Phản biện dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi): Hướng tới đột phá và tự chủ
Tham dự Hội nghị có các chuyên gia, nhà khoa học trong Hội đồng Tư vấn Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; lãnh đạo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), các ban đặc thù của các tổ chức trị - xã hội trực thuộc Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
![]() |
GS.TS Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ và pháp luật Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Thế Quảng. |
Dự thảo Luật gồm 9 chương và dự kiến 50 điều, được xây dựng bám sát chủ trương của Đảng, phù hợp với Hiến pháp, điều ước quốc tế và thực tiễn trong nước; bảo đảm tính kế thừa, phát triển và kiến tạo hành lang pháp lý đổi mới phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN).
Dự thảo Luật GDNN (sửa đổi) quy phạm hóa từ 5 chính sách đã trình Chính phủ gồm: Đổi mới cơ cấu hệ thống GDNN; đổi mới chương trình, tổ chức đào tạo và bảo đảm chất lượng GDNN; đẩy mạnh vai trò của doanh nghiệp và tăng cường hợp tác quốc tế trong GDNN; tăng cường huy động các nguồn lực và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính, tài sản cho GDNN; đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước về GDNN theo hướng minh bạch, hiệu quả.
So với Luật GDNN hiện hành, dự thảo Luật GDNN (sửa đổi) có nhiều nội dung lược bỏ, sửa đổi, hoàn thiện, điều chỉnh, bổ sung…
Theo đó, dự thảo bổ sung: Chương trình trung học nghề tích hợp giữa kiến thức cốt lõi của chương trình Trung học phổ thông và chuyên môn nghề cho đối tượng học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở; trường trung học nghề; công nhận kết quả học tập, năng lực nghề nghiệp đã tích lũy; vai trò của doanh nghiệp…
Dự thảo cắt giảm 32/74 thủ tục hành chính, chiếm 43,24% (cắt giảm điều kiện thành lập tổ chức kiểm định; cắt giảm thủ tục hành chính liên quan đến thành lập phân hiệu, công nhận hội đồng quản trị, đăng ký bổ sung hoạt động GDNN…).
Về phân quyền, phân cấp, dự thảo phân quyền từ Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư, hoạt động GDNN và chính sách GDNN. Phân cấp từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định các vấn đề chuyên môn theo thẩm quyền quản lý nhà nước (quy định việc cấp văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận hoàn thành khóa học; chuẩn chương trình đào tạo; hướng dẫn xây dựng, thẩm định, cập nhật, lựa chọn, sử dụng chương trình, giáo trình; danh mục ngành đào tạo cao đẳng, trung học nghề; thời gian, hình thức, phương thức tổ chức đào tạo và liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo...).
Cơ sở GDNN được tự chủ toàn diện trong hoạt động chuyên môn và quản trị nội bộ; có trách nhiệm giải trình trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, người học và xã hội về tổ chức, quản lý hoạt động và chất lượng đào tạo.
Chuyên gia nhấn mạnh vai trò doanh nghiệp và tự chủ giáo dục
Phát biểu định hướng tại Hội nghị, GS.TS Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ và pháp luật cho rằng, dự thảo Luật GDNN (sửa đổi) liên quan trực tiếp tới những nội dung Nghị quyết được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành, nhất là thể chế hóa nội dung 4 Nghị quyết “trụ cột”: Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Nghị quyết 59-NQ/TW ngày 24/1/2025 của Bộ Chính trị về "Hội nhập quốc tế trong tình hình mới"; Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới; Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
![]() |
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Thế Quảng. |
Nhấn mạnh 4 Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị ban hành trong thời gian gần đây sẽ là những trụ cột để thể chế nền tảng, tạo động lực mạnh mẽ đưa đất nước ta tiến lên trong kỷ nguyên mới, ông Trần Ngọc Đường đề nghị đại biểu cần tập trung thảo luận vào những điểm mới; tinh thần phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà nước trong lĩnh vực GDNN; việc cắt giảm thủ tục hành chính; chương trình giáo dục đào tạo có thực sự tạo được sự liên thông và đáp ứng với yêu cầu thực tế giai đoạn hiện nay chưa?…
Góp ý cho dự thảo Luật GDNN sửa đổi, ông Nguyễn Hồng Sơn, đại diện Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, trong dự thảo lần này, trách nhiệm được giao cho doanh nghiệp trong việc bổ sung nguồn lực đào tạo là khá lớn. Tuy nhiên, nếu không làm rõ và nhấn mạnh nội dung này trong luật, rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu ràng buộc và lãng phí nguồn lực.
Theo ông Sơn, việc huy động doanh nghiệp tham gia vào hoạt động GDNN là xu thế tất yếu, nhưng cần có cơ chế phối hợp rõ ràng, hiệu quả giữa doanh nghiệp và các cơ sở GDNN. Nhà trường và doanh nghiệp phải “bắt tay” thực chất, chia sẻ trách nhiệm trong đào tạo, chứ không nên coi đó là trách nhiệm riêng rẽ của bên nào. Đặc biệt, doanh nghiệp cần thay đổi tư duy, nhận thức rằng chính họ cũng là một chủ thể của hệ thống GDNN, chứ không chỉ đơn thuần là nơi tiếp nhận lao động sau đào tạo. Khi doanh nghiệp coi mình là một “cơ sở giáo dục nghề nghiệp”, họ sẽ thấy rõ hơn vai trò và trách nhiệm trong quá trình đào tạo, từ khâu tuyển sinh đến đào tạo và sử dụng lao động.
![]() |
Ông Nguyễn Xuân Phương, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội Cựu giáo chức Việt Nam phản biện tại Hội nghị. Ảnh: Thế Quảng. |
Đồng quan điểm về nội dung này, ông Nguyễn Xuân Phương, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội Cựu giáo chức Việt Nam cho rằng, hiện nay, Đảng, Nhà nước đã và đang nhấn mạnh tới vai trò của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của nền kinh tế, vì vậy, Điều 5 cần nói rõ hơn nữa tới vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực bởi thực tế, khi doanh nghiệp mở các trường dạy nghề sẽ đáp ứng nhu cầu lao động của chính doanh nghiệp đó và họ có thể tạo ra triển vọng mới trong thị trường lao động thời gian tới.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu tại Hội nghị, ông Trần Ngọc Đường đề nghị Ban Soạn thảo cần tiếp tục chỉnh sửa nội dung dự thảo để tạo chuyển biến mới trong lĩnh vực giáo dục, dự thảo luật phải tạo sự liên kết đối với Hiến pháp và các Luật liên quan tới lĩnh vực giáo dục và khẳng định được tính hợp hiến và hợp pháp của dự thảo Luật.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đề xuất hoàn thiện mô hình tổ chức của 2 hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ

Xử phạt tài xế xe khách vừa lái xe vừa "lướt điện thoại" trên cao tốc

Kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng

Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025 đủ độ tin cậy để các trường đại học sử dụng tuyển sinh

Hà Nội quyết liệt chuyển đổi phương tiện trong vành đai 1, 2, 3 để thiết lập vùng phát thải thấp

Xét xử đối tượng lừa đảo hàng tỷ đồng của 452 bị hại
Tin khác

MTTQ Việt Nam phường Sơn Tây phát huy vai trò trung tâm khối đại đoàn kết
Hoạt động Mặt trận Tổ quốc 15/07/2025 18:49

Tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong của thanh niên Thủ đô
Hoạt động Mặt trận Tổ quốc 14/07/2025 20:20

Sớm hoàn thiện 2 Đề án của tổ chức Công đoàn trình Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội phê duyệt
Hoạt động Mặt trận Tổ quốc 14/07/2025 20:06

Tiếp nhận 82 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát từ ngành Ngân hàng
Hoạt động Mặt trận Tổ quốc 14/07/2025 12:46

Đẩy mạnh giám sát, phản biện xã hội, góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh
Hoạt động Mặt trận Tổ quốc 13/07/2025 07:11

Sớm nghiên cứu, ban hành chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc
Mặt trận Tổ quốc 11/07/2025 17:12

Mặt trận Tổ quốc xã Phù Đổng: Tăng cường giám sát, phản biện xã hội
Hoạt động Mặt trận Tổ quốc 09/07/2025 18:32

Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương nhiệm kỳ 2025 - 2030
Hoạt động Mặt trận Tổ quốc 09/07/2025 16:42

Tháng 5/2026: Tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2026 - 2031
Hoạt động Mặt trận Tổ quốc 09/07/2025 11:50

Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại đầu mối tổ chức thuộc Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Hoạt động Mặt trận Tổ quốc 09/07/2025 11:10