--> -->

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện, hiện đại hóa và đột phá phát triển giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Dự thảo Quy định về đánh giá diện rộng cấp quốc gia chất lượng giáo dục phổ thông Phản biện dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi): Hướng tới đột phá và tự chủ

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh vừa chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì soạn thảo.

Trình bày hồ sơ tại buổi thẩm định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Tiến Thảo cho biết, Luật Giáo dục đại học ban hành năm 2012 và được sửa đổi, bổ sung năm 2018 đã tạo hành lang pháp lý mở rộng quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục đại học từng bước nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng nhu cầu nhân lực của nền kinh tế, thúc đẩy cạnh tranh phát huy nguồn lực xã hội hóa giáo dục.

Tuy nhiên, sau hơn 13 năm thi hành, bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế triển khai thi hành Luật Giáo dục đại học cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc. Trong đó có nguyên nhân từ nhận thức, năng lực tổ chức thực hiện và hạn chế trong khi Luật Giáo dục đại học có nhiều chính sách, quy định mới.

Hệ thống văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học chưa được hoàn thiện đồng bộ, một số nội dung quy định tại Luật còn bất cập, chưa phát huy hết vai trò thực hiện dân chủ của các tổ chức chính trị xã hội, chưa phù hợp với thực tiễn và không theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong bối cảnh mới của đất nước...

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học
Toàn cảnh phiên họp.

Vì vậy, Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện, hiện đại hóa và đột phá phát triển giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao; đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, hội nhập quốc tế; đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật và những nội dung liên quan khác về giáo dục và đào tạo.

Đồng thời, tháo gỡ các điểm nghẽn, bất cập trong quá trình thi hành Luật hiện hành; bổ sung hoàn thiện đầy đủ, đồng bộ và thống nhất hệ thống pháp luật về giáo dục đại học nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, hoàn thiện mô hình quản trị đại học tiên tiến phù hợp với hệ thống chính trị, xã hội, văn hóa và con người Việt Nam.

Dự thảo Luật gồm 9 chương với 51 điều (giảm 22 điều so với Luật hiện hành), hướng tới những điểm đột phá so với Luật hiện hành gồm: Kiến tạo cho các cơ sở giáo dục đại học đột phá, tiên phong trong đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng tính tự chủ, tự quyết của cơ sở giáo dục đại học; đột phá trong quản lý nhà nước và quản trị cấp cơ sở giáo dục đại học; tạo sân chơi cạnh tranh bình đẳng cho các bên liên quan tham gia hoạt động giáo dục đại học...

Trong đó, dự thảo đề xuất các chính sách xác lập vị trí pháp lý của một số cơ sở giáo dục đang hoạt động như một cơ sở giáo dục đại học; hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học, nâng cao năng lực quản trị của các cơ sở giáo dục đại học và hiệu lực quản lý nhà nước, nhằm giải quyết các vấn đề về thực hiện quyền tự chủ của các cơ sở; giải quyết mô hình quản trị đại học hai cấp (có trường đại học thành viên).

Đồng thời, điều chỉnh các nội dung về chương trình đào tạo nhằm phát huy quyền tự chủ đại học và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; yêu cầu về nguồn nhân lực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) và chuyển đổi xanh tới cơ cấu ngành nghề và yêu cầu năng lực của người lao động.

Đa dạng hóa phương thức tổ chức đào tạo, mở rộng cơ hội tiếp cận các trình độ đào tạo của cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người học; quản lý và bảo đảm chất lượng đào tạo theo tất cả hình thức, phương thức đào tạo, gồm cả chính quy và từ xa, liên kết trong nước và quốc tế...

Góp ý tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng thẩm định cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Giáo dục đại học (sửa đổi). Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị Cơ quan soạn thảo nghiên cứu, làm rõ các điều khoản thúc đẩy phát triển giáo dục tư thục; phân biệt cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục có hoạt động đào tạo đại học.

Đồng thời nghiên cứu, bảo đảm thống nhất các nội dung quy định về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo mới ban hành.

Cụ thể hóa quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục đại học; quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học khác; rà soát bảo đảm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các quy định có liên quan...

Kết luận buổi thẩm định, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh nhất trí cao với sự cần thiết ban hành Luật Giáo dục đại học (sửa đổi). Theo Thứ trưởng, dự thảo Luật phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp; cụ thể hóa, quy phạm hóa đầy đủ các nhóm nội dung của các chính sách đã được thông qua.

Nêu rõ dự thảo Luật có liên quan đến rất nhiều luật khác, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo cần rà soát kỹ lưỡng, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, đặc biệt là Luật Giáo dục...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghệ An thông tin về danh tính lái xe gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng tại xã Vạn An

Nghệ An thông tin về danh tính lái xe gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng tại xã Vạn An

Hai ngày qua, việc thông tin danh tính lái xe ô tô khác nhau trong một vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại xã Vạn An (tỉnh Nghệ An) khiến dư luận băn khoăn
NESTGEN 2025 góp phần giúp thế hệ trẻ sẵn sàng cho tương lai

NESTGEN 2025 góp phần giúp thế hệ trẻ sẵn sàng cho tương lai

Với cam kết đồng hành cùng thế hệ trẻ trên con đường sự nghiệp, Nestlé không ngừng đổi mới các chương trình chia sẻ kiến thức, tạo điều kiện để các bạn trẻ tiếp cận tri thức, rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân trong một môi trường chuyên nghiệp, năng động. NESTGEN 2025 là sáng kiến của Nestlé Việt Nam nhằm góp phần kiến tạo một tương lai bền vững, nơi các tài năng trẻ có cơ hội phát triển và tỏa sáng.
Rèn kỹ năng nghề báo qua những điểm dừng mang dấu ấn dân tộc

Rèn kỹ năng nghề báo qua những điểm dừng mang dấu ấn dân tộc

Vừa qua, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức chuyến đi thực tế đến các địa danh lịch sử dọc dải đất miền Trung. Chuyến đi là cơ hội để sinh viên được trải nghiệm thực tế, rèn luyện bản lĩnh nghề báo và kỹ năng tác nghiệp tại hiện trường trong không gian mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa dân tộc.
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I: Đổi mới tư duy, tạo đột phá vì đất nước hùng cường

Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I: Đổi mới tư duy, tạo đột phá vì đất nước hùng cường

Trong hai ngày 15 - 16/7, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã diễn ra trọng thể với sự tham dự của 250 đại biểu, đại diện cho 2.671 đảng viên từ 38 tổ chức đảng trực thuộc. Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong công tác xây dựng Đảng và thực hiện nhiệm vụ chính trị toàn ngành Công Thương.
Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Theo thông tin từ Bảo tàng Hà Nội, hiện Bảo tàng tạm dừng đón khách tham quan từ ngày 15/7 và dự kiến mở cửa lại vào ngày 6/8 tới đây.
Hà Nội dự kiến hỗ trợ 3 triệu đồng/người để chuyển đổi phương tiện

Hà Nội dự kiến hỗ trợ 3 triệu đồng/người để chuyển đổi phương tiện

Theo dự kiến, mức hỗ trợ 3 triệu đồng/xe đối với cá nhân; 4 triệu đồng/xe đối với hộ cận nghèo; 5 triệu đồng/xe đối với hộ nghèo. Mỗi cá nhân được hỗ trợ tối đa 1 xe đến hết năm 2030.
Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số” tại Thủ đô

Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số” tại Thủ đô

Từ yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm, phong trào “Bình dân học vụ số” đang được triển khai mạnh mẽ khắp các địa phương trên cả nước. Tại Hà Nội, phòng trào đã lan tỏa đến từng ngõ, từng nhà với tinh thần cách mạng, toàn dân, toàn diện, “không ai bị bỏ lại phía sau” trong tiến trình chuyển đổi số.

Tin khác

Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các vướng mắc được phản ánh rất đa dạng, trong nhiều ngành, lĩnh vực, vướng mắc cả trong quy định và thực thi, có trong các văn bản pháp lý khác nhau.
75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

Lực lượng Thanh niên xung phong đã có nhiều đóng góp to lớn, trở thành biểu tượng của tinh thần xung kích, dấn thân vì độc lập dân tộc, xứng đáng là niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam. Ghi nhận những cống hiến đó, ngày 30/6/1995, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 382/TTg lấy ngày 15/7 hằng năm làm Ngày truyền thống của Lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đội viên các thế hệ.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Theo TTXVN, chiều nay (15/7), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, tặng quà thương, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành (phường Ninh Xá, tỉnh Bắc Ninh) nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Đồng chí Bùi Thanh Sơn giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao

Đồng chí Bùi Thanh Sơn giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao

Đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Sau đổi tên, cả nước có 34 Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố

Sau đổi tên, cả nước có 34 Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố

Sau khi thực hiện thay đổi tên gọi của Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực, cả nước có 34 BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH cấp tỉnh). Trụ sở chính của BHXH cấp tỉnh đặt tại Trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Xây dựng ngành ngoại giao chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại, nhân văn, hiệu quả

Xây dựng ngành ngoại giao chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại, nhân văn, hiệu quả

Phát biểu chỉ đạo Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, ngày 15/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cơ bản thống nhất với phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ tới đã nêu trong Báo cáo chính trị trình Đại hội, đồng thời gợi mở, phân tích, nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể để các đại biểu tiếp tục nghiên cứu và thảo luận trong Đại hội.
Mãi là tấm gương để các thế hệ thanh niên noi theo

Mãi là tấm gương để các thế hệ thanh niên noi theo

Ngày 15/7, Trung ương Đoàn phối hợp với Trung ương Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Lực lượng Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam (15/7/1950 - 15/7/2025).
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Đại hội Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ I

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Đại hội Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ I

Sáng 15/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
TP.HCM: Tổng kiểm tra toàn diện việc cải tạo, sửa chữa các chung cư

TP.HCM: Tổng kiểm tra toàn diện việc cải tạo, sửa chữa các chung cư

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở ngành và địa phương chấn chỉnh, tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản lý vận hành và nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật về Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) tại một số khu chung cư trên địa bàn Thành phố.
Hoàn thiện Đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026

Hoàn thiện Đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026

6 tháng đầu năm 2025, Chính phủ đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua và cho ý kiến 53 dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết. Trong 6 tháng cuối năm 2025, Chính phủ dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội 49 văn bản.
Xem thêm
Phiên bản di động