng, hiểu sâu hơn về lợi ích, ý nghĩa nhân văn của chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), từ đó tạo thêm niềm tin của người dân vào các chính sách an sinh của Đảng và Nhà nước.
Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Chị Nguyễn Thị Hiền (huyện Đông Anh, Hà Nội) hỏi: Tôi đã tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tại công ty được 10 năm, nhưng đã nghỉ việc 2 năm nay. Hiện giờ, tôi làm việc ở nhà, muốn tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện để sau này hưởng lương hưu. Xin hỏi muốn tham gia BHXH tự nguyện thì cần những thủ tục gì?

Tin khác

Hà Nội đang nghiên cứu thực hiện chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho học sinh

Hà Nội đang nghiên cứu thực hiện chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho học sinh

Thảo luận tại Tổ 1, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 22/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khẳng định việc ban hành Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí thể hiện rõ tính nhân văn và ưu việt của chế độ ta. Đồng thời, cũng đề xuất một số kiến nghị nhằm bảo đảm hiệu quả của chính sách khi triển khai vào thực tiễn.
Quy định rõ đối tượng sau sắp xếp được mua nhà ở xã hội

Quy định rõ đối tượng sau sắp xếp được mua nhà ở xã hội

Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị bổ sung thêm đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở xã hội (NOXH), tạo điều kiện thuận lợi nhất để các đối tượng có điều kiện được thuê, mua NOXH với giá ưu đãi; đồng thời cần quy định rõ các đối tượng cán bộ, công chức, người lao động khi đến làm việc ở đơn vị mới sau sắp xếp được thực hiện quyền lợi mua NOXH.
Đề xuất Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định khu vực bỏ phiếu

Đề xuất Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định khu vực bỏ phiếu

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 21/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Trong đó, nội dung được nhiều ĐBQH tham gia thảo luận là thẩm quyền xác định khu vực bỏ phiếu.
Đề nghị mở rộng đối tượng thuê nhà ở xã hội tại các địa phương thực hiện sáp nhập

Đề nghị mở rộng đối tượng thuê nhà ở xã hội tại các địa phương thực hiện sáp nhập

Đại biểu Nguyễn Hữu Đàn (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) đề nghị mở rộng đối tượng thuê nhà ở xã hội cho cán bộ, công chức, viên chức tại các địa phương thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính.
Trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc

Trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc

Sáng 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Qua tổng hợp của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung tại các điều 9, 10, khoản 1 Điều 84 Hiến pháp và đều cho rằng nội dung sửa đổi, bổ sung tại Điều 9 Hiến pháp 2013 đã khẳng định rõ hơn vị thế của MTTQ Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.
Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó xác định kinh tế tư nhân sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng trưởng bền vững. Làm thế nào để kinh tế tư nhân của Thủ đô phát triển? Đặc biệt, tạo ra nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp để làm bệ phóng cho chặng đường dài, đưa Thủ đô phát triển xứng tầm khu vực? Đây là một trong những nội dung mà phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã trao đổi với TS. Nguyễn Thị Thu Vân, chuyên gia nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Hà Nội.
Sửa Bộ luật Hình sự: Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm

Sửa Bộ luật Hình sự: Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm

Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm, mà là lựa chọn pháp lý phù hợp hơn với quyền con người và cam kết cải cách tư pháp.
Đại biểu Quốc hội đề xuất chuyển 5 triệu hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

Đại biểu Quốc hội đề xuất chuyển 5 triệu hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

Nêu những vướng mắc, hạn chế của quy định hiện hành, đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ xây dựng lộ trình chuyển đổi toàn bộ hộ kinh doanh sang mô hình doanh nghiệp gắn với thời hạn xóa bỏ thuế khoán vào năm 2026 như tinh thần Nghị quyết 68 - NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, điều hành doanh nghiệp

Mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, điều hành doanh nghiệp

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 20/5, nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị, cần rà soát mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động