--> -->

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác tư pháp khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, kết nối trực tuyến đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã trên cả nước.
Thẩm quyền mới của cấp xã trong lĩnh vực tư pháp, hộ tịch Góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại, hiệu lực, hiệu quả

Hướng dẫn thực hiện một số nhiệm vụ cần thiết của công chức tư pháp

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh, việc triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, điều chỉnh địa giới hành chính, mở rộng không gian phát triển của từng địa phương đang đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác tư pháp ở cả cấp tỉnh và cấp xã.

Trong mô hình này, quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp được xác định lại theo hướng tinh gọn, gần dân và sát thực tiễn hơn. Qua thực tiễn, việc thay đổi này cũng phát sinh những vướng mắc trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, trong đó có cấp cơ sở - nơi trực tiếp thực hiện phần lớn thủ tục hành chính liên quan đến người dân và doanh nghiệp.

Thứ trưởng nhấn mạnh, Hội nghị tập huấn được thiết lập điểm cầu đến các Sở Tư pháp và đặc biệt là trực tiếp hơn 3.000 điểm cầu đến cấp xã, với mong muốn bước đầu hướng dẫn trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ cần thiết của công chức tư pháp địa phương tại thời điểm hiện nay, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải quyết tốt hơn công việc của người dân tại cơ sở.

Bộ Tư pháp cũng đã tổng hợp các câu hỏi từ các nguồn kiến nghị, phản ánh khó khăn, vướng mắc do các Sở Tư pháp địa phương gửi về, rà soát, biên tập thành Bộ hỏi đáp theo hướng ngắn gọn, rõ ràng và chính xác, đăng tải lên Cổng Pháp luật quốc gia tại chuyên mục Phân cấp, phân quyền để kịp thời hướng dẫn cho địa phương trong thực hiện nhiệm vụ.

Hội nghị diễn ra trong 1 ngày với 5 chuyên đề cụ thể về: Phân cấp, phân quyền và nhiệm vụ ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của chính quyền địa phương 2 cấp; quy trình ban hành VBQPPL của chính quyền cấp xã; trách nhiệm và nội dung kiểm tra, rà soát VBQPPL, xử lý vi phạm hành chính của chính quyền địa phương 2 cấp; trách nhiệm và quy trình giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch, chứng thực, đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài, kỹ năng sử dụng phần mềm giải quyết hộ tịch, hộ tịch liên thông, lưu trữ hồ sơ; trách nhiệm và quy trình giải quyết thủ tục hành chính, quy trình kiểm tra trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp tại chính quyền địa phương 2 cấp; trách nhiệm và quy trình giải quyết bồi thường nhà nước tại chính quyền địa phương 2 cấp.

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: T.Oanh

Phó Cục trưởng Cục Hành chính tư pháp Nhâm Ngọc Hiển giới thiệu về những điểm mới về phân định thẩm quyền trong lĩnh vực hộ tịch, nêu rõ về thẩm quyền mới của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã, bên cạnh việc đăng ký sự kiện hộ tịch thông thường, UBND cấp xã nay còn thực hiện đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài, bao gồm các trường hợp liên quan đến công dân Việt Nam và người nước ngoài và khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, sử dụng dữ liệu để xác nhận thông tin hộ tịch và các nghiệp vụ liên quan.

Về tình hình triển khai Hệ thống thông tin đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử, từ ngày 1/7/2025, Phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch mới chính thức được vận hành trên toàn quốc theo mô hình 2 cấp với một số nghiệp vụ cốt lõi. Hệ thống đã cung cấp hầu hết các nghiệp vụ hộ tịch cơ bản, đáp ứng nhu cầu đăng ký hộ tịch của người dân.

Giới thiệu về thẩm quyền, trách nhiệm kiểm tra văn bản, ông Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản & Quản lý xử lý vi phạm hành chính cho biết, Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND các cấp, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tự kiểm tra VBQPPL do mình ban hành; chính quyền địa phương cấp trên kiểm tra theo thẩm quyền VBQPPL do chính quyền địa phương cấp dưới ban hành.

Đồng thời, UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt phân công cơ quan, người có trách nhiệm giúp UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt tự kiểm tra văn bản.

Sở Tư pháp, cơ quan được chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt giao, cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác hoặc công chức chuyên môn được UBND cấp xã giao là đầu mối giúp UBND, Chủ tịch UBND cùng cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt tổng hợp, theo dõi, đôn đốc việc tự kiểm tra văn bản…

Quan tâm kiện toàn, bố trí cán bộ

Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi khẳng định, trong bối cảnh tổ chức chính quyền 2 cấp mới chính thức vận hành sẽ xuất hiện những vướng mắc trong quá trình vận hành mô hình mới cũng như ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.

Thứ trưởng đề nghị các đơn vị thuộc Bộ phối hợp với các địa phương kịp thời nắm bắt tình hình, tiếp nhận các phản ánh để tháo gỡ, giải đáp, hướng dẫn các địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ mới về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực tư pháp.

Đồng thời, phối hợp đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tập trung vào các quy định pháp luật về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền, quy trình, thủ tục hành chính cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân để hiểu rõ và thực hiện đúng, đủ, thuận lợi.

Tiếp tục tăng cường quản lý nhà nước trong các lĩnh vực hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng các dịch vụ công; tăng cường công tác phối hợp trong thực hiện công tác kiểm tra đối với hoạt động tư pháp tại địa phương, nhất là lĩnh vực bổ trợ tư pháp.

Thứ trưởng Mai Lương Khôi cũng đề nghị UBND cấp tỉnh quan tâm kiện toàn, bố trí cán bộ trực tiếp làm công tác tư pháp ở cấp tỉnh và cấp xã đủ về số lượng, có phẩm chất, năng lực để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ tư pháp trong giai đoạn mới với số lượng nhiệm vụ được phân cấp, phân quyền rất nhiều và yêu cầu rất cao.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Nhân kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), chiều nay (21/7), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã chủ trì buổi gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ.
Ứng phó bão số 3:  Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Ứng phó bão số 3: Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng như xe buýt, tàu điện trên địa bàn Thành phố đang tích cực triển khai các giải pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời và hiệu quả theo diễn biến thực tế của bão số 3.
Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các phường, xã; các cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.
Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Những ngày tháng Bảy, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các sĩ tử vui mừng, rơi nước mắt, hoặc lặng lẽ suy tư với điểm thi và tính toán đặt nguyện vọng. Bầu không khí ấy khiến không ít người thuộc thế hệ trước lại thấy bồi hồi, xao xuyến khi ký ức về những mùa thi đại học “từ thế kỷ trước” chợt ùa về, nguyên vẹn như chưa từng phai nhạt.
Tháng Công nhân 2025: Khẳng định vai trò tổ chức Công đoàn, lan tỏa tinh thần tiên phong, sáng tạo

Tháng Công nhân 2025: Khẳng định vai trò tổ chức Công đoàn, lan tỏa tinh thần tiên phong, sáng tạo

Kết thúc Tháng Công nhân năm 2025, có 27.075 Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp tổ chức ít nhất một hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025, vượt chỉ tiêu Tổng Liên đoàn giao năm 2025; có 40 địa phương, ngành ghi nhận 100% Công đoàn cơ sở khối hành chính sự nghiệp có hoạt động cụ thể hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025.
Tránh bão cho xe ô tô

Tránh bão cho xe ô tô

Tránh bão cho xe ô tô
Việt Nam nằm trong top 10 thế giới về Chỉ số AI năm 2025

Việt Nam nằm trong top 10 thế giới về Chỉ số AI năm 2025

Việt Nam xếp thứ 6 trong tổng số 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên Bảng Chỉ số AI Thế giới năm 2025, với 59,2 điểm, vượt nhiều nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Đức.

Tin khác

TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ

TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội thảo phản ánh khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật qua thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp và đề xuất phương án xử lý.
31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

Chiều 17/7, tại Hà Nội, Cục Quản lý thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp và Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự” lần thứ nhất.
Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Nhằm đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kỷ niệm, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3036/QĐ-UBND về việc thành lập 6 Tiểu ban giúp việc Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện, hiện đại hóa và đột phá phát triển giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các vướng mắc được phản ánh rất đa dạng, trong nhiều ngành, lĩnh vực, vướng mắc cả trong quy định và thực thi, có trong các văn bản pháp lý khác nhau.
75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

Lực lượng Thanh niên xung phong đã có nhiều đóng góp to lớn, trở thành biểu tượng của tinh thần xung kích, dấn thân vì độc lập dân tộc, xứng đáng là niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam. Ghi nhận những cống hiến đó, ngày 30/6/1995, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 382/TTg lấy ngày 15/7 hằng năm làm Ngày truyền thống của Lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đội viên các thế hệ.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Theo TTXVN, chiều nay (15/7), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, tặng quà thương, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành (phường Ninh Xá, tỉnh Bắc Ninh) nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Đồng chí Bùi Thanh Sơn giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao

Đồng chí Bùi Thanh Sơn giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao

Đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Sau đổi tên, cả nước có 34 Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố

Sau đổi tên, cả nước có 34 Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố

Sau khi thực hiện thay đổi tên gọi của Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực, cả nước có 34 BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH cấp tỉnh). Trụ sở chính của BHXH cấp tỉnh đặt tại Trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Xem thêm
Phiên bản di động