Hà Nội quyết liệt chuyển đổi phương tiện trong vành đai 1, 2, 3 để thiết lập vùng phát thải thấp
Kỳ cuối: Quyết tâm gỡ "nút thắt" chuyển đổi số y tế Chuyển đổi số vì sự hài lòng của người bệnh |
Chiều ngày 15/7, Cổng Thông tin Chính phủ tổ chức Tọa đàm "Quyết liệt bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân Thủ đô". Đáng chú ý, toạ đàm có sự tham gia của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn; Cục trưởng Cục Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) Hoàng Văn Thức; Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam Hoàng Dương Tùng; Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) Nguyễn Văn Sơn.
Ô nhiễm không khí trở thành “mối đe dọa vô hình”
Chia sẻ tại tọa đàm, ông Hoàng Dương Tùng cho rằng, tại Hà Nội, chất lượng môi trường không khí ở trong nội đô bị suy giảm nghiêm trọng trong rất nhiều ngày, nhiều tháng và đặc biệt là từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, là vào mùa đông, chỉ số chất lượng không khí AQI nhiều ngày là ở màu đỏ, màu tím rồi màu nâu. Điều đáng lo ngại là xu thế đó có chiều hướng không giảm mà lại tăng qua nhiều năm.
Theo các chuyên gia, ô nhiễm tác động nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. PGS. TS Nguyễn Văn Sơn lấy ví dụ, nhất là đô thị lớn như Hà Nội, các tác nhân gây ô nhiễm gồm bụi PM2.5, gây tác động lên hệ hô hấp, đặc biệt là gây ra hoặc ảnh hưởng nặng đến người đang mắc các bệnh như bệnh hen cũng như các bệnh đường hô hấp khác, đặc biệt với các đối tượng như trẻ em, người già và phụ nữ mang thai…
Về vấn đề xã hội, nhiều người bị mắc bệnh dẫn đến quá tải bệnh viện, làm suy giảm khả năng lao động, giảm chất lượng cuộc sống. Ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội, các lĩnh vực khác như đầu tư, giáo dục. Có những đợt ô nhiễm nặng nề, học sinh phải nghỉ học.
![]() |
Tọa đàm "Quyết liệt bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân Thủ đô". Ảnh: VGP |
Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn, vấn đề ô nhiễm môi trường hết sức quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, môi trường sống của xã hội. Hiện nay, dân số thành phố Hà Nội khoảng 8,5 triệu người, chưa kể dân số tự do lưu thông trong quá trình phát triển. Thành phố có trên 8 triệu phương tiện, trong đó 1,1 triệu ô tô và khoảng 6,9 triệu xe máy. Riêng trong khu vực vành đai 1 là trung tâm nội đô lịch sử của Thủ đô, số lượng xe máy lên tới 450.000 trong khi dân số ở khu vực này chỉ khoảng 600.000.
Qua các nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Môi trường và các chuyên gia, cũng xác định đối với lượng phương tiện giao thông chạy bằng xăng, dầu; nhất là xe máy là một hợp phần nguyên nhân tạo ra ô nhiễm không khí (chiếm khoảng 60%). Đặc biệt, đối với xe máy, nhiều người sử dụng phương tiện xe máy cá nhân, số liệu tới gần 70% là phương tiện cũ, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kiểm soát khí thải hiện nay vẫn còn hạn chế. Trên thực tế, nhân dân khu vực trong và ngoài nội đô, ngoại tỉnh lân cận đều sử dụng các phương tiện khó kiểm soát liên quan đến xả thải ra môi trường.
“Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành, địa phương về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường vừa được ban hành cũng tương đồng với Luật Thủ đô. Cụ thể trong việc triển khai Điều 28 Luật Thủ đô nêu rõ, Hà Nội phải kiểm soát các vùng phát thải thấp. Để triển khai Luật Thủ đô, Hà Nội cũng đã ban hành các nghị quyết trên cơ sở thiết lập các đề án để quy định các vùng phát thải thấp”, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn nêu rõ.
Hà Nội sẽ chuẩn hóa hệ thống vùng phát thải thấp trong quý III/2025
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn nhấn mạnh, thủ đô Hà Nội trong suốt quá trình, phát triển luôn xác định mục tiêu phấn đấu Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại - Xanh - Thông minh". Quá trình quản lý phát triển xác định các mục tiêu phải bảo đảm "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp".
Quá trình này cũng nhận được sự chỉ đạo của lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo Thành phố xác định đây là mục tiêu rất quan trọng, thiết lập những chương trình, đề án, chuyển hóa thành những quy hoạch để xử lý vấn đề này. Riêng về ô nhiễm môi trường không khí, đây thực sự là vấn đề thách thức vô cùng lớn.
![]() |
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn chia sẻ tại tọa đàm. |
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn chia sẻ, Chỉ thị 20 nêu rất cụ thể đến ngày 1/7/2026 không lưu hành xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xăng dầu) mà chuyển sang sử dụng phương tiện sạch, xanh.
Đến ngày 1/1/2028, trong vành đai 1 không sử dụng mô tô, xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch và hạn chế ô tô trong vành đai 1 và 2. Đến năm 2030, xét các điều kiện này để phát triển tiếp tới vành đai 3.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết chắc chắn phải nghiên cứu một cơ chế chính sách để hỗ trợ chuyển đổi phù hợp nhất nhất cho nhân dân, đặc biệt nhân dân sử dụng phương tiện chạy bằng xăng dầu trong khu vực vành đai trung tâm của Thủ đô...
Đặc biệt kèm theo các vấn đề như lệ phí trước bạ, đăng ký và các vấn đề như giao thông tĩnh. Trong lộ trình này sẽ tăng cường cho khu vực hạn chế xe xăng dầu, ưu đãi cho các xe sử dụng năng lượng xanh, sạch. Luật Thủ đô cũng khuyến khích việc chuyển đổi này, thậm chí các phương tiện xanh, sạch đăng ký thì miễn phí gần như 100% lệ phí trước bạ, đăng ký.
UBND thành phố Hà Nội dự kiến trong tháng 9 sẽ trình Hội đồng nhân dân Thành phố để thiết lập các nghị quyết chuyên đề xử lý các vấn đề theo đúng lộ trình mà Chỉ thị 20 yêu cầu.
Bên cạnh đó, khi chuyển đổi phương tiện, trước mắt trong vành đai 1 với mốc ngày 1/7/2026, những sự hỗ trợ của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt trạm sạc cho các xe sử dụng điện sẽ chuẩn hóa lại quy hoạch và triển khai mạng lưới hạ tầng kỹ thuật này, còn là nhiệm vụ về đầu tư công của Thành phố để kiện toàn trạm sạc phù hợp, song song với việc phải bảo đảm an toàn.
Đồng thời trong vành đai 1 và 2, thành phố Hà Nội phải tổ chức mạng lưới hệ thống giao thông công cộng đa phương thức thích hợp nhất, hiện đại nhất, thông minh nhất. Đây cũng là nội dung của Chỉ thị 20. Hiện nay khu vực vành đai 1 có 45 tuyến xe buýt với 535 xe, trong đó có 11 tuyến xe buýt điện với 126 xe. Hà Nội sẽ cấu trúc lại mạng lưới này; chuyển đổi các hệ thống xe buýt sang năng lượng xanh, sạch, cơ bản cũng là xe điện. Đề án đã ban hành, nghị quyết đang hình thành, lộ trình này sẽ đến năm 2030 Thành phố sẽ chuyển đổi toàn bộ hệ thống xe buýt sang xe buýt điện.
Đối với hệ thống xe buýt này, Hà Nội sẽ cố gắng kết hợp với hệ thống đường sắt đô thị. Hiện nay có tuyến Cát Linh - Hà Đông đi vào trung tâm vành đai 1, tuyến Nhổn - Ga Hà Nội, ngay trong năm 2025 và đến năm 2030, Hà Nội sẽ phải hình thành hoàn chỉnh 3 tuyến đường sắt đô thị (tuyến đường sắt đô thị số 2, số 3, số 5) và tuyến đường sắt đô thị nhánh số 2A…
“Chúng tôi sẽ có lộ trình đồng hành để triển khai, hướng tới văn minh, thông minh đô thị trong sử dụng các phương tiện này. Đối với vành đai 1, trong quá trình phát triển đường sắt đô thị, cấu trúc lại hệ thống xe buýt, chắc chắn sẽ cố gắng nâng tỉ lệ vận tải hành khách công cộng trước mắt cho vành đai 1 lên gấp đôi so với tỉ lệ chung của toàn Thành phố, bảo đảm 40%. Như vậy người dân sử dụng xe máy chuyển đổi trong vành đai 1, kể cả người dân ngoài vành đai 1 tới vành đai 1, phân tán vào hệ thống mạng lưới giao thông của vành đai xuyên tâm là có một mạng lưới để bổ trợ”, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn khẳng định.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn nhấn mạnh, triển khai Luật Thủ đô, cuối năm 2024, thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết quy định vùng phát thải thấp và cũng xác định các quy trình, quy định liên quan tới thiết lập vùng phát thải thấp.
Thời điểm đó liên quan chủ yếu tới một số cơ sở là các quận trước đây thí điểm vùng phát thải thấp như quận Ba Đình, Hoàn Kiếm (cũ). Theo Chỉ thị 20 cũng như Luật Thủ đô, Hà Nội sẽ kiện toàn lại nội dung này.
![]() |
Khí thải từ phương tiện giao thông là nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu. |
Theo lộ trình, vào quý III/2025, thành phố Hà Nội sẽ chuẩn hóa hệ thống vùng phát thải thấp. Theo đó, ban đầu thì phải kiểm soát theo các vành đai: vành đai 1, vành đai 2, vành đai 3.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn lấy ví dụ như vành đai 1, trước đây có 5 quận là Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa và Tây Hồ. Nay đã sắp xếp đơn vị hành chính địa phương 2 cấp thì 5 quận giờ hình thành ra 9 phường.
Tại vành đai này thì quy mô khoảng 31km², chu vi của đường vành đai 1 khoảng cỡ 25 km, dân số khoảng 600.000 người. Chắc chắn đây là một vùng phát thải thấp kiểm soát nghiêm ngặt.
Và sau đó Thành phố sẽ mở rộng ra vành đai 2, vành đai 3, đồng bộ với Chỉ thị 20. Việc xác định vùng phát thải thấp là sẽ quy định đồng bộ các nội dung liên quan tới tác nhân phát thải, đặc biệt là kiểm soát phương tiện giao thông cá nhân toàn diện, toàn bộ để tạo lập một vùng phát thải thấp.
Các nguồn phát thải đều được kiểm soát chặt chẽ, kể cả sản xuất công nghiệp, ngay cả việc đốt rơm, đốt rạ. Trước đây, thành phố Hà Nội còn có tình trạng sử dụng than tổ ong, nay đã xử lý hết 100% than tổ ong. Về ô nhiễm môi trường sinh ra từ rác thải, vệ sinh môi trường, ô nhiễm môi trường từ những chất thải rắn độc hại, ô nhiễm môi trường các dòng sông, ao hồ thì đều là những nguyên nhân sẽ phải xử lý.
Phương tiện giao thông là nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí từ khoảng 54% đến 75% (tính trung bình là khoảng 60%) phải có quy chuẩn, tiêu chuẩn kiểm soát xe cũ, rồi điều kiện phát thải theo từng ngưỡng. Đây là nhiệm vụ cùng với quy chuẩn, tiêu chuẩn, tiêu chí được xác định trong quá trình xây dựng vùng phát thải thấp, chống ô nhiễm.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cũng nhấn mạnh, tình trạng ô nhiễm môi trường với Thủ đô Hà Nội hiện nay trở nên hết sức cấp bách. Vì một môi trường sống xanh sạch, đồng thời để nâng cao chất lượng môi trường sống, đặc biệt là sức khỏe của người dân thì phải chung sức, đồng lòng, đồng tâm, hiệp lực để triển khai.
Chắc chắn trong quá trình này, chính quyền, nhân dân và doanh nghiệp sẽ phải đảm bảo hài hòa lợi ích. Việc kiểm soát ô nhiễm môi trường, đảm bảo chất lượng cuộc sống thì chắc chắn phải làm được, chỉ có điều là triển khai nhanh hay chậm.
"Lần này chúng ta sẽ cố gắng để làm nhanh. Đây là thông điệp mà chính quyền Thủ đô sẽ hết sức cố gắng để đảm bảo triển khai, đặc biệt là triển khai Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ", Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn nói.
Chưa bao giờ vấn đề ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm không khí lại đặt ra những yêu cầu cấp bách, đòi hỏi phải có hành động quyết liệt như hiện nay, nhất là tại Hà Nội - ô nhiễm không khí luôn là vấn đề "nóng". Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội cho biết: 56,1% ô nhiễm không khí tại Hà Nội đến từ khoảng 7 triệu xe máy chưa được kiểm soát khí thải, 800.000 ô tô chạy bằng xăng dầu, cùng với bụi đường do ma sát từ lốp xe…. Bên cạnh đó, ô nhiễm của Hà Nội còn đến từ sản xuất công nghiệp, hoạt động dân sinh, các yếu tố thời tiết, khí hậu… |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Xã Vân Đình: Đẩy mạnh tuyên truyền Đại hội Đảng bộ lần thứ I

8h sáng nay (16/7), chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025

MICE EXPO 2025 quy tụ hơn 800 doanh nghiệp trong, ngoài nước

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/7: Ngày nắng, chiều tối và đêm mưa rào

Đề xuất hoàn thiện mô hình tổ chức của 2 hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ

Xử phạt tài xế xe khách vừa lái xe vừa "lướt điện thoại" trên cao tốc

Kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng
Tin khác

Nhức nhối những thói xấu ăn sâu trong giao thông đô thị
Giao thông 15/07/2025 18:19

AI giám sát giao thông: Hình thành văn hóa giao thông mới cho người dân Thủ đô
Giao thông 15/07/2025 10:23

Transerco: Giữ vững ổn định, tăng tốc chuyển đổi xanh
Giao thông 14/07/2025 17:12

Những tuyến phố nào sẽ cấm xe máy sử dụng nguyên liệu hóa thạch từ 7/2026?
Đề án Hà Nội 14/07/2025 09:44

Hà Nội: Điều chỉnh lộ trình 2 tuyến buýt để thích ứng với tổ chức giao thông mới
Giao thông 12/07/2025 17:35

Xử phạt tài xế xe tải "trèo" qua dải phân cách trên đường Lê Đức Thọ
Giao thông 12/07/2025 15:03

Infographic: 14 lỗi vi phạm giao thông phổ biến ở Hà Nội
Giao thông 11/07/2025 17:22

Tăng cường kiểm soát nồng độ cồn: Cần sự đồng lòng từ cộng đồng
Giao thông 11/07/2025 12:58

Người dân mong Hà Nội sớm thực hiện vé liên thông tàu điện - xe buýt
Giao thông 10/07/2025 20:22

Hà Nội: Chi tiết giá vé liên thông đa phương thức đi xe buýt, tàu điện
Infographic 10/07/2025 19:01