--> -->

Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó xác định kinh tế tư nhân sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng trưởng bền vững. Làm thế nào để kinh tế tư nhân của Thủ đô phát triển? Đặc biệt, tạo ra nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp để làm bệ phóng cho chặng đường dài, đưa Thủ đô phát triển xứng tầm khu vực? Đây là một trong những nội dung mà phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã trao đổi với TS. Nguyễn Thị Thu Vân, chuyên gia nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Hà Nội.
Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân Nghị quyết 68-NQ/TW: Đòn bẩy phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng “Cú hích” thể chế cho kinh tế tư nhân bứt phá

PV: Với vị thế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, Hà Nội đang dần định vị là một điểm đến hấp dẫn cho hoạt động khởi nghiệp. Hiện nay, Thủ đô đang triển khai "Đề án Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025", với mục tiêu hỗ trợ hình thành ít nhất 500 dự án và 150 doanh nghiệp khởi nghiệp. Bà đánh giá thế nào về vị thế của Thủ đô Hà Nội trong hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia?

TS. Nguyễn Thị Thu Vân: Hà Nội giữ vai trò là đầu tàu của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khu vực phía Bắc. Không chỉ là nơi khai sinh Techfest Việt Nam, Hà Nội còn quy tụ nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển cộng đồng khởi nghiệp: Mật độ trường đại học cao, lực lượng trí thức trẻ dồi dào, sự hiện diện ngày càng rõ nét của các không gian sáng tạo, vườn ươm, và cộng đồng khởi nghiệp công nghệ.

Một số đơn vị như Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia (NSSC) và Đại học Bách khoa Hà Nội đã tích cực triển khai các chương trình ươm tạo, kết nối đầu tư và tổ chức cuộc thi khởi nghiệp cho sinh viên và doanh nghiệp trẻ. Các sự kiện như Techfest vùng thủ đô hay Hanoi Innovation Summit đang giúp Hà Nội dần định vị mình là điểm đến khởi nghiệp năng động của khu vực.

Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới
TS. Nguyễn Thị Thu Vân, giảng viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

PV: Trong khu vực châu Á, Hàn Quốc được đánh giá là quốc gia thành công trong việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp. Chương trình K-Startup Grand Challenge (KSGC) là minh chứng rõ nét cho chiến lược khởi nghiệp mang tính quốc tế hóa cao của Chính phủ Hàn Quốc. Theo bà, vai trò phát triển kinh tế tư nhân trong hệ sinh thái khởi nghiệp tại Hàn Quốc như thế nào?

TS. Nguyễn Thị Thu Vân: Kinh tế tư nhân đóng vai trò then chốt trong sự thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp Hàn Quốc. Chương trình K-Startup Grand Challenge ra đời năm 2016 là một sáng kiến có tầm nhìn chiến lược, không chỉ là một cuộc thi cấp quốc gia mà còn mang tính quốc tế hóa cao. Điểm đặc biệt của KSGC là cách nó tạo ra một hệ sinh thái "chắp cánh toàn cầu" chứ không giới hạn trong lãnh thổ.

Bằng việc kết nối startup quốc tế với mạng lưới doanh nghiệp, quỹ đầu tư, trường đại học và các tổ chức chính phủ tại Hàn Quốc, chương trình đã biến đất nước này trở thành điểm đến hấp dẫn với các nhà sáng lập trẻ. Các nhóm khởi nghiệp lọt vào vòng chung kết không chỉ nhận được vốn tài trợ ban đầu mà còn được làm việc tại Pangyo Techno Valley - nơi được mệnh danh là "thung lũng Silicon của Hàn Quốc", với sự cố vấn từ các doanh nhân kỳ cựu, nhà đầu tư, và các tập đoàn lớn như Naver, Samsung, LG.

Ở mỗi giai đoạn lịch sử có những cách làm khác nhau, song với những gì mà Hàn Quốc nói chung, thành phố Seoul nói riêng đã làm và thành công cũng là mô hình, là "kênh" mà Hà Nội nên tham khảo.

PV: Theo bà, thách thức lớn nhất đối với hệ sinh thái khởi nghiệp Thủ đô hiện nay là gì?

TS. Nguyễn Thị Thu Vân: Thách thức lớn nhất là làm sao để kết nối tốt hơn giữa các thành tố còn rời rạc trong hệ sinh thái của thành phố: Giữa nhà trường và doanh nghiệp, giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân, giữa startup địa phương và thị trường toàn cầu.

Hà Nội cần nhiều hơn những chính sách có chiều sâu, như hỗ trợ không gian làm việc giá rẻ cho startup, miễn giảm thuế giai đoạn đầu, hay hình thành quỹ hỗ trợ đổi mới sáng tạo địa phương, những yếu tố từng giúp Pangyo Techno Valley trở thành biểu tượng của khởi nghiệp tại Hàn Quốc.

PV: Từ kinh nghiệm của Hàn Quốc, bà có những đề xuất gì cho việc phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở Thủ đô?

TS. Nguyễn Thị Thu Vân: Một trong những bài học Việt Nam có thể tham khảo là cách Hàn Quốc khuyến khích mô hình hợp tác ba bên: Chính phủ, doanh nghiệp lớn, startup, tạo ra chu trình hỗ trợ liên hoàn mà không lệ thuộc hoàn toàn vào ngân sách công.

Trên tinh thần đó, tôi nghĩ Hà Nội cần tập trung vào một số định hướng sau: Thứ nhất, cần chuyển đổi vai trò của Nhà nước từ điều phối trực tiếp sang vai trò kiến tạo môi trường, đồng thời tạo cơ chế để khu vực tư nhân tham gia mạnh mẽ hơn vào hệ sinh thái khởi nghiệp.

Thứ hai, nên xem xét phát triển một trung tâm đổi mới sáng tạo quy mô lớn theo mô hình Pangyo Techno Valley, với các chính sách ưu đãi đặc thù về không gian làm việc, thuế và vốn cho các startup công nghệ.

Thứ ba, tăng cường kết nối quốc tế, đặc biệt với Hàn Quốc. Trong bối cảnh Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, việc tăng cường hợp tác khởi nghiệp giữa hai nước là một cơ hội không nên bỏ lỡ.

Các chương trình trao đổi startup, mô hình "ươm tạo chéo" (cross-incubation), nơi startup Việt có thể sang làm việc tại trung tâm đổi mới Hàn Quốc và ngược lại, hoàn toàn có thể được triển khai.

PV: Trước những thành tựu và thách thức hiện nay, bà nhìn nhận thế nào về tương lai của hệ sinh thái khởi nghiệp Thủ đô?

TS. Nguyễn Thị Thu Vân: Không có hệ sinh thái nào hoàn hảo từ đầu, nhưng nếu các bên liên tục học hỏi, bổ sung và kết nối với nhau, hệ sinh thái đó sẽ dần trở nên sống động và có khả năng sản sinh giá trị thực.

Câu chuyện giữa KSGC và Techfest không chỉ là hai chương trình ở hai quốc gia, mà là cơ hội để đối thoại, học hỏi và cùng kiến tạo một khu vực khởi nghiệp năng động mang tính liên châu Á, nơi các ý tưởng không bị giới hạn bởi ranh giới, mà được nuôi dưỡng bằng hợp tác và tầm nhìn dài hạn.

Tôi tin rằng, với những chính sách đúng đắn và sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên, Hà Nội hoàn toàn có thể trở thành một trung tâm khởi nghiệp có tầm ảnh hưởng trong khu vực Đông Nam Á trong tương lai gần.

PV: Xin cảm ơn bà về cuộc trao đổi!

Phương Bùi (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Miễn học phí cho học sinh công lập: Giảm gánh nặng cho những gia đình thu nhập thấp

Miễn học phí cho học sinh công lập: Giảm gánh nặng cho những gia đình thu nhập thấp

Mới đây, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết miễn và hỗ trợ học phí cho toàn bộ từ trẻ mầm non đến học sinh phổ thông và người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục công lập trên toàn quốc. Đây là tin vui đối với nhiều phụ huynh bởi sẽ góp phần giúp giảm bớt gánh nặng tài chính, đặc biệt là với các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Từ 1/8 giá vé đường sắt đô thị Hà Nội tăng mạnh

Từ 1/8 giá vé đường sắt đô thị Hà Nội tăng mạnh

Từ ngày 1/8, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị Hà Nội (Hanoi Metro) sẽ chính thức áp dụng biểu giá vé mới đối với hai tuyến đường sắt đô thị số 2A (Cát Linh - Hà Đông) và tuyến 3.1 (Nhổn - ga Hà Nội). Đây là đợt điều chỉnh đầu tiên kể từ khi hai tuyến metro được đưa vào vận hành, với mức tăng mạnh từ 30% đến 40% đối với vé lượt và gấp 2,5 lần đối với vé tháng.
Hang Dơi Kho Mường, vẻ đẹp nguyên sơ giữa lòng Pù Luông

Hang Dơi Kho Mường, vẻ đẹp nguyên sơ giữa lòng Pù Luông

Ẩn mình giữa những dãy núi đá vôi kỳ vĩ của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa), Hang Dơi là điểm đến mang đậm dấu ấn hoang sơ, bí ẩn, được ví như viên ngọc thô giữa đại ngàn miền Tây xứ Thanh. Nơi đây không chỉ cuốn hút bởi vẻ đẹp kiến tạo hàng trăm triệu năm mà còn là điểm kết nối văn hóa, sinh thái của cộng đồng người Thái sinh sống tại bản Kho Mường.
Tăng trưởng GDP 6 tháng đạt 7,52%, mức tăng kỷ lục trong 15 năm qua

Tăng trưởng GDP 6 tháng đạt 7,52%, mức tăng kỷ lục trong 15 năm qua

Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm nay tăng 7,52%, đạt mức cao nhất cùng kỳ kể từ năm 2011 tới nay.
Trào lưu “xuyên không” trên Google Maps: Cảm xúc hoài niệm hay cái bẫy bảo mật?

Trào lưu “xuyên không” trên Google Maps: Cảm xúc hoài niệm hay cái bẫy bảo mật?

Thời gian gần đây, trên TikTok và Facebook Việt Nam, người dùng rầm rộ chia sẻ các video “xuyên không”, sử dụng tính năng Street View trên Google Maps để nhìn lại quá khứ: ngôi nhà cũ thời thơ ấu, con hẻm xưa, hoặc khoảnh khắc bất ngờ bắt gặp hình ảnh người thân đã mất. Trào lưu nhanh chóng bùng nổ nhờ tính hoài niệm và khả năng chạm đến cảm xúc sâu thẳm nhất của con người.
Ngày 15/7 công bố đợt 2 danh mục các dự án được miễn GPXD tại TP.HCM

Ngày 15/7 công bố đợt 2 danh mục các dự án được miễn GPXD tại TP.HCM

Sau 112 dự án vừa được Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) công bố đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng (GPXD), theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM, vào ngày 15/7 tới, Sở Xây dựng sẽ tiếp tục công bố đợt 2 các dự án và khu vực được miễn GPXD.
Giữ màu xanh, phố sạch cho Thủ đô văn hiến, văn minh

Giữ màu xanh, phố sạch cho Thủ đô văn hiến, văn minh

Không quá ồn ào, không phô trương khẩu hiệu, Hà Nội đang thay đổi từ những hành động nhỏ, từ từng góc phố, từng người dân. Môi trường Thủ đô, dù còn nhiều điều phải lo toan, đang dần xanh lên bởi sự chuyển mình lặng lẽ mà bền bỉ.

Tin khác

Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người

Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người

Đoàn Việt Nam sẽ tham gia Phiên đối thoại trên tinh thần cởi mở, chân thành, hợp tác và xây dựng. Phiên đối thoại sẽ tập trung vào một số thông điệp như Việt Nam đang tập trung thực hiện nhiều đột phá có tính cách mạng để đưa đất nước Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới, trong đó có việc đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
Rút ngắn thời gian, giảm chi phí và thủ tục thi hành án dân sự

Rút ngắn thời gian, giảm chi phí và thủ tục thi hành án dân sự

Ngày 4/7, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật đã tổ chức hội thảo khoa học Góp ý dự thảo Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) năm 2025, do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo.
Bộ Tư pháp công bố các quyết định về công tác tổ chức hệ thống Thi hành án dân sự

Bộ Tư pháp công bố các quyết định về công tác tổ chức hệ thống Thi hành án dân sự

Sáng 4/7, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ công bố các quyết định về công tác tổ chức cán bộ hệ thống Thi hành án dân sự (THADS) và ra mắt phần mềm Biên lai điện tử THADS.
Thành phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm lãnh đạo 10 cơ quan báo chí

Thành phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm lãnh đạo 10 cơ quan báo chí

Sáng 3/7, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí minh Nguyễn Văn Được đã trao quyết định bổ nhiệm cán bộ và công bố quyết định thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng Bí thư chỉ đạo 8 nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Tổng Bí thư chỉ đạo 8 nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, ngày 2/7, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao kết quả đạt được trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số 6 tháng đầu năm của Chính phủ, Quốc hội và các bộ, ngành, địa phương.
Đại tá Lưu Nam Tiến nhận nhiệm vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội

Đại tá Lưu Nam Tiến nhận nhiệm vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội

Ngày 2/7, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị bàn giao nhiệm vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô. Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội và Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tham dự hội nghị.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội: Liên thông dữ liệu giữa các cơ quan là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội: Liên thông dữ liệu giữa các cơ quan là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt

Phát biểu tham luận tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, sáng 2/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã nêu kinh nghiệm của Hà Nội trong liên thông dữ liệu giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị phục vụ triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chủ trì hội nghị.
Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2025).
Chính thức vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Chính thức vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Ngày 1/7 cùng với các địa phương của cả nước, chính quyền 2 cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) mới chính thức vận hành, đi vào hoạt động phục vụ người dân và doanh nghiệp. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động