Đại biểu đề nghị phân quyền ngân sách theo mức độ tự chủ tài khóa
Chính phủ đề xuất bổ sung hơn 4.327 tỷ đồng chi thường xuyên từ nguồn viện trợ nước ngoài Quốc hội quyết định bổ sung hơn 4.300 tỷ đồng ngân sách chi thường xuyên từ nguồn viện trợ |
Ngày 26/5, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi). Các vấn đề phân cấp ngân sách, nguồn thu của ngân sách Trung ương... được các đại biểu quan tâm, thảo luận sôi nổi.
Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh) đề nghị, hiện nay, việc tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đã làm thay đổi căn bản cấu trúc quản lý nhà nước tại địa phương.
Theo số liệu của Bộ Nội vụ đến cuối năm 2024 đã có 65 đơn vị cấp huyện và hơn 1.000 đơn vị cấp xã được sắp xếp, sáp nhập dẫn đến việc nhiều xã không còn Hội đồng nhân dân hoặc hoạt động theo mô hình ủy quyền, hoặc hợp nhất về mặt tổ chức.
![]() |
Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn tỉnh Trà Vinh). Ảnh: Quốc hội |
Dự thảo tại Điều 7 đã mở rộng theo hướng phân cấp ngân sách linh hoạt, tùy thuộc mô hình chính quyền, nhưng lại chưa nêu rõ nguyên tắc xử lý ngân sách cho các địa phương chuyển tiếp mô hình.
Vì vậy, đại biểu đề xuất bổ sung điều khoản về thiết lập ngân sách tương ứng với mô hình chính quyền thực tế, trong đó quy định cụ thể các trường hợp không tổ chức Hội đồng nhân dân, không còn tư cách pháp nhân tài chính.
Đồng thời, giao Chính phủ ban hành danh mục hướng dẫn xác lập ngân sách đặc thù kèm theo cơ chế giám sát, phân cấp phù hợp tại các đô thị lớn và khu hành chính kinh tế đặc biệt trong tương lai.
Về mở rộng quyền tự chủ ngân sách gắn với năng lực quản trị địa phương, đại biểu cho rằng, hiện nay, các địa phương được giao nhiệm vụ rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội nhưng lại bị giới hạn nghiêm ngặt trong cơ chế phân bổ, điều hành và điều chỉnh ngân sách.
Vì vậy đại biểu đề nghị quy định nguyên tắc phân quyền ngân sách theo mức độ tự chủ tài khóa, tức là các tỉnh có tỷ lệ cân đối từ 80% trở lên được phép tự quyết một số khoản thu - chi, điều chỉnh định mức nội bộ. Đồng thời, cho phép thiết lập khung ngân sách linh hoạt tại một số địa phương thí điểm như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, bao gồm: Cơ chế luân chuyển nguồn lực, ngân sách lũy kế và đầu tư theo kết quả đầu ra.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương). Ảnh: Quốc hội |
Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương) đề cập đến quy định về nguồn thu của ngân sách Trung ương.
Đại biểu kiến nghị giữ quy định tỷ lệ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tài nguyên nước, ngân sách địa phương được hưởng 100% để dùng nguồn này cho đầu tư cơ sở hạ tầng, khuyến khích chính quyền địa phương huy động và dành nguồn lực để đầu tư các dự án hạ tầng trọng điểm, các dự án hạ tầng có tính chất liên kết vùng do trung ương giao.
Vì các dự án trọng điểm thời gian qua trung ương cho chủ trương, nhưng các địa phương phải chủ động nguồn để tự cân đối, nếu không để lại nguồn này thì các địa phương sẽ rất khó khăn.
Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh) cho rằng, hiện tại xã là cấp ngân sách cuối cùng, đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách không có đơn vị dự toán trực thuộc.
![]() |
Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh). Ảnh: Quốc hội |
Tuy nhiên, sau khi tổ chức mô hình địa phương 2 cấp thì một số đơn vị dự toán cấp huyện chuyển sang cấp xã quản lý, ví dụ như trường tiểu học, trường trung học cơ sở và một số trung tâm, đơn vị sự nghiệp khác.
Những đơn vị này đang thực hiện theo mô hình đơn vị dự toán độc lập thuộc cấp huyện, vừa là đơn vị dự toán ngân sách nhà nước, vừa là đơn vị sử dụng ngân sách, sẽ được tổ chức thực hiện theo mô hình và quy trình ngân sách như thế nào?
Nữ đại biểu đề nghị Ban soạn thảo làm rõ hơn nội hàm cấp có thẩm quyền giao dự toán ngân sách cho đơn vị dự toán ngân sách các cấp, đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện quy trình ngân sách nhà nước ở các cấp ngân sách phù hợp với yêu cầu sắp xếp đơn vị hành chính, đặc biệt là đơn vị hành chính cấp xã.
Về việc dự thảo Luật bỏ quy định thẩm quyền của Quốc hội trong quyết định chi ngân sách nhà nước, trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề khoa học và công nghệ, đại biểu cho rằng, điều này là không phù hợp.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Thành Nam (Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ). Ảnh: Quốc hội |
Đại biểu Nguyễn Thành Nam (Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ) bày tỏ đồng tình vơi quy định về nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương quy định tại khoản 2 Điều 35 dự thảo Luật.
“Tôi cơ bản đồng tình với phương án 2 là chỉ quy định các nguồn thu phân chia, không quy định cụ thể tỷ lệ phân chia tại dự thảo luật và giao cho Chính phủ xây dựng phương án về tỷ lệ chia, trình Quốc hội xem xét, quyết định, điều chỉnh”, đại biểu nói.
Đối với quy định về thu tiền sử dụng đất, đại biểu ủng hộ chủ trương cần điều tiết nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để góp phần giữ vững vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương. Về lâu dài, cần giảm dần tỷ trọng nguồn thu tiền từ sử dụng đất trong tổng thu ngân sách địa phương, thay vào đó là yêu cầu các địa phương cần có giải pháp quy hoạch và quản lý đất đai một cách bền vững, minh bạch.
Theo đại biểu, trước mắt đối với những địa phương chưa cân đối được ngân sách, đề nghị vẫn giữ nguyên khoản thu từ tiền sử dụng đất là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%.
Tuy nhiên, nội dung này đại biểu Nguyễn Thành Nam đề nghị giao cho Chính phủ quy định chi tiết để phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương sau sắp xếp, sáp nhập trong từng giai đoạn cụ thể để đảm bảo tính linh hoạt, chủ động.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (13/7): Giá dầu thế giới duy trì đà tăng

Đẩy mạnh giám sát, phản biện xã hội, góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh

Bài cuối: Sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Quyết tâm hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31/8/2025

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 13/7: Ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rải rác

U23 Việt Nam chốt danh sách dự giải U23 Đông Nam Á 2025: Quyết định khó khăn và tầm nhìn dài hạn

Nhận định U23 Malaysia vs U23 Philippines: Cuộc đối đầu của những ẩn số
Tin khác

Quyết tâm hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31/8/2025
Sự kiện 13/07/2025 06:28

Kết luận điều tra vụ án khu đất vàng 33 Nguyễn Du, TP.HCM
Sự kiện 12/07/2025 19:33

Định hướng hợp tác Mê Công - Hàn Quốc trong giai đoạn mới
Sự kiện 11/07/2025 21:36

Hợp tác kinh tế là động lực quan trọng cho quan hệ giữa ASEAN với các đối tác
Sự kiện 11/07/2025 21:23

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám định tư pháp, định giá tài sản
Sự kiện 11/07/2025 20:30

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tham dự Đại hội đồng lần thứ 50 của Liên minh Nghị viện Pháp ngữ
Sự kiện 11/07/2025 13:06

TP.HCM tạm dừng tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài
Sự kiện 11/07/2025 11:42

Nỗ lực hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững
Sự kiện 10/07/2025 22:36

Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên và ra mắt Tòa soạn hội tụ
Sự kiện 10/07/2025 20:25

Nắm vững nguyên tắc, luôn sẵn sàng, tận tình hỗ trợ người dân
Sự kiện 10/07/2025 18:02