Nhức nhối những thói xấu ăn sâu trong giao thông đô thị
Tìm giải pháp thúc đẩy giao thông Thủ đô Những “nút thắt” trong giao thông đô thị Quyết liệt xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông, đô thị Xe buýt, metro tăng trưởng ấn tượng |
Thói quen xấu cần loại bỏ
“Hà Nội không vội được đâu” - câu nói tưởng như dí dỏm ấy lại đang phản ánh chân thực một nghịch lý buồn: thành phố năng động bậc nhất cả nước nhưng lại thường xuyên rơi vào cảnh ùn tắc, kẹt xe kéo dài. Thế nhưng, ùn tắc không phải là vấn đề duy nhất.
Trên nhiều tuyến phố, người ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh phản cảm: vượt đèn đỏ như thói quen, phóng xe như bay trong ngõ nhỏ, lạng lách giữa dòng người đông nghịt, leo cả lên vỉa hè vốn dành cho người đi bộ… Việc không đội mũ bảo hiểm, đỗ xe bừa bãi, giành đường, chửi bới… cũng xuất hiện thường xuyên đến mức người ta bắt đầu xem đó là chuyện thường ngày ở phố.
Những hành vi nhỏ nhưng kéo dài đủ lâu đã trở thành “thói quen xấu tập thể”, thứ đang âm thầm hủy hoại văn hóa giao thông của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
![]() |
Tại đường Nguyễn Xiển, trong giờ cao điểm buổi sáng hướng lưu thông về trung tâm Thành phố, hình ảnh xe máy "leo vỉa hè" dễ dàng bắt gặp mà không bị xử lý. |
Ghi nhận tại tuyến đường Nguyễn Xiển, một trong những trục chính dẫn vào trung tâm thành phố, vào giờ cao điểm sáng cho thấy, dù tình trạng ùn tắc chỉ xảy ra cục bộ, không quá nghiêm trọng, nhưng nhiều người đi xe máy vẫn không ngần ngại lao lên vỉa hè để tránh kẹt xe. Hàng trăm phương tiện len lỏi qua gốc cây, cột đèn, thậm chí sát vào cửa nhà dân, khiến lối đi bộ vốn đã chật hẹp lại càng thêm hỗn loạn.
Hành vi này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ va chạm mà còn xâm phạm nghiêm trọng không gian dành cho người đi bộ - những đối tượng đáng ra cần được ưu tiên bảo vệ trong đô thị văn minh.
Xây dựng văn hóa giao thông không thể là câu chuyện ngày một, ngày hai. Đó là hành trình dài, đòi hỏi sự kiên trì từ phía cơ quan quản lý, sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật và đặc biệt là sự thay đổi từ mỗi cá nhân khi tham gia giao thông. Khi người dân không còn hành xử theo tâm lý "đám đông", khi luật lệ được tôn trọng như một thói quen sống, thì Hà Nội sẽ không chỉ đẹp hơn trong mắt du khách, mà còn là nơi người dân cảm thấy an toàn, văn minh và tự hào mỗi khi bước ra đường. |
Tại nút giao ngã năm Ô Chợ Dừa, nơi luôn có mặt lực lượng cảnh sát giao thông, tình trạng vượt đèn đỏ vẫn xảy ra như một điều hiển nhiên. Nhiều người thậm chí còn tăng ga “tranh thủ” vài giây đèn đỏ, bất chấp nguy cơ va chạm và sự hiện diện của lực lượng chức năng. Những hành động lặp đi lặp lại đó khiến luật lệ bị xem nhẹ, kỷ cương giao thông trở nên lỏng lẻo ngay giữa trung tâm Thủ đô.
Bên cạnh đó, tình trạng đi sai làn cũng là một vấn đề nhức nhối không kém. Trên tuyến Phạm Văn Đồng, nơi các làn đường đã được tổ chức khá rõ ràng, vẫn có không ít người điều khiển xe máy, ô tô cố tình chuyển làn, chen ngang để rẽ, gây lộn xộn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn. Đặc biệt, tại tuyến Võ Chí Công, trục giao thông lớn kết nối khu vực nội đô với sân bay Nội Bài, cảnh tượng ô tô và xe máy đi sai làn không hề hiếm. Một số tài xế ô tô vừa lái xe vừa “dò đường”, rẽ sai, quay đầu sai quy định, khiến cả dòng xe phía sau bị ùn ứ kéo dài theo dây chuyền.
Những hành vi tưởng chừng nhỏ nhặt, nhưng khi lặp lại mỗi ngày và không được chấn chỉnh, đang âm thầm bào mòn nỗ lực xây dựng văn hóa giao thông văn minh cho Thủ đô. Đây không chỉ là vấn đề ý thức cá nhân mà còn là một thử thách lớn đối với công tác quản lý đô thị, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ và quyết liệt hơn từ cả chính quyền và cộng đồng.
Giao thông góp phần giúp Thủ đô văn minh
Trong nỗ lực xây dựng một đô thị hiện đại, văn minh, Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao văn hóa giao thông. Từ việc đồng bộ hạ tầng, tổ chức lại phương tiện giao thông theo hướng thân thiện, hiệu quả, cho đến đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục ý thức cộng đồng, tất cả đều hướng tới những giá trị cốt lõi của một xã hội văn minh, đó là: chân, thiện, mỹ. Mục tiêu không chỉ là giảm thiểu ùn tắc hay tai nạn, mà còn là gây dựng hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh ngay trong cách hành xử nơi đường phố.
![]() |
Trên nhiều trục giao thông, các phương tiện chỉ tuân thủ biển báo hiệu và đèn tín hiệu khi có bóng dáng của lực lượng chức năng. |
Một dấu mốc quan trọng trong quá trình này là sự ra đời của Nghị định 168/2024/NĐ-CP. Được ví như một liều “vaccine nội sinh” đặc trị những vấn nạn cố hữu của giao thông đô thị, Nghị định 168 không chỉ siết chặt các quy định mà còn góp phần tái định hình thói quen tham gia giao thông của người dân. Những hành vi như lấn làn, vượt đèn đỏ, leo vỉa hè… giờ đây không chỉ bị xử lý nghiêm khắc hơn mà còn được nhìn nhận dưới góc độ văn hóa, trong đó ý thức và sự tôn trọng luật pháp trở thành tiêu chuẩn ứng xử hằng ngày.
Tuy nhiên, thay đổi một thói quen đã ăn sâu trong tâm lý đám đông là điều không dễ. Theo nhà văn Nguyễn Văn Học, người từng đoạt giải Nhì cuộc thi viết “Vì an toàn giao thông Thủ đô”, nhiều hành vi phản cảm như vượt đèn đỏ, lấn làn, leo vỉa hè… đôi khi không xuất phát từ ý đồ vi phạm, mà chỉ đơn giản là tâm lý “thấy người khác đi được thì mình cũng đi theo”. Hiệu ứng đám đông vô tình khiến người tham gia giao thông hành xử thiếu chủ động và kém tỉnh táo.
![]() |
Tuân thủ giao thông góp phần giúp Thủ đô văn minh. |
Thực tế cho thấy, nếu mỗi người tự giác đi đúng làn, tuân thủ tín hiệu đèn và làm theo hướng dẫn của lực lượng chức năng, dòng xe sẽ lưu thông trật tự và hiệu quả hơn nhiều so với cảnh chen lấn, luồn lách. Không chỉ gây rối loạn giao thông, những hành vi tưởng như “vô hại” ấy còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đơn cử như hành vi leo xe lên vỉa hè - một hình ảnh không còn xa lạ trên nhiều tuyến phố không chỉ cướp đi không gian của người đi bộ mà còn gây nguy hiểm trực tiếp. Đối với các loại xe gầm thấp, việc cố leo lên hoặc lao xuống vỉa hè cao có thể dẫn đến ngã, hư hỏng xe, thậm chí tai nạn nghiêm trọng.
Văn hóa giao thông, suy cho cùng, không nằm ở những khẩu hiệu treo trên đường mà thể hiện qua từng hành vi nhỏ nhất của mỗi người. Khi ai cũng biết tôn trọng luật, tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình, Hà Nội sẽ từng bước thoát khỏi cảnh hỗn loạn. Thành phố sẽ trở thành một đô thị văn minh, nơi giao thông không còn là nỗi bức xúc thường trực, mà là thước đo cho một xã hội kỷ cương, trật tự và giàu tính nhân văn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đề xuất hoàn thiện mô hình tổ chức của 2 hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ

Xử phạt tài xế xe khách vừa lái xe vừa "lướt điện thoại" trên cao tốc

Kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng

Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025 đủ độ tin cậy để các trường đại học sử dụng tuyển sinh

Hà Nội quyết liệt chuyển đổi phương tiện trong vành đai 1, 2, 3 để thiết lập vùng phát thải thấp

Xét xử đối tượng lừa đảo hàng tỷ đồng của 452 bị hại
Tin khác

Hà Nội quyết liệt chuyển đổi phương tiện trong vành đai 1, 2, 3 để thiết lập vùng phát thải thấp
Giao thông 15/07/2025 22:15

AI giám sát giao thông: Hình thành văn hóa giao thông mới cho người dân Thủ đô
Giao thông 15/07/2025 10:23

Những tuyến phố nào sẽ cấm xe máy sử dụng nguyên liệu hóa thạch từ 7/2026?
Đề án Hà Nội 14/07/2025 09:44

Hà Nội: Điều chỉnh lộ trình 2 tuyến buýt để thích ứng với tổ chức giao thông mới
Giao thông 12/07/2025 17:35

Xử phạt tài xế xe tải "trèo" qua dải phân cách trên đường Lê Đức Thọ
Giao thông 12/07/2025 15:03

Infographic: 14 lỗi vi phạm giao thông phổ biến ở Hà Nội
Giao thông 11/07/2025 17:22

Tăng cường kiểm soát nồng độ cồn: Cần sự đồng lòng từ cộng đồng
Giao thông 11/07/2025 12:58

Người dân mong Hà Nội sớm thực hiện vé liên thông tàu điện - xe buýt
Giao thông 10/07/2025 20:22

Hà Nội: Chi tiết giá vé liên thông đa phương thức đi xe buýt, tàu điện
Infographic 10/07/2025 19:01

Xe giường nằm cháy rụi trong đêm trên Quốc lộ 1
Giao thông 10/07/2025 10:10