Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ
Công an thành phố Hà Nội triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2025 Hà Nội: Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 - 1/5 |
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Trong khúc khải hoàn ấy, bên cạnh những đơn vị chủ lực xung kích trên chiến trường, có một lực lượng kiên cường chiến đấu ngay giữa lòng Thủ đô - nơi cũng từng là chiến địa của những trận bom hủy diệt - đó là Công an Hà Nội, lực lượng giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, là chốt chặn thầm lặng nhưng bền bỉ cho hậu phương lớn miền Bắc.
Cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, đặc biệt là những đợt ném bom hủy diệt vào Hà Nội, đã đặt ra những thách thức chưa từng có đối với công tác giữ gìn an ninh, trật tự xã hội. Với dân số lên tới hơn 1 triệu người ngay từ năm 1965, việc đảm bảo an toàn cho người dân trở thành nhiệm vụ sống còn.
![]() |
Hình ảnh máy bay giặc Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc. (Ảnh: Tư liệu) |
Lực lượng Công an Hà Nội đã chủ động tổ chức quản lý chặt chẽ nhân khẩu, hộ khẩu, phối hợp cùng chính quyền và nhân dân thực hiện công tác sơ tán quy mô lớn, đưa hàng trăm nghìn người. Từ học sinh, công nhân đến người già, trẻ nhỏ, rời khỏi khu vực trọng điểm. Công tác cấp phát giấy tờ di chuyển được thực hiện bài bản, vừa hỗ trợ người dân, vừa kiểm soát được những nguy cơ an ninh tiềm ẩn.
Nhưng vai trò của người chiến sĩ Công an Thủ đô không chỉ dừng lại ở công tác phòng ngừa, sơ tán. Khi bom đạn trút xuống, họ là những người đầu tiên có mặt tại các điểm nóng. Trong suốt cuộc chiến tranh phá hoại, và đặc biệt là 12 ngày đêm tháng Chạp năm 1972 lịch sử, hình ảnh cán bộ, chiến sĩ Công an cùng dân quân, tự vệ xông pha vào các khu vực bị đánh phá ác liệt như kho xăng Đức Giang, các ga tàu quan trọng hay nhà máy Dệt 8-3 đã trở nên quen thuộc. Họ không chỉ tham gia chữa cháy, cứu sập, cứu thương mà còn dũng cảm đối mặt với hiểm nguy từ bom bi, bom nổ chậm để bảo vệ tài sản Nhà nước và tính mạng nhân dân.
Những ngày tháng ấy đã sản sinh ra những tấm gương hy sinh anh dũng, khắc sâu vào ký ức của Thủ đô. Đó là liệt sĩ Nguyễn Văn Uân, người cảnh sát khu vực Mai Hương đã ngã xuống khi dùng thân mình che chở cho người dân xuống hầm trú ẩn; là đồng chí Phan Điện Biên, không ngần ngại nhảy lên toa xe lửa đang bốc cháy để ngăn chặn thảm họa cháy lan...
![]() |
Cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô tham gia cứu sập, cứu thương sau trận bom phá hoại của giặc Mỹ. (Ảnh: Tư liệu) |
Sự hy sinh của họ, cùng với 16 cán bộ, chiến sĩ khác đã vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất Thủ đô trong cuộc chiến đấu bảo vệ bình yên cho Hà Nội, là minh chứng hùng hồn cho tinh thần "vì nước quên thân, vì dân phục vụ". Tính đến cuối năm 1972, Công an Hà Nội đã có 18 liệt sĩ, 14 đồng chí bị thương, nhưng cũng đã có 2 tập thể và 1 cá nhân vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Bên cạnh cuộc chiến với bom đạn, lực lượng Công an Thủ đô còn phải đương đầu với một mặt trận "ngầm" không kém phần cam go. Đó là cuộc đấu tranh chống gián điệp, biệt kích và các tổ chức phản cách mạng. Ngay từ sau ngày tiếp quản (1954), Công an Hà Nội đã phải đối phó với hàng loạt âm mưu lật đổ, bóc gỡ hàng chục tổ chức phản động với quy mô hàng nghìn đối tượng.
Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cuộc chiến phản gián càng trở nên khốc liệt. Những chuyên án lớn như TH40, TP10 đã được phá thành công, triệt phá những đường dây gián điệp tinh vi do địch cài cắm và hậu thuẫn. Hàng trăm đối tượng gián điệp, phản động đã bị bắt giữ, xử lý, ngăn chặn kịp thời những nguy cơ gây rối an ninh chính trị từ bên trong.
Sự thành công trên mặt trận thầm lặng này không chỉ đến từ nghiệp vụ sắc bén của lực lượng Công an mà còn là kết quả của việc vận dụng sáng tạo các phong trào quần chúng như “Bảo vệ trị an”, “Bảo mật phòng gian”. Dựa vào tai mắt của nhân dân, hàng nghìn tin báo có giá trị đã được cung cấp mỗi năm, giúp lực lượng Công an kịp thời phát hiện, đấu tranh và vô hiệu hóa các âm mưu phá hoại. Chính nhân dân đã trở thành những cộng tác viên đắc lực, cùng lực lượng an ninh giữ vững sự bình yên cho Thủ đô.
![]() |
Quân và dân Thủ đô bắt sống giặc lái Mỹ. (Ảnh: Tư liệu) |
Và không thể không nhắc đến nghĩa tình sâu nặng của Công an Hà Nội đối với tiền tuyến lớn miền Nam ruột thịt. Bằng tất cả tinh thần "Tất cả vì miền Nam", hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô đã tình nguyện lên đường chiến đấu ở những chiến trường ác liệt nhất. Từ những đợt chi viện đầu tiên chuẩn bị cho Mậu Thân 1968 đến những chuyến hành quân thần tốc trong những tháng cuối cùng của Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, tổng cộng đã có 815 cán bộ Công an Hà Nội trực tiếp tham gia chiến đấu tại miền Nam. Gần 100 trong số họ đã anh dũng hy sinh trên đất Nam bộ, góp phần làm nên ngày thống nhất.
Chiến thắng mùa Xuân 1975 là bản anh hùng ca của cả dân tộc. Trong bản hùng ca đó, có cả những nốt trầm nhưng đầy kiêu hãnh về sự hy sinh, cống hiến thầm lặng của lực lượng Công an Thủ đô. Họ là những người chiến sĩ mang sắc phục, chiến đấu không khoan nhượng trên mặt trận an ninh, giữ vững sự bình yên cho hậu phương, là điểm tựa vững chắc cho tiền tuyến.
Những bài học về bản lĩnh, sự kiên cường và tinh thần "vì nhân dân phục vụ" của Công an Hà Nội trong những năm tháng bão lửa ấy vẫn còn nguyên giá trị, là di sản quý báu được thế hệ hôm nay tiếp tục kế thừa và phát huy.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

50 năm thống nhất đất nước qua lăng kính nghệ thuật

Cuộc đoàn tụ xúc động sau 57 năm nhờ dữ liệu dân cư

Tăng cường phòng chống dịch bệnh giai đoạn giao mùa và nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thủ đô rộn ràng chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam và Quốc tế Lao động

Đông nghẹt người tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam dịp lễ 30/4

Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Xử lý gần 1500 "ma men" ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5
Tin khác

Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4
Tôi yêu Hà Nội 30/04/2025 14:36

Xúc động hình ảnh người dân Thủ đô và du khách trang nghiêm tại Lễ chào cờ sáng 30/4 lịch sử trước Lăng Bác
Tôi yêu Hà Nội 30/04/2025 08:30

Màn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Tôi yêu Hà Nội 28/04/2025 08:07

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Tôi yêu Hà Nội 14/04/2025 20:56

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 26/03/2025 13:23

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ
Tôi yêu Hà Nội 21/03/2025 16:03

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 17/03/2025 14:17

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền
Tôi yêu Hà Nội 07/03/2025 18:04

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện
Tôi yêu Hà Nội 28/02/2025 17:07

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 20/02/2025 20:10